2.2.1 Tình hình thanh toán bằng Séc
Ngày 9/5/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định 30 về phát hành và sử dụng Séc. Ngày 27/12/1996 Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 07 hướng dẫn thi hành nghị định trên của chính phủ. Những văn bản pháp quy về phát hành và sử dụng Séc có hiệu lực hơn 5 năm nay. Nhưng Séc vẫn chưa đi vào cuộc sống. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số thống kê về TTKDTM tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố HCM là một thành phố lớn có tốc độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Nhưng các hình thức TTKDTM cũng phát triển rất ì ạch. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán do thủ tục đơn giản, hiện đang chiếm vị trí tuyệt đối trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và
pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế. Tính hết 6 tháng đầu năm nay, thể thức này chiếm tỷ trọng 90,97% tổng doanh số TTKDTM. Trong khi đó, tỷ trọng thanh toán bằng Séc qua ngân hàng còn rất khiêm tốn, tỷ trọng này chỉ là 0,31% trong tổng doanh số TTKDTM tại Tp. HCM tính đến 6 tháng đầu năm nay. Còn ủy nhiệm thu, tỷ trọng thanh toán cũng rất thấp, chỉ bằng 2,07% tổng doanh số không dùng tiền mặt. Vậy vì sao các công cụ TTKDTM ở một đô thị lớn như thành phố HCM lại phát triển chậm và lệch lạc như vây? dẫu rằng không phải chúng ta không thấy được tác động tích cực của nó.
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Nhưng, ra đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở Việt Nam. Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.
- Những khó khăn khi thực hiện thanh toán bằng Séc
Việc thanh toán séc gặp không ít phiền phức. Hiện nay, khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành vài chục nghìn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc.
Hiện nay, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả tăng lên rất nhiều. Công nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giả càng tinh vi hơn, thủ thuật hơn. Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của khách hàng vào hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Đây là mối hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường séc.
2.2.2 Thanh toán bằng thẻ thanh toán
2.2.2.1 Một số thành tựu nổi bật trong thanh toán bằng thẻ thanh toán tại Việt Nam thời gian qua
- Mục tiêu đưa ra trong đề án phát triển TTKDTM đến năm 2010 là: phát hành 15 triệu thẻ trên cả nước, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn... có thiết bi chấp nhận thanh toán thẻ. Đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% người lao động trong doanh nghiệp tư nhân nhận lương qua tài khoản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam đã có bước phát triển rất mạnh mẽ. Và có thể nói rằng thanh toán thẻ của chúng ta đã về đích sớm so với mục tiêu mà đề án đưa ra. Chúng ta có thể thấy rõ được điều này thông qua một số các số liệu được thu thập trong thời gian gần đây.
Tính đến tháng 12/2007 đã có 29 tổ chức phát hành thẻ, trong đó có 5 NHTM nhà nước; 19 NHTM cổ phần; 4 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1 tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ không ngừng lớn mạnh, với 4280 máy ATM; 22.959 thiết bị ngoại vi (POS, EDC). Số lượng thẻ phát hành là 8.282.783 thẻ (tăng gần 4 triệu thẻ so với năm 2006), trong đó có 7.771.494 thẻ ghi nợ nội địa (94%); 25.637 thẻ tín dụng nội địa (0.3%); 302.046 thẻ ghi nợ quốc tế (3.65%) và 183.616 thẻ tín dụng quốc tế (2.2%). Chủng loại thẻ hết sức đa dạng với 120 thương hiệu thẻ, trong đó phân theo phạm vi thì thẻ nội địa 71 loại (chiếm 59%), thẻ quốc tế 49 loại (41%); phân theo nguồn tài chính, thẻ ghi nợ 73 loại (chiếm 61%), thẻ tín dụng 44 loại (chiếm 37%) và sự xuất hiện của loại thẻ trả trước 3 loại (2%).
Năm 2008, tổng số thẻ phát hành đã lên tới con số 10 triệu thẻ với 6000 máy ATM
Hiện nay, hệ thống thanh toán thẻ hiện nay có được sự phát triển vượt bậc về mạng
lưới, hệ thống kỹ thuật cũng như sự tăng trưởng về tổng lượng giao dịch, thanh toán qua thẻ. Chỉ tính đến hết tháng 3/2010 mới đây, tổng lượng thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm tới 85% tổng doanh số thanh toán qua NH với lượng thanh toán bằng điện tử chiếm trên 60%. Lượng thẻ mà 47 tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ thanh toán phát
hành hiện lên đến 22 triệu thẻ (vượt mục tiêu đưa ra là 15 triệu thẻ) với trên 9.000 ATM và hơn 35.000 thiết bị chấp nhận thẻ trên cả nước.
Những con số trên phần nào thể hiện được thị trường thẻ Việt Nam đã và đang “phát triển nóng” như thế nào. Đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, nhất là trong định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
- Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng tăng. Nắm bắt được xu thế đó, để thu hút được khách hàng về phía mình trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng trong nước ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ. Giờ đây, thẻ không chỉ đơn thuần là một phương tiện rút tiền mặt mà đã trở thành phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng. Các dịch vụ tiện ích cơ bản của thẻ cung cấp cho khách hàng như: thanh toán hàng hóa; rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hóa đơn; mua sắm hàng hóa trực tuyến… cho đến nhiều dịch vụ mới khác cũng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển như: yêu cầu phát hành sổ séc; yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn; chi lương qua tài khoản; gửi tiền trực tiếp tại ATM; nhận tiền kiều hối; bảo hiểm… Ngoài việc thiết lập nhiều tiện ích cho khách hàng, các ngân hàng còn tạo sự riêng biệt bằng các chương trình và sản phẩm thẻ mang thương hiệu của mình như: Ngân hàng Sài Gòn Thương tín với thẻ Sacom VISA Debit chú trọng vào lớp trẻ năng động; VCB ngoài việc giữ một số lượng lớn thẻ các đơn vị nhờ dịch vụ trả lương, còn một loại thẻ đưa logo của kênh ca nhạc MTV vào chiếc thẻ, được giới trẻ đón nhận như thể hiện một phong cách; thẻ của Techcombank lại khuyến khích bằng cách liên kết với các đối tác thương mại khác như trung tâm mua bán, siêu thị, với hãng Pacific Ariline giảm giá mua hàng, giá vé máy bay; hay thẻ của ACB được phát hành rộng rãi ở các khu vực người nước ngoài tập trung đông, thiên về thanh toán hơn là rút tiền vv...
- Trả lương qua tài khoản cũng là một ứng dụng nổi bật của TTKDTM. Kể từ khi có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Ngân hàng nhà nước, dịch vụ thẻ lại ngày càng đóng vai trò quan trọng để thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội đã được đặt ra, và là cơ hội cũng như thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Số liệu mới nhất đến đầu tháng 7.2009 cho thấy, số đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản đạt trên
26.600 đơn vị với số người nhận lương đạt gần 1,32 triệu người, tương đương mức tăng hơn 2 lần so nửa đầu năm 2008.
- Một sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây trong lĩnh vực thanh toán thẻ là việc kết nối thành công hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn và Smartlink vào tháng 5/2008.
Trên thị trường hiện nay tồn tại 4 hệ thống thẻ. Trong đó, hệ thống thẻ của Smartlink chiếm 25% thị phần với 29 ngân hàng thành viên, hệ thống của Banknetvn gồm 7 ngân hàng thương mại, trong đó có 3 ngân hàng lớn như Agribank, BIDV, Incombank và 4 ngân hàng thương mại cổ phần khác, chiếm xấp xỉ 70% thị phần, 5% thị phần còn lại là của vài hệ thống khác.
Thống kê đến tháng 03/2008, tổng số máy ATM của 2 hệ thống (5 ngân hàng thành viên) là 3.614 máy, chiếm khoảng 64% tổng số máy ATM tại thị trường Việt Nam. Số lượng thẻ thanh toán phát hành của 5 ngân hàng này là 8,6 triệu thẻ, chiếm 80% thị phần thẻ thanh toán trong cả nước. Sau hơn 05 tháng tích cực phối hợp triển khai với các ngân hàng thành viên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước, Banknetvn và Smartlink chính thức hoàn thành giai đoạn kết nối kỹ thuật liên thông giữa 2 hệ thống, bao gồm 5 ngân hàng thành viên của Banknetvn và Smartlink: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt nam (Vietinbank) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Như vậy, sau thời gian thử nghiệm, tất cả các chủ thẻ của 5 ngân hàng thành viên nói trên có thể giao dịch với bất kỳ máy ATM nào của cả 5 ngân hàng. Sự liên kết này sẽ tạo nên một sức mạnh mới, thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện tiền đề để hình thành một hệ thống thanh toán thẻ lớn mạnh có khả năng kết nối toàn quốc, giữa tất cả các ngân hàng phát hành thẻ sau này, đồng thời duy trì được sự độc lập tương đối của các bên tham gia nhằm đảm bảo động lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, cũng như an toàn về hệ thống khi hệ thống của hai bên có thể làm dự phòng lẫn nhau trong trường hợp có sự cố. Tuy nhiên, việc triển khai cung cấp dịch vụ và đem tiện ích của việc kết nối tới đông đảo bộ phận dân cư và doanh nghiệp đòi hỏi nỗ lực của từng ngân hàng thành viên trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới chấp nhận
thẻ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng.
2.2.2.2 Một số hạn chế trong thanh toán bằng thẻ thanh toán
Bên cạnh những tín hiệu khả quan nêu trên, việc phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn một số hạn chế. Điều này được thể hiện ở những mặt sau:
- Doanh số hoạt động chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào hai ngân hàng lớn là Vietcombank VCB và Ngân hàng Á Châu ACB. Thị phần thẻ của VCB được giữ vững, chất lượng được nâng cao qua việc cung ứng dịch vụ gia tăng thẻ. Năm 2009, VCB phát hành thêm được trên 36.340 thẻ tín dụng quốc tế (TDQT) - bao gồm cả số lượng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Doanh số sử dụng thẻ TDQT do Vietcombank phát hành đạt trên 1.900 tỷ đồng; Doanh số thanh toán thẻ TDQT là 567 triệu USD. Thẻ ghi nợ, phát hành được 156.490 thẻ đạt trên 105,5% so với kế hoạch. Thanh toán đạt 90.654 tỷ đồng, đạt trên 137% kế hoạch. Những kết quả đạt được này trong một năm đầy những biến động vì khủng hoảng thực sự là thành công rất lớn của Vietcombank, xứng danh là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
- Trong thời gian gần đây chúng ta cũng thấy tình trạng sử dụng và thanh toán thẻ giả mạo có chiều hướng gia tăng và đã gây ra những tổn thất về tài chính đối với nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính đối với các ngân hàng
- Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thanh toán vẫn ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Chưa phổ biến cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường (đó là gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, dần thay thế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích như: sử dụng thẻ cho nhiều mục đích như thanh toán, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt…thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt) thì lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả (phí) nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt động thẻ, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác.
2.2.3 Thanh toán bằng các hình thức khác
Thư tín dụng là một phương thức được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2009 thì có khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá là một nghìn tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên khi thanh toán bằng L/C, các bên tham gia thanh toán có thể gặp một số khó khăn và rủi ro, cụ thể là:
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá...cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận