Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 31 - 45)

Trong quý I vừa qua các NĐTNN mua thuần (mua - bán) tổng cộng trên 130 triệu USD giá trị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ; 230 triệu USD giá trị trái phiếu ở sàn HOSE. Ngoài ra các NĐTNN cũng đã tiến hành khá nhiều vụ M&A (mua bán và sáp nhập), nổi bật nhất là các thương vụ mua lại một tỷ lệ rất lớn cổ phần của một số Công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ để trở thành các cổ đông lớn của các công ty này.

Như vậy trong quý I, giá trị giao dịch mua của khối NĐTNN đối với trái phiếu đã nhiều gần gấp đôi so với cổ phiếu, cho thấy chiến lược trong quý I của khối này đã chuyển dịch dần sang những khoản thu nhập ổn định nhưng chắc chắn thay vì đầu tư vào cổ phiếu(có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng lại rủi ro hơn), mặc dù giá của hầu hết các cổ phiếu đã giảm khá nhiều trong thời gian vừa qua.

Các sự kiện chính sau đây đã tác động đến chiến lược như trên của họ: - TTCK thế giới sụt giảm khá mạnh

- Tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm trong suốt quý I

- Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu không ổn định. Cũng cần phải lưu ý rằng thị trường trái phiếu của Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhỏ và tính thanh khoản chưa cao nên chắc chắn những NĐTNN tham gia mua trái phiếu trong thời gian vừa qua đã phải cân nhắc đến việc nắm giữ dài hạn hơn. Gần đây ông Dominic Scriven, giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital cũng khuyên các NĐT nên tập trung nhiều hơn cho thị trường trái phiếu.

Việc tiến hành khá nhiều vụ M&A đồng thời giảm việc giải ngân ở trên thị trường niêm yết trong thời gian vừa qua cho thấy NĐTNN đã dịch chuyển dần sang những

doanh nghiệp. Đặc biệt đó là việc Tổ hợp đầu tư Franklin Templeton đã công bố việc mua 49% cổ phần của Công ty Quản lý quỹ Vietcombank, Morgan Stanley (Singapore) mua lại gần 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt,.… Những hành động cụ thể này của các NĐTNN chứng tỏ sự quyết tâm và mong muốn được gia nhập và kinh doanh lâu dài ở Việt Nam của họ song đồng thời cũng tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các tổ chức trong nước trong khi kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ và đặc biệt là quy mô vốn của NĐTNN có sự chênh lệch khá lớn so với chúng ta.

Trong những ngày cuối quý I, đã xảy ra hiện tượng tỷ giá VND/USD tăng khá mạnh. Nếu điều này tiếp tục diễn ra (lý do thông thường nhất là do sự thiếu hụt USD trên thị trường) đồng thời những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng GDP chậm lại,.. không được cải thiện trong thời gian tới thì có lẽ việc giải ngân vào trái phiếu cũng như cổ phiếu của NĐTNN sẽ không còn mạnh mẽ như trong thời gian qua nữa. Hơn thế nữa với những khó khăn của thị trường tài chính trên thế giới sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa(theo các bản báo cáo của IMF, WB), việc giải ngân trên thị trường niêm yết của khối NĐTNN cũng sẽ giảm và nghiêng về xu hướng đầu tư thận trọng hơn như việc tham gia làm cổ đông chiến lược. Đặc biệt với sự xuất hiện và tham gia sâu của các định chế tài chính lớn ở Việt Nam, họ sẽ tập trung nguồn lực cho những đợt IPO của các tổng công ty và các tập đoàn trong thời gian tới.

Việc ổn định lại các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như việc nhất quán và rõ ràng trong chính sách như tiến độ CPH và lộ trình IPO các doanh nghiệp lớn,.. của Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Nước ngoài trong thời gian tới(xem thêm phần CPH và tiến trình IPO).

Ngoài ra việc sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) cũng sẽ tác động tới giao dịch của NĐTNN.

2.3. Dự báo xu hướng thị trường trong thời gian tới

Theo hướng phân tích TTCK VN sẽ bị tác động bởi ba nhóm các yếu tố bao gồm: - Nhóm các yếu tố liên quan đến nền kinh tế và TTCK trên thế giới (nhóm I);

- Nhóm các yếu tố liên quan đến nội tại của nền kinh tế Việt Nam (nhóm II); - Nhóm các yếu tố liên quan đến nội tại của TTCK (nhóm III).

Tác động của nhóm I tới nền kinh tế và TTCK VN:

Trong giai đoạn vừa qua mối liên hệ giữa TTCK VN và TTCK TG là chưa rõ rệt. Tuy nhiên giờ đây một bộ phận lớn các NĐT trong nước đã quan tâm hơn tới TTCK TG

đồng thời là việc tham gia với quy mô và mức độ ngày một lớn hơn của các NĐTNN vào TTCK VN cũng như việc nền kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu hơn và chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi nền kinh tế thế giới nên trong thời gian sắp tới mối liên hệ này sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Dự báo của WB, IMF thì nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, sẽ tiếp tục gặp khó khăn hơn trong quý II với các vấn đề như lạm phát tăng cao, tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khủng hoảng tín dụng,.. và vì vậy TTCK TG sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Như vậy các yếu tố trong nhóm I một cách trực tiếp và gián tiếp sẽ gây nhiều khó khăn tới nền kinh tế và TTCK VN cụ thể là các yếu tố như xuất khẩu gặp khó khăn, giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không tăng trưởng được như mong đợi.

Tác động của nhóm II tới TTCK VN:

Ở trên chúng ta thấy rằng các yếu tố ở nhóm I sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế VN, tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế còn được gia tăng đáng kể vì chính những yếu tố nội tại của nền kinh tế của chúng ta. Cụ thể đó là các vấn đề về lạm phát, hiệu quả sản xuất kém, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, nhập siêu quá lớn, mất cân đối trong cơ cấu tín dụng, bong bóng Bất động sản, mất cân đối trong cơ cấu dòng vốn FDI, cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ và năng suất của người lao động chưa cao, các yếu tố đầu vào tăng mạnh, thất thoát trong đầu tư công,.. Đó là những yếu tố khó thay đổi ngay được trong một thời gian ngắn (các yếu tố này tác động ngược trở lại làm cho lạm phát tăng cao hơn). Chính phủ hiện nay đang rất nỗ lực để khống chế và tiến tới việc giảm lạm phát xuống bằng chính sách thắt chặt tiền tệ khá quyết liệt trong đó điểm nổi bật nhất trong thời gian tới chính là việc hạn chế tối đa tăng trưởng tín dụng và đồng thời là việc rút dần hơn 52 nghìn tỷ tiền gửi của kho bạc nhà nước tại các NHTM về NHNN, dừng cấp vốn tiếp cho các dự án đầu tư công kém hiệu quả… Sự tác động của các yếu tố “tiêu cực” như trên trong dài hạn của nền kinh tế và “tích cực” của các chính sách của Chính phủ sẽ khiến cho việc dự báo tình hình lạm phát trong quý II trở nên khó hơn. Tuy nhiên theo đánh giá trong quý II tình hình về biến động giá cả hàng hóa sẽ có những dấu hiệu bước đầu lạc quan hơn.

Trong quý I/2008, vấn đề lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ chưa ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nên kết quả kinh doanh trong quý I sẽ chưa bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên sang quý II thì các yếu tố ở nhóm II chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn rất lớn đối với tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tôi dự báo rằng kết quả kinh doanh trong quý II của các doanh nghiệp sẽ

bị ảnh hưởng đáng kể. Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng tác động mạnh đến nguồn vốn đối ứng dành cho TTCK. Sự khó khăn trong việc thu xếp vốn dành cho TTCK của NĐT ảnh hưởng rõ nét trong quý II. Chính vì vậy động lực đi lên của TTCK sẽ bị yếu đi một cách rõ rệt.

Tác động của nhóm III tới TTCK:

Chắc chắn rằng Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện và đưa ra các chính sách nhằm ổn định TTCK đồng thời góp phần vào ổn định vĩ mô nền kinh tế. Với những tiền lệ trong hơn 7 năm qua, sức mạnh các chính sách của Chính phủ hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự suy giảm mạnh (nếu có) của TTCK. Với những khó khăn của nền kinh tế, TTCK VN cũng như của TTCK TG quá trình Cổ phần hóa và tiến trình IPO sẽ bị chậm lại. Nhiều khả năng trong quý II sẽ rất hạn chế những đợt IPO các doanh nghiệp lớn. Giao dịch của NĐTNN sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động M&A và giảm việc mua trái phiếu vì USD tăng giá so với VND.

Trong ba năm tới, ảnh hưởng bởi quá trình CPH và cách thức tiến hành IPO của các doanh nghiệp lớn tới TTCK là rất lớn. Chúng ta sẽ đưa ra hai giả định chính sau đây:

Giả định 1: Sẽ tiếp tục cách thức CPH và IPO như trong thời gian vừa qua đồng thời

đẩy nhanh tiến độ CPH để kịp hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2010.

Trong trường hợp này nhiều khả năng TTCK sẽ tiếp tục có điều chỉnh giảm trong suốt thời gian này. Khi đó mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch đầu tư mang tính phòng thủ và dài hơi hơn.

Giả định 2: Chính phủ sẽ điều chỉnh cách thức CPH và IPO

Trong trường hợp này làm cho TTCK VN sẽ phát triển ổn định và trở nên hấp dẫn hơn nhiều, đặc biệt là đối với các tổ chức lớn nước ngoài. Nếu tận dụng tốt, chúng ta sẽ có thể tận dụng được cơ hội hợp tác và nắm bắt công nghệ trong quản lý, sản xuất để có những doanh nghiệp thực sự lớn mạnh trong một tương lai không xa.

Với sự ảnh hưởng của quá trình CPH và IPO như vậy TTCK sẽ khó có khả năng bùng nổ mạnh như trong giai đoạn cuối năm 2006, đầu năm 2007 do có sự chênh lệch nhất định đối với yếu tố cung – cầu. Những cơ hội trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện nhiều và rõ ràng như trong giai đoạn trước đó nữa. Chiến lược trong giai đoạn này, Nhà đầu tư nên thu xếp nguồn vốn để tận dụng những cơ hội sở hữu cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn còn chưa tiến hành CPH và IPO. Đây thực sự là giai đoạn tích lũy đồng thời cũng là một cơ hội rất tốt cho việc sở hữu các cổ phiếu tiềm năng!

Tuy nhiên một điều đáng lo ngại rằng một lượng vốn không nhỏ với mục đích đầu cơ vào TTCK trong thời gian qua của NĐTNN có thể sẽ được rút ra trong thời gian tới. Ngoài ra vì nguồn vốn đối ứng của TTCK hiện nay không còn dồi dào cộng thêm với một lượng lớn cổ phiếu được tích lũy trong suốt giai đoạn suy giảm của quý I, việc đi lên của TTCK sẽ gặp rất nhiều cản trở.

Từ sự tác động của ba nhóm các yếu tố nói trên, có thể thấy các yếu tố ủng hộ việc đi lên mạnh mẽ của TTCK là chưa có. Nhưng với sự hỗ trợ mang tính kỹ thuật của các chính sách thì TTCK cũng khó có khả năng giảm mạnh thêm.

Dự báo VN-Index trong quý II sẽ dao động quanh mức 570 điểm.

CHƯƠNG III :

Giải pháp khắc phục tình hình

thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

3.1. Giải pháp khắc phục tình hình TTCK 3.1.1. Đối với việc phát triển nền kinh tế Kiểm soát lạm phát

Bài toán tăng trưởng dựa vào đầu tư của Việt Nam đã đưa tới hậu quả tất yếu là lạm phát. Về trước mắt, NHNN nên tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ linh hoạt, ngân hàng cần thu hồi các dòng vốn chảy vào, đồng thời bán các công cụ nợ bằng tiền Đồng để giảm lượng tiền trong lưu thông tuy nhiên vẫn đảm bảo hỗ trợ tiếp cận vốn một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trọng điểm. Bên cạnh kiểm soát tốt các dòng vốn, Việt Nam cần sàng lọc các dự án đầu tư công chọn ra các dự án tạo ra tăng trưởng sản lượng cao nhất cho mỗi đơn vị vốn đầu tư. Hạn chế sự tăng trưởng quá nóng hoạt động tín dụng để hạn chế cung tiền cũng là biện pháp cần làm trước mắt để kiểm soát cung tiền.

Giảm bong bóng Bất động sản

Một là, giảm bong bóng Bất động sản một cách từ từ bằng cách nâng cao kiểm soát chất lượng tín dụng ngân hàng cho khu vực bất động sản để tránh tình trạng sụp đổ dây

Hai là, minh bạch hóa thị trường Bất động sản cùng với việc cải cách triệt để về quy hoạch vùng và các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất cũng là những yêu cầu để phát triển thị trường Bất động sản ổn định.

Chính phủ nên xem xét đánh thuế Bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, kiếm lời bất chính.

Ba là, đồng thời thúc đẩy nguồn cung thông qua các dự án có chất lượng và được kiểm soát chặt chẽ với sự tham gian của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng cho người dân có thu nhập trung bình, thấp nhưng phải đảm bảo Bất động sản tới được với người có nhu cầu thực sự.

Hạn chế thâm hụt Ngân sách

Một là, để giảm nhập siêu, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu, kiểm soát điều hành nhập khẩu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời hạn chế các mặt hàng nhập khẩu cho tiêu dùng có tính chất xa xỉ, không cần thiết; hạn chế nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước sản xuất được; nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Hai là, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, nội địa hoá hàng xuất khẩu để giảm dần tiến tới thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, một biện pháp khác cần xem xét là xây dựng rào cản kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường, phù hợp với các quy định trong khuôn khổ WTO, trước hết là đối với các mặt hàng có kim ngạch NK lớn, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và sức khoẻ cộng đồng.

Ba là, Chính phủ cũng nên áp dụng các biện pháp kiểm soát chi tiêu, áp dụng chi tiêu thắt chặt và hạn chế vay nợ nước ngoài bù đắp cho thâm hụt ngân sách.

Tăng dữ trữ ngoại hối

Một là, Chính phủ nên xem xét các biện pháp tăng cường dự trữ ngoại hối trong thời điểm trước mắt để hạn chế những cú sốc bất thường về tỷ giá. Những nguy cơ bị tấn công tiền tệ như đã từng diễn ra trước đây tại Thái Lan, Malaysia, … trong cuộc khủng hoảng tài chính theo đánh giá của chúng tôi là đã bắt đầu hiện hữu trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Do đó, cần đa dạng hóa rổ tiền tệ cũng là biện pháp cần xem xét để hạn chế sự mất giá của đồng USD.

Hai là, về nguyên nhân sâu xa, chúng tôi cho rằng thâm hụt thương mại lớn sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Chính phủ cũng nên xem xét các giải pháp toàn diện và bền vững nhằm cải thiện các yếu tố trong cán cân thanh toán.

Đảm bảo nguồn vốn FDI

Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn FDI và việc chậm trễ trong tiến độ giải ngân chỉ được cải thiện khi các điều kiện sau phải được cải tiến đáng kể:

Cần cải thiện các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, tình trạng cung cấp điện năng,

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w