Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

- Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như: Bộ luật Dân sự, bộ luật Thương mại, luật Ngân hàng Nhà nước, luật Các tổ chức tín dụng… Tuy nhiên vẫn còn quá chung chung, sau khi văn bản luật có hiệu lực cũng không có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhiều lĩnh vực chưa được sửa đổi, có văn bản phải sửa đổi và bổ sung nhiều lần, không có tính ổn định nên việc thực thi và áp dụng là rất khó. Thực tế là các văn bản luật liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, đặc biệt là hoạt động nhờ thu và chuyển tiền còn nhiều vướng mắc…Chính vì vậy, dù luật được ban hành nhưng phần qui định về thanh toán không dùng tiền mặt, thể thức thanh toán phổ biến, chiếm đa số trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn dậm chân tại chỗ, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tài chính. Để tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực trong đó có hoạt động thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt, Nhà nước cần: Xử lý các văn bản pháp lý, các đạo luật đồng bộ. Bên cạnh, hoàn thiện những chính sách hiện hành, nghiên cứu cho ra đời những văn bản mới về lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán…

- Cần có các biện pháp xử lý mạnh đối với những hành vi vi phạm pháp

Về vấn đề an toàn, bảo mật, hiện nay rất nhiều người còn e dè chưa giám sử dụng các hình thứ TTKDTM vì vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. Nhà nước nên coi các hành vi trộm cắp các thông tin về tài khoản, mã số …là hành vi vi phạm pháp luật và có khung hình phạt thích đáng. Đồng thời các ngân hàng phải phối hợp tìm giải pháp

bảo mật thông tin cho khách hàng. Phải để khách hàng thấy rằng gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và kinh tế hơn là cất trong két sắt. Điều đó còn có lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- Hoàn thịên và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Cần tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước

NHNN cần sớm ban hành những văn bản pháp qui qui định quyền hạn, trách nhiệm của NH cũng như của doanh nghiệp trong các giao dịch liên quan đến ngoại hối.

Ngoài việc thắt chặt quản lý ngoại hối, ngân hàng Nhà nước cần có qui định rõ ràng hơn đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc xin mua ngoại tệ để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán quốc tế.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa ban thanh tra của ngân hàng Nhà nước với bộ máy kiểm tra giám sát của các ngân hàng thương mại để nhanh chóng phát hiện những vướng mắc, những sai lầm, vi phạm để kịp thời xử lý.

3.3.3 Đối với khách hàng

Thanh toán không dùng tiền mặt là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Sự rủi ro không đơn giản ở sự tách biệt về vị trí địa lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu mà nhiều khi rủi ro xuất phát từ chính những khách hàng yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán. Để hạn chế điều này, các khách hàng phải không ngừng hoàn thiện mình nhất là trong điều kiện phát triển của các công cụ thanh toán như hiện nay.

Trong giao dịch của mình, khách hàng nên thực hiện một cách nhanh nhất và tốt nhất những nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Trong trường hợp có những thông tin thiếu chính xác khách hàng nên cẩn trọng xem xét và phản hồi lại cho ngân hàng để ban lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời.

Khách hàng nên thận trọng lựa chọn đối tác. Bởi vì, dù thanh toán theo phương thức nào thì việc trả tiền cũng phụ thuộc vào thiện chí của người mua, uy tín cũng như mối quan hệ giữa hai bên.

KẾT LUẬN

Có thể nói, sự phát triển của hoạt động của thanh toán không dùng tiền mặt luôn song hành chung với sự phát triển chung của toàn xã hội. Phương thức và trình độ nghiệp vụ thanh toán phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng và nhu cầu thanh toán an toàn nhanh chóng và chính xác trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ những tiện ích mà thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, có thể khẳng định phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những định hướng lớn, có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đổi mới mạnh mẽ công nghệ Ngân hàng theo hướng quốc tế hoá và hiện đại hoá, giảm tỉ trọng tiền mặt trong dân cư là một trong những xu thế tất yếu của thời đại.

Hi vọng qua đề tài này, tôi có thể phản ánh phần nào thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam và có thể đóng góp một vài giải pháp nhỏ nhằm phát triển và hoàn thiện hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Báo điện tử : vnexpress.net, dantri.com.vn, vietbao.com, laodong.com.vn (2) Một số bài viết trên các trang Web :

http://www.sbv.gov.vn, http://www.vietlaw.com.vn http://www.tapchiketoan.com

(3) Một số tạp chí chuyên ngành :

-Tạp chí Ngân hàng, Thời báo ngân hàng -Tạp chí Tài chính

`-Tạp chí Thị trường tiền tệ

(4) Giáo trình : - Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (Frederic S. Mishkin) - Lý thuyết Tài chính- tiền tệ (Đại học tài chính-kế toán) - Quản trị Ngân hàng thương mại - Gs.Ts Lê Văn Tư (Nhà

xuất bản tài chính - 2005)

- Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ tại Việt Nam, Lê Văn Tề & Trương Thị Hồng (Nhà xuất bản trẻ)

(5) Luận án tiến sĩ “Những vấn đề nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế”, Lại Ngọc Quý.

MỤC LỤC

Chương 1: HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Lưu thông tiền tệ...2

1.1.1 Khái niệm lưu thông tiền tệ...2

1.1.2 Hai hình thức lưu thông tiền tệ...2

1.2 Thanh toán tiền tệ...3

1.2.1 Thanh toán dùng tiền mặt...3

1.2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt...4

1.3 Nguồn gốc và vai trò của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ...4

1.3.1 Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt...4

1.3.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt...5

1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...7

1.4.1 Thanh toán bằng Séc...8

1.4.2 Thanh toán bằng thẻ ...11

1.4.3 Thanh toán bằng thư tín dụng L/C...14

1.4.4 Ủy nhiêm thu...15

1.4.5 Ủy nhiệm chi...16

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA...18

2.1 Thực trạng chung về các hình thức TTKDTM ở Việt Nam thời gian qua...18

2.1.1 Những thành tựu trong hoạt động TTKDTM ở Việt Nam thời gian qua...18

2.1.2 Những hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam và các nguyên nhân...20

2.2 Thực trạng của từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt...25

2.2.1 Tình hình thanh toán bằng Séc ...25

2.2.2 Thanh toán bằng thẻ thanh toán...27

2.2.3 Thanh toán bằng các hình thức khác...31

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM...33

3.1 Định hướng phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. .33 3.2 Giải pháp phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...34

3.2.1 Áp dụng chung cho các phương thức...34

3.2.2 Áp dụng cho từng phương thức...38

3.3 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt...42

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước...42

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước ...43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)