6 .Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng phát triển Việt Nam
2.1.3. Cơ chế huy động vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam
2.1.3.1. Đối tƣợng huy động vốn
Khách hàng huy động vốn là các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính - tín dụng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc cá nhân trong và ngoài nƣớc.
2.1.3.2. Đồng tiền sử dụng
Đồng tiền sử dụng trong quan hệ giao dịch huy động là đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc ngoại tệ do bên ủy thác yêu cầu.
Trong quá trình huy động, NHPT đƣợc chủ động thực hiện việc hoán đổi giữa các đồng tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hạn chế các rủi ro hối đoái phát sinh.
2.1.3.3. Nguồn vốn huy động
- Phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của NHPT Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc. - Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Vay NHNN (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thơng qua nghiệp vụ thị trƣờng mở)
- Vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nƣớc khác.
2.1.3.4. Hình thức huy động vốn Phát hành trái phiếu Chính phủ Phát hành trái phiếu Chính phủ
Đây là hình thức NHPT VN phát hành TPCP có kỳ hạn dƣới hình thức đấu thầu thông qua các trung tâm giao dịch chứng khoán để vay nợ từ các đối tƣợng trong và ngoài nƣớc. Giống nhƣ các loại chứng khốn khác, TPCP có quy định thời hạn, lãi suất và mệnh giá. Ngồi ra, TPCP có xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nƣớc khi TP đến hạn, đây chính là tính đặc thù thể hiện sự an tồn của TPCP.
Phát hành các giấy tờ có giá của NHPT
Ngồi việc phát hành TPCP, NHPT cịn có thể HĐV bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu của NHPT; Kỳ phiếu; Chứng chỉ tiền gửi. Thủ tục phát hành và thanh toán giấy tờ có giá do NHPT quy định phù hợp với đặc điểm, mơ hình quản lý, đảm bảo việc phát hành và thanh tốn giấy tờ có giá đƣợc chính xác, an tồn.
Để HĐV ngắn hạn, NHPT có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dƣới 1 năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để HĐV ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi đƣợc hƣởng và vốn gốc cho nhà đầu tƣ khi kỳ phiếu đến hạn. Ngoài kỳ phiếu, NHPT cịn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi để HĐV ngắn hạn.
Từ thực tiễn hoạt động cho thấy, NHPT cần khối lƣợng vốn rất lớn và có nhu cầu HĐV dài hạn hơn, đơi khi lên đến 10, 15 hoặc 20 năm. Để đáp ứng nhu cầu HĐV dài hạn, NHPT có thể phát hành trái phiếu NHPT hoặc trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh. So với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do NHPT phát hành rủi ro hơn nên chi phí HĐV cao hơn.
Hợp đồng huy động vốn:
Trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, Chi nhánh thực hiện ký kết Hợp đồng HĐV theo hình thức ký kết hợp đồng tiền gửi, hợp đồng vay vốn hoặc thỏa thuận gửi tiền. Hợp đồng HĐV phải có các nội dung (số tiền huy động, kỳ hạn, lãi suất, ngày chuyển tiền, ngày thanh toán, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên …).
Dịch vụ thanh toán với khách hàng:
NHPT nhận tiền gửi, theo dõi số dƣ và cung cấp các dịch vụ về thanh toán cho các khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, an tồn, chính xác.
Ủy thác huy động vốn
Là hình thức NHPT ủy thác tổ chức khác thực hiện việc huy động vốn để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác.
2.1.3.5. Lãi suất huy động
Lãi suất HĐV áp dụng trong hệ thống NHPT do Tổng Giám đốc NHPT quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở nhu cầu nguồn vốn-sử dụng vốn của hệ thống và lãi suất thị trƣờng. Định kỳ hoặc đột xuất, trên cơ sở lãi suất do Bộ Tài chính thơng báo (nếu có), tình hình thị trƣờng tài chính tiền tệ, tình hình nguồn vốn của NHPT, Ban Kế hoạch Tổng hợp chịu trách nhiệm trình Lãnh đạo Ngân hàng quyết định lãi suất HĐV theo các hình thức HĐV khác nhau và đƣợc thể hiện trong Thông báo lãi suất HĐV của NHPT (Thông báo lãi suất) để các đơn vị trong hệ thống NHPT áp dụng (riêng lãi suất HĐV thông qua phát hành TPCP sẽ thực hiện theo quyết định của Bộ Tài chính, khơng thơng báo rộng rãi).
Thông báo lãi suất phải đảm bảo đầy đủ các nội dung : - Đồng tiền huy động, các kỳ hạn và mức lãi suất tƣơng ứng;
- Loại lãi suất (cố định hay thả nổi) và phƣơng thức điều chỉnh lãi suất (trong trƣờng hợp lãi suất thả nổi);
- Phƣơng thức trả lãi và hƣớng dẫn việc quy đổi lãi suất giữa các phƣơng thức (trong trƣờng hợp cho phép áp dụng các loại lãi suất khác nhau);
- Thời hạn hiệu lực của các mức lãi suất.
2.1.3.6. Phân cấp huy động, tiếp nhận vốn trong hệ thống NHPT
Chính phủ giao nhiệm vụ HĐV cho NHPT để thực hiện kế hoạch tín dụng hàng năm hỗ trợ cho đầu tƣ phát triển và xuất khẩu. Hàng năm, căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của NHPT, nhiệm vụ tín dụng đầu tƣ phát triển, nghĩa vụ thanh toán các khoản vốn huy động đến hạn trả nợ trả nợ, kết quả thực hiện HĐV các năm trƣớc và khả năng thực hiện năm kế hoạch, tình hình biến động của thị trƣờng tài chính, tiền tệ, Tổng Giám đốc NHPT xây dựng kế hoạch trình Thủ tƣớng Chính phủ. Sau khi có quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, Tổng Giám đốc NHPT xây dựng kế hoạch cụ thể huy động vốn, quy định cụ thể việc phân cấp huy động, tiếp nhận vốn trong hệ thống NHPT. Các Chi nhánh căn cứ vào thông báo lãi suất huy động và chỉ tiêu HĐV hàng quý của NHPT VN giao để thực hiện nhiệm vụ HĐV. Chi nhánh đƣợc phép huy động, tiếp nhận các nguồn vốn theo các loại tiền tệ, đối tƣợng, hình thức và mức lãi suất HĐV theo quy định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lƣu ý một số trƣờng hợp sau:
- Đối với HĐV bằng ngoại tệ:
+ Chi nhánh chỉ thực hiện trong trƣờng hợp NHPT giao kế hoạch HĐV cho Chi nhánh bằng đồng ngoại tệ. Trong trƣờng hợp này, Chi nhánh thực hiện HĐV bằng đồng ngoại tệ theo đúng thông báo của NHPT.
+ Trƣờng hợp Chi nhánh tiếp cận đƣợc các nguồn vốn ngoại tệ với khối lƣợng lớn (tối thiểu là 1 triệu đô la Mỹ hoặc tƣơng đƣơng bằng ngoại tệ khác), thời hạn phù hợp (tối thiểu là 12 tháng) và NHPT không giao nhiệm vụ HĐV bằng đồng ngoại tệ cho Chi nhánh, Chi nhánh có văn bản báo cáo để NHPT xem xét quyết định.
- Việc phát hành các giấy tờ có giá thực hiện theo hƣớng dẫn riêng về việc phát hành các giấy tờ có giá của NHPT
- Chi nhánh NHPT chịu trách nhiệm hoàn trả vốn huy động (gốc và lãi) đến hạn. Trƣờng hợp đến hạn trả nợ vốn huy động nhƣng Chi nhánh khơng có nguồn hoàn trả hoặc thiếu nguồn hoàn trả, Chi nhánh báo cáo NHPT để xem xét giải quyết.
2.1.4. Những kết quả đạt đƣợc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua trong thời gian qua
Đến ngày 19/05/2011 NHPT VN vừa tròn 5 năm thành lập, NHPT VN đã có những đóng góp tích cực vào q trình đổi mới cơ chế tài chính-tín dụng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến nay, sau 5 năm hoạt động, NHPT đã từng bƣớc phát huy vai trị của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, góp phần quan trọng huy động thêm các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế và xuất khẩu.
Quy mô hoạt động của NHPT tăng trƣởng nhanh, có thị phần đáng kể và có tổng tài sản thuộc nhóm hàng đầu trong các ngân hàng lớn ở nƣớc ta. Các lĩnh vực nghiệp vụ của NHPT từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, tạo dựng đƣợc uy tín trong nƣớc và quốc tế, trình độ đội ngũ cán bộ khơng ngừng đƣợc nâng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bƣớc đƣợc củng cố.
Bên cạnh các nhiệm vụ chủ yếu theo Quyết định thành lập, trong các năm qua, NHPT còn đƣợc Thủ tƣớng tin cậy giao thêm một số nhiệm vụ nhƣ: cấp phát vốn dự án nhà máy Thủy điện Sơn La, cho vay vốn nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đầu tƣ xây dựng đƣờng ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cho vay vốn thực hiện các dự án theo Hiệp định của Chính phủ với Lào, Campuchia... Thủ tƣớng cũng chính thức giao NHPT chức năng bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thƣơng mại và thực hiện một số nhiệm vụ trong các gói giải pháp chống suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội...
Tính chung, tổng số vốn NHPT đã giải ngân cho các dự án đầu tƣ trong giai đoạn 2006-2010 là 83 nghìn tỷ đồng, dƣ nợ VND đến 31/12/2010 khoảng 90 nghìn
tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với thời điểm đi vào hoạt động (01/7/2006), đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 20%/năm và chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tƣ tồn xã hội.
Tính đến nay, NHPT đang quản lý 2.445 dự án với tổng số vay theo hợp đồng tín dụng là 168.846 tỷ đồng, trong đó có 106 dự án nhóm A với số vốn vay là 73.583 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đã tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, phục vụ chủ trƣơng, đƣờng lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc với tỷ lệ bình quân hàng năm trên 78%, ln cao hơn mức trung bình tồn xã hội đầu tƣ vào lĩnh vực này. Trong đó nổi bật là các dự án, cơng trình Thủy điện Sơn La, nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Cà Mau, các dự án sản xuất phân bón DAP ở Hải Phịng, ở Lào Cai, các dự án sản xuất thép, cơ khí trọng điểm, tàu biển, đƣờng ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ...
Bảng 2.1. Doanh số và dƣ nợ cho vay tín dụng đầu tƣ
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Cho vay tín dụng đầu tƣ 9.870 21.877 18.600 21.686 24.295 Dƣ nợ VND* 46.351 60.166 63.171 72.686 87.308
* Chưa bao gồm dư nợ các chương trình của Chính phủ như cho vay dự án Lọc dầu Dung Quất, cho vay dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phịng …
Nguồn: Ban tín dụng đầu tư - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc qua NHPT cũng đƣợc đầu tƣ cho các chƣơng trình kinh tế của Chính phủ nhƣ Chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, Chƣơng trình tơn nền vƣợt lũ đồng bằng Sông Cửu Long, Chƣơng trình trồng và chăm sóc 5 triệu ha rừng, trồng rừng nguyên liệu và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến nơng, lâm, thuỷ hải sản...góp phần thực hiện an sinh xã hội, nơng thôn, nông dân với số vốn đầu tƣ hàng chục nghìn tỷ đồng. Các dự án an sinh xã hội khác nhƣ trƣờng học, bệnh viện, xử lý
rác thải, cấp nƣớc sạch … cũng đƣợc đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng bằng nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc qua NHPT.
Trong 5 năm qua, NHPT ln nỗ lực hồn thành kế hoạch tín dụng xuất khẩu hàng năm do Thủ tƣớng Chính phủ giao, đặc biệt từ năm 2009 đến nay, NHPT ln hồn thành vƣợt so với chỉ tiêu dƣ nợ bình qn Thủ tƣớng Chính phủ giao. Thị trƣờng xuất khẩu đƣợc tài trợ bằng vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nƣớc qua NHPT đƣợc mở rộng ra từ gần 50 nƣớc ra trên 120 nƣớc. Với doanh số cho vay gần 5 tỷ USD trong các năm qua, hoạt động tín dụng xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trƣờng truyền thống, khai thác các thị trƣờng mới và tiềm năng.
Đồng thời, thơng qua các hình thức hỗ trợ gián tiếp (nhƣ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất...), NHPT đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tƣ tiếp cận đƣợc các nguồn vốn của NHTM, góp phần đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2. Doanh số và dƣ nợ cho vay tín dụng xuất khẩu
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số cho vay 8.200 9.500 27.275 32.446 20.211 Dƣ nợ đến 31/12 3.000 5.600 13.336 17.355 16.105
Nguồn: Ban tín dụng xuất khẩu - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Thực hiện chức năng quản lý các nguồn vốn ODA cho vay lại, các quỹ quay vòng, NHPT đang quản lý cho vay lại đối với 412 dự án với tổng số vốn tƣơng đƣơng 9,5 tỷ USD. Các nguồn vốn nƣớc ngoài đã đƣợc quản lý đúng quy định, đảm bảo an tồn, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam đối với các nhà tài trợ quốc tế. Nhờ đó, NHPT đã đƣợc các tổ chức tài chính quốc tế (WB, AFD, Chính phủ Phần Lan...) tiếp tục giao quản lý các chƣơng trình cấp nƣớc từ khâu thẩm định, quyết định cho vay, kiểm soát chi, thu nợ... Chính phủ Nhật Bản, thơng qua tổ chức JICA
đã thống nhất với Chính phủ Việt Nam giao cho NHPT trực tiếp triển khai Chƣơng trình cho vay bảo toàn và tiết kiệm năng lƣợng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) đang tích cực làm việc với NHPT để triển khai Chƣơng trình xử lý nƣớc thải khu cơng nghiệp cũng nhƣ Chƣơng trình bảo vệ mơi trƣờng và vùng khí hậu...
Bảng 2.3. Doanh số và dƣ nợ cho vay lại vốn ODA
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Cho vay 4.850 8.729 7.802 8.069 10.021
Dƣ nợ 44.761 50.607 54.622 55.114 61.392 Nguồn: Ban vốn nước ngoài - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tổng tài sản của NHPT đến 31/12/2010 đã tăng gấp gần 2,5 lần so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (01/7/2006). Trong 5 năm, đã huy động thêm tổng số vốn gần 150 nghìn tỷ đồng, bằng 9,6% tổng vốn đầu tƣ tồn xã hội cùng kỳ. Trong đó, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với thời hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm là nguồn vốn lớn để NHPT đầu tƣ cho các dự án dài hạn và có vai trị quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn, góp phần đa dạng hóa các cơng cụ nợ, gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng vốn, đặc biệt là vốn dài hạn. Trên cơ sở bảo tồn và khơng ngừng phát triển vốn, đến nay, nguồn vốn chủ sở hữu của NHPT đến 31/12/2010 tăng 90%, tức là bằng 190% so với thời điểm nhận bàn giao từ Quỹ HTPT.
Bảng 2.4. Số vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh số huy động mới 31.870 36.377 40.729 25.859 48.370 Phát hành trái phiếu CP 10.360 24.095 26.647 5.865 35.457 Tỷ lệ trái phiếu/vốn huy
động
Triển khai Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, NHPT đã tích cực triển khai nhiệm vụ giúp đỡ ba huyện nghèo của tỉnh Lào Cai là: Si ma cai, Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà theo phƣơng thức chủ yếu hỗ trợ góp phần giảm nghèo bền vững thông qua việc hỗ trợ đầu tƣ các dự án, khai thác tiềm năng, lao động tại địa phƣơng.