Tác động tới TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 25 - 26)

Trong suốt một thời gian dài vừa qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và lượng khách du lịch cũng tăng khá mạnh. Chính vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm Bất động sản như văn phòng, căn hộ và khách sạn đồng loạt tăng. Do vậy có thể thấy lĩnh vực Bất động sản trong thời gian vừa qua thực sự mang lại siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Dự tính tình trạng mất cân đối cung – cầu trong lĩnh vực Bất động sản sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Việc dòng vốn FDI tập trung vào một lĩnh vực sinh lời cao như vậy cũng là điều khá dễ hiểu.

Vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất khiêm tốn như vậy thể hiện ở nhiều nguyên nhân cơ bản. Đầu tiên chúng ta đang xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng. Sau đó là điều kiện để phát triển công nghiệp và sản xuất là cơ sở hạ tầng, năng lượng đến nay hầu như chưa được cải thiện một cách đáng kể làm cho tiến độ và chi phí tăng lên rất cao.

Tốc độ giải ngân vốn FDI trong quý I khá khiêm tốn. Điều này một mặt được giải thích bởi các lý do như trên, mặt khác theo cục đầu tư nước ngoài thì các vấn đề về đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những lý do hoàn toàn mang tính chủ quan của chúng ta. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện vốn đầu tư ở 140 doanh nghiệp FDI, có 20% doanh nghiệp cho là do phía Việt Nam thay đổi chính sách, 17% cho là khó khăn về giải quyết thủ tục đầu tư, 15% cho là do những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty mẹ và 17% cho là do môi trường đầu tư không thuận lợi như dự đoán ban đầu.

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn cũng như đảm bảo ổn định vĩ mô trong trước mắt. Tình thế hiện nay của Việt Nam khiến cho những lo ngại về khả năng Việt Nam bị tấn công về tiền tệ và rủi ro hệ thống ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy Việt Nam đang bị vướng vào vòng xoáy tăng trưởng nóng - lạm phát, lãi suất – thâm hụt thương mại - tỷ giá, dự trữ ngoại hối - hiệu quả sức sản xuất xã hội mà thực tế không dễ giải quyết và đòi hỏi những quyết sách có tầm chiến lược cao, nhanh nhạy và linh hoạt.

Tuy bên cạnh rất nhiều thách thức, vẫn còn những cơ hội đầu tư tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực có mà thị trường 85 triệu dân Việt Nam đang mong chờ nhưng chưa

được đáp ứng như nhà ở cho người có thu nhập trung bình, giáo dục chất lượng cao, dạy nghề & đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, các dự án thành phố vệ tinh nhằm giải tỏa sức ép cho Hà Nội, Sài Gòn, nâng cấp nền công nghiệp phụ trợ dựa trên chuỗi phân công lao động toàn cầu, y tế & dịch vụ nghỉ dưỡng, vật liệu mới, công nghệ sinh học… Đây sẽ là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển đi cùng với giải quyết được các yêu cầu của tăng trưởng vững bền.

Nằm trong bức tranh chung, TTCK chịu tác động nhiều mặt từ nền kinh tế vĩ mô. Rủi ro hệ thống luôn là rủi ro trọng yếu trong phân tích top-down đang được sử dụng rộng rãi. Trong ngắn hạn, TTCK có thể diễn biến bất thường nhưng về dài hạn luôn phản ánh bối cảnh của nền kinh tế. Sau hàng loạt các cảnh báo từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF, Credit Suisse …, chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều tổ chức cân nhắc lại kế hoạch giải ngân vào TTCK. Dòng vốn FII có thể có những biến động bất thường và tâm lý của đa phần các nhà đầu tư có tổ chức là quan sát cho tới khi có những tín hiệu tích cực từ giải pháp của Chính phủ và của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w