Nguyên nhân về phía khách hàng là hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 60)

2..5.2 .1 Về phía NHNo&PTNT Bến Tre

2.5.3.3 Nguyên nhân về phía khách hàng là hộ sản xuất

Trình độ dân trí cịn hạn chế và thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Khách hàng thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Phần lớn người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, dân trí khơng đồng đều, chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật. Họ thường sản xuất kinh doanh theo thói quen, tập qn cũ. Do đó, sản phẩm làm ra khơng phù hợp với thị trường và không mang lại liệu quả kinh tế cao.

Thêm nữa, đa số những hộ sản xuất thường chạy theo phong trào đổ xô sản xuất kinh doanh vào một lĩnh vực ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, thực tế lại khơng diễn ra như những gì mà họ mong muốn. Đó là do họ chưa tính đến kỷ năng quản lý, kỷ thuật sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu nên thường bị thua lỗ mất vốn, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Thêm nữa, hạn chế về thông tin làm cho hộ sản xuất thiếu sự chủ động trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Họ cũng cần sự tư vấn, giúp đỡ trong việc làm kinh tế và trong việc sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Ý thức trả nợ của hộ sản xuất nhất là nông dân chưa cao. Khách hàng thiếu thông tin về ngân hàng nên nhận thức của khách hàng chưa đúng về NHNo&PTNT Bến Tre. Nhiều khách hàng (hộ sản xuất) cho rằng NHTM chưa phải là ngân hàng kinh doanh vẫn cịn là một ngân hàng chính sách, do đó, khi xãy ra một biến cố dù nhỏ khách hàng có tâm lý trơng chờ Nhà nước xố nợ dẫn đến sự thiếu thiện chí trả nợ dù có khả năng. Điều này góp phần làm phát sinh nợ xấu kéo dài.

Quy trình cung cấp tín dụng cịn phức tạp, rườm rà đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Thủ tục phiền hà, quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, và làm nảy sinh những tệ nạn như cị vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi và khơng đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những tệ nạn này góp phần làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến hộ sản xuất thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng

Mức độ phổ biến công nghệ ngân hàng và viễn thông ở Bến Tre thấp.

Công nghệ ngân hàng, cũng như mạng lưới viễn thông mới chỉ phát triển ở các vùng đơ thị, đơng dân, cịn vùng sâu, vùng xa còn chưa phát triển. Điều này hạn chế đến việc tiếp cận tín dụng của khách hàng nhất là hộ sản xuất và gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nơng thơn cịn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm tín dụng nơng nghiệp cịn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm. Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh, thì khả năng trả nợ ngân hàng của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hoạt động sản suất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu của hộ sản xuất, hoạt động này lại chứa đựng nhiều rủi ro do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó dịch bệnh, sâu bệnh ln diễn ra, thị thường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm thiếu ổn định, một số mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường và giá cả thế giới. Thêm nữa, công tác nghiên cứu, dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực nơng nghiệp cịn yếu dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất. Tất cả những yếu tố đó đã gây khó khăn đối với việc nâng cao chất lượng đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre.

Thiên tai và dịch bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều trường hợp người nông dân nuôi tôm bị dịch bệnh khiến cho họ thiệt hại toàn bộ vốn gốc bỏ ra. Năm 2008, tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng hậu quả lớn bởi cơn bảo số 9. Bão đã tàn phá và gây thiệt hại tài sản trên 3.000 tỷ, trong đó lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn thiệt hại 1.800 tỷ đồng. Thiệt hại nặng nề về mùa màng đã ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ vay ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm nợ xấu năm 2008 của NHNo&PTNT Bến Tre cao

Thu nhập hộ sản xuất thường không cao và chủ yếu cho vay khơng có tài sản đảm bảo

Hộ sản xuất thường có thu nhập thấp và khơng ổn định. Việc xử lý quyền sử dụng đất của hộ sản xuất cịn có những bất cập. Chính phủ đã đưa ra Quyết định 67, trong đó quy định ngân hàng cho hộ sản xuất vay 30 triệu trở xuống là không cần tài sản đảm bảo. Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 881/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 16/07/2010 về việc ban hành quy định thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp-nơng thơn trong đó quy định ngân hàng cho hộ sản xuất vay 50 triệu trở xuống là không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên để được vay vốn theo chính sách nảy đối với hộ sản xuất không dễ và mức vay này không đủ để thúc đẩy việc mở rộng sản suất của các hộ gia đình

để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn. Trong khi đó, cho vay các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ sản xuất ở nông thôn là rủi ro cao.

Chính sách hạn điền hiện nay cũng khó để tăng cường khả năng tích tụ ruộng đất để mở rộng qui mô chun canh vật ni, cây trồng theo mơ hình các trang trại lớn như các nước phát triển khác. Điều này cũng hạn chế nhất định nhu cầu vay vốn lớn để phát triển, tạo gia sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Kết quả phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trong thời gian qua của chi nhánh và qua điều tra khảo sát đã chỉ ra rằng tất cả những yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó là khơng giống nhau. Các yếu tố như đặc điểm của sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tại, dịch họa, mơi trường chính trị-luật pháp thể hiện qua những chính sách can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đội ngũ cán bộ tín dụng, chính sách tín dụng và cơ cấu tín dụng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bến Tre.

Kết luận chương2: Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre trên quan điểm của ngân hàng và cuả khách hàng, bên cạnh đó trong chương này chúng ta đã xác định được những yếu tố /nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cụ thể là chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh. Bến Tre là tỉnh nông nghiệp và khách hàng chủ yếu từ khu vực nông nghiệp-nông thôn, đa số là khách hàng hộ sản xuất. Trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bến Tre, lĩnh vực tín dụng đem lại lợi nhuận trên 95%. Tuy nhiên, tín dụng cũng là lĩnh vực nhiều rủi ro nhất, đặc biệt trong lĩnh vực nơng nghiệp-nơng thơn. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng của khách hàng (hộ sản xuất) tại NHNo&PTNT Bến Tre cần phải được toàn thể cán bộ nhân viên nhận thức một cách đầy đủ. Việc xác định chính xác các yếu tố (nguyên nhân) dẫn đến rủi ro tín dụng là rất quan trọng, làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của NHNo&PTNT Bến Tre.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN TỈNH BẾN TRE

3.1 Định hƣớng phát triển NHNo&PTNT Bến Tre giai đoạn 2011-2015. 3.1.1 Mục tiêu và phƣơng châm phát triển.

Mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT Bến Tre là tiếp tục giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trị cung cấp tài chính, tín dụng cho khu vực nơng nghiệp-nơng thơn; giữ vững là ngân hàng thương mại hàng đầu ở tỉnh, phát triển thành chi nhánh mạnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tiếp tục phát triển kinh doanh một cách bền vững theo phương châm “tăng trưởng, an toàn và hiệu quả”. Kêt hợp tốt nhiệm vụ kinh doanh và góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre.

NHNo&PTNT Bến Tre sẽ tiếp tục giữ vững là ngân hàng số một ở tỉnh. Ngoài việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, chi nhánh tiếp tục coi tín dụng là lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất. Một mặt, chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh. Mặt khác, chi nhánh thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ đạo của cấp trên nhằm hỗ trợ đắc lực cho chủ trương ưu tiên phát triển nơng nghiệp-nơng thơn của Chính phủ. Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của chi nhánh trong tương lai.

3.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản.

 Nguồn vốn tăng trưởng hàng năm từ 12% đến 15%.

 Dư nợ tăng trưởng hàng năm từ 12% đến 20%.

 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 40%.

 Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

 Tỷ lệ thu dịch vụ hàng năm tăng từ 10% đến 15%.

 Đảm bảo tiền lương, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào theo chỉ tiêu giao của NHNo Việt Nam.

3.1.3 Định hƣớng về thay đổi cơ cấu đầu tƣ.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Uỷ Ban Nhân dân tỉnh về việc nâng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, NHNo&PTNT Bến Tre hướng đầu tư theo cơ cấu sau:

Tăng tỷ trọng đầu tư ngành công nghiệp xây dựng từ 6% năm 2010 lên 11% năm 2015.

Giảm tỷ trọng đầu tư ngành nông nghiệp từ 60% năm 2010 còn 50% năm 2015.

Giảm tỷ trọng đầu tư kinh tế hộ từ 88% năm 2010 xuống còn 85% năm 2015. Tăng tỷ trọng đầu tư doanh nghiệp từ 12% năm 2010 lên 15% năm 2015.

3.1.4 Định hƣớng về thị trƣờng và khách hàng.

Tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị, giữ vững thị phần kinh doanh tại địa bàn nơng thơn, đẩy mạnh phát triển tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, các nhà máy xí nghiệp tại khu cơng nghiệp Giao Long, An Hiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, đầu tư vào khu dân cư phục vụ đơ thị hóa thành phố Bến Tre và phát triển đô thị tỉnh Bến Tre từ năm 2010 đến năm 2020, tăng dần thị phần huy động vốn, cấp tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng

Nghiên cứu hình thức tun truyền tiếp thị phù hợp với đặc điểm của khách hàng và dân cư trên địa bàn để quảng bá sâu rộng, có hiệu quả thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là chất lượng tín dụng của hộ sản xuất, NHNo&PTNT Bến Tre cần thực hiện nhiều giải pháp khác nhau

3.2.1 Những giải pháp đề xuất đối với NHNo&PTNT Bến Tre nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh.

Cải tiến chính sách tín dụng và xây dựng cơ cấu tín dụng thích hợp.

NHNo&PTNT Bến Tre cần xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp nhằm góp phần giảm rủi ro khơng thu hồi được nợ. Một cơ cấu tín dụng cân đối, khơng q tập trung vào một lĩnh vực (hay một loại sản phẩm) sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Căn cứ vào thực tế các ngành nghề sản xuất kinh doanh ở Bến Tre, chi nhánh sẽ đánh giá và phân loại các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Trong đó, xác định rõ những lĩnh vực kinh doanh có nhiều triển vọng, những lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đánh giá và phân loại sẽ được điều chỉnh hàng năm để cung cấp cơ sở cho hoạt động tín dụng. Trên cơ sở kết quả dự báo triển vọng của mỗi lĩnh vực kinh doanh và kết quả đánh giá, phân loại, chi nhánh sẽ đưa ra chính sách tín dụng trong mỗi thời kỳ nhất định.

Chi nhánh sẽ xây dựng một danh mục tín dụng thích hợp theo lĩnh vực kinh doanh, theo cơ cấu khách hàng, đưa ra giới hạn tối đa về dư nợ của mỗi lĩnh vực và đảm bảo rằng không quá tập trung vào một lĩnh vực hay một nhóm khách hàng cụ thể. Cơ cấu danh mục tín dụng sẽ là cơ sở để thực hiện các hoạt động cho vay của chi nhánh.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại NHNo&PTNT Bến Tre được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn cịn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện nghiêm túc ở các giai đoạn sau:

 Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng.

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng của khách hàng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Cán bộ tín dụng

cần phải khai thác, tận dụng toàn bộ nguồn thơng tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay.

Vì nguồn thơng tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai, nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thơng tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế, chính quyền địa phương…) và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thơng tin.

 Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ.

Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì người vay sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính của khách hàng, tức là khả năng sinh lời của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)