0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Nội dung văn hoá công ty

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY (Trang 25 -35 )

Văn hoá công ty là văn hoá ứng xử

Điều này thì có lẽ ai cũng biết và ít nhiều có ý thức trong môi trường công việc. Bất cứ một người nào khi bước chân vào môi trường làm việc mới thì đều nhận được những nội quy quy định về văn hoá ứng xử trong công ty, nhất là môi trường làm việc văn phòng: giữa các thành viên trong ban lãnh đạo, giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên và nhân viên. Đó cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi bạn thử tưởng tượng xem, bước chân vào một văn phòng mà nhân viên nói chuyện búa xua, sếp với nhân viên "cá mè một lứa" thì không một khách hàng nào muốn trở lại lần thứ hai cả.

Không chỉ trong giờ hành chính, văn hoá công ty còn thể hiện ở cả ngoài giờ làm việc, bên ngoài công ty. Không nói xấu đồng nghiệp, không đưa chuyện công ty ra ngoài để đàm luận, không "đâm bị thóc, chọc bị gạo" sống hết mình, nhiệt tình trong cuộc sống bạn bè, đồng nghiệp là những đức tính mà không sếp nào lại không muốn nhân viên mình hướng tới.

Văn hoá công ty là sự tiết kiệm

Chị Hoa - nhân viên vệ sinh của một công ty tư nhân, chép miệng: nhiều khi thấy giấy in, giấy phô tô trắng phau một mặt công ty thải ra để bán giấy lộn mà tiếc, trong khi con mình ở nhà muốn có giấy nháp để học cũng phải tiết kiệm từng tờ, nhiều hôm đánh liều xin được một tập về cho con mà con bé mừng quá trời.

Thế đấy, văn hoá công ty không ở đâu xa mà chính từ những điều nhỏ nhặt nhất đó. Không một ông sếp nào có đủ thời gian để mắt đến những cái nhỏ nhặt ấy cả. Tất cả phụ thuộc vào ý thức của mỗi thành viên trong công ty. Chỉ cần có ý thức tái sử dụng giấy in, phô tô một mặt thì một khối lượng đáng kể văn phòng phẩm trong một tháng đã được tiết kiệm.

Trong ý thức của mỗi thành viên trong công ty thì tiết kiệm của công vẫn là "xa xỉ phẩm", là một điều là lạ bởi của "Liên Xô" mà. Tuy nhiên, đó là một ý nghĩ vô cùng sai lầm của không ít nhân viên các công ty thế hệ @. Trong xu thế hiện nay,

hầu hết là các công ty cổ phần hoặc tư nhân, vì vậy quyền lợi của nhân viên luôn gắn liền với quyền lợi của công ty.Ngoài việc tiết kiệm những thứ hiện hữu như văn phòng phẩm thì tiết kiệm những tài nguyên vô hình cũng là một sự thể hiện văn hoá công ty.

Không biết có ai để ý không rằng trong 8 tiếng đồng hồ làm việc, bạn đã dùng không ít thời gian song số giờ được trả công đó để... lãng phí. Đi muộn một vài phút, ăn sáng một vài phút, đi ra đi vào một vài phút, "buôn" một vài phút, thư giãn một vài phút và về sớm một vài phút Hãy thử cộng một vài phút ấy lại xem, bạn đã "ăn gian" được cả tiếng làm việc

Văn hoá công ty là bảo vệ thương hiệu công ty.

Nhiều người cho rằng, bảo vệ thương hiệu công ty là trách nhiệm của bộ phận Marketing mà không ý thức được rằng bản thân mình cũng là một phát ngôn viên của chính công ty đó.

Một nhóm nhân viên văn phòng, trên ngực đeo thẻ, vừa ăn vừa không ngừng tranh nhau phát ngôn những ý nghĩ của mình về các sếp, về các quy định mới mà lãnh đạo công ty vừa đưa ra, thỉnh thoảng có cô bĩu môi, lườm nguýt

Chắc chắn, hình ảnh của công ty của các cô gái sẽ bị người ngoài nhìn với cái nhìn ái ngại, các cô đã vô tình quảng bá một công ty với những mặt yếu, hay nhân viên không hiểu công ty, không hết mình vì công ty. Chắc chắn người ngoài sẽ đặt câu hỏi về sự phát triển của công ty đó. Nói xấu sếp và đồng nghiệp, bàn luận chuyện công ty không đúng nơi đúng chỗ, sử dụng thương hiệu của công ty để làm việc riêng là những hành vi khiến uy tín của công ty bị hạ thấp trong mắt người ngoài.

2.4 Tác động của văn hoá công ty đến nhân viên và hoạt động kinh doanh của công ty

Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà công ty đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về công ty, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của công ty một cách tự nguyện,giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty, tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm

việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian và tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng.

2.4 Nhận xét văn hoá công ty của một công ty đang hoạt động

Xuất phát từ văn hoá Nhật Bản xem lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được đánh giá là một phẩm chất cao quý, như nhiều công ty Nhật Bản khác, công ty Daiwa Nhật Bản tuyển công nhân viên theo quan điểm “chế độ làm việc suốt đời”. Do đó, hơn 70% công nhân viên có độ tuổi từ 40 trở lên. Bên cạnh đó, do ở Nhật, phụ nữ sau khi kết hôn thường nghỉ việc ở nhà nên để đảm bảo sự ổn định trong nhân sự công ty chủ yếu thuê nhân viên nam, đó là lý do dẫn đến 80% nhân viên công ty là nam. Một nét lớn trong văn hoá Nhật Bản là kính trọng người lớn tuổi, do đó sự thăng tiến trong công ty phụ thuộc rất nhiều vào thời gian làm việc, những người càng lớn tuổi, có thời gian làm việc càng cao thì càng được kính trọng và thường có địa vị cao trong tổ chức.

Trong phương pháp quản lý nhân sự, công ty áp dụng rất chặt chẽ phương châm: “tất cả những người quản lý đều đi lên từ nhà máy”, những người quản lý tại công ty thường phải học việc ở nhà máy trong thời gian khá dài ít nhất là sau một năm họ mới được làm quản lý. Công ty thường áp dụng phương pháp luân chuyển nội bộ lên các cấp quản lý cao, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nhân viên, công nhận sự và khen thưởng với đóng góp của nhân viên. Công ty luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ với nhân viên bằng những buổi đi ăn cùng nhau sau giờ làm việc mỗi cuối tuần.

Đối với khách hàng, công ty luôn hướng tới chủ trương làm hài lòng khách hàng do đó, họ luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và hoạt động theo phương châm “cải tiến liên tục”. Trong công việc, công ty luôn đề cao phương thức làm việc nhóm, trách nhiệm công việc được chia sẻ cho nhóm làm việc, luôn tôn trọng ý kiến nhóm, công việc được đưa ra và mọi người phải làm việc theo phương pháp mà tất cả mọi người trong nhóm tán thành. Công ty luôn duy trì nghi thức chào buổi sáng vào đầu giờ làm việc, và chào tạm biệt khi kết thúc ngày làm việc. Trong nghi thức chào buổi sáng các nhân viên thường hô khẩu hiệu: “Shigoto o ganbarimashoo” (mọi người cùng cố gắng làm việc).

Theo ông Yamakage Tadashi – giám đốc công ty Daiwa Việt Nam, công ty Daiwa Nhật Bản chủ trương xây dựng văn hoá dựa trên những giá trị văn hoá truyền thống của công ty Daiwa Nhật Bản kết hợp với chiến lược kinh doanh của

công ty con và nền văn hoá dân tộc của nước bản địa. Nhờ đó mà các công ty con ở nước ngoài thể hiện được đặc trưng của công ty đồng thời phù hợp với văn hoá của nhân viên nước bản địa.

Công ty chủ trương pha trộn văn hoá để phù hợp với nền văn hoá và nhân viên bản địa đồng thời vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi, nên dù hoạt động ở đâu công ty cũng thu được thành công.

CHƯƠNG III

VĂN HOÁ CÔNG TY

3.1 Coi trọng nhân tố con người trong văn hoá công ty.

Trên thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá công ty cùng với những yếu tố cấu thành nên nó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là mỗi công ty phải tự xây dựng văn hoá doanh nghiệp của riêng mình và làm sao phải tạo ra được nét văn hoá riêng biệt hay còn gọi là bản sắc văn hoá của mình.Vì vậy, bản sắc văn hoá công ty được thể hiện trước nhất ở sự đoàn kết, trí tuệ của cả một tập, trong đó mỗi cá nhân là một nhân tố, một mắt xích quan trọng làm nên những thành công.Tinh thần đó được thể hiện qua 6 yếu tố: Tâm hoà cùng làm việc, Lời hoà cùng thoả hiệp, Hiểu hoà cùng kiến giải, Ý hoà cùng nhau vui, Lợi hoà cùng nhau chia, Đạo hoà cùng tinh tiến. Chính sự đoàn kết, một lòng ấy sẽ đưa công ty từng bước gặt hái được những thành công và không ngừng vươn tới những tầm cao mới. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó không hề đơn giản, và quan trọng là mỗi thành viên trong một tập đoàn phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng nền văn hóa chung đó. Có lẽ nên bắt đầu từ những người lãnh đạo của tập đoàn. Không chỉ là người hoạch định ra những chiến lược hoạt động, kinh doanh, người lãnh đạo cần phải biết lắng nghe, chia sẻ mọi khó khăn với nhân viên của mình. Phải làm sao để người lao động được làm việc trong môi trường tốt, có thể phát huy được khả năng, năng lực của bản thân, từ đó thực hiện thành công mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đằng sau sự nghiêm túc thể hiện trong công việc, người lãnh đạo cần quan tâm tới đời sống của anh em, gần gũi và cảm thông sâu sắc với họ. Đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên, điều cần thiết nhất là phải có tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Không ngừng nỗ lực, cố gắng, tự trau dồi, tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân, làm sao để trở thành một “chuyên nghiệp” thực sự trong lĩnh vực của mình. Nếu có điều gì khúc mắc, mọi người phải thẳng thắn đưa ra vấn đề để cùng trao đổi và tìm cách tháo gỡ. Có như thế, bản thân mỗi người mới thấy thực sự thoải mái, có thể tìm thấy được niềm vui, cảm thấy yêu thích và gắn bó lâu dài với công việc của mình.

Có một điều nữa cũng rất đặc biệt trong văn hóa công ty, đó là chủ trương phát triển theo mô hình gia đình. Trong đại gia đình ấy, tất cả mọi người cùng đoàn

kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau những tâm tư, suy nghĩ của mình, từ những khó khăn trong công việc tới những nỗi niềm riêng tư trong cuộc sống. Đó chính là yếu tố nền tảng để mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn, chung một niềm tin và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, là sự phát triển bền vững và không ngừng của đại gia đình. Và sự phát triển ấy sẽ giúp cho cuộc sống của mỗi thành viên trong tổ ấm này được tốt hơn.

3.2 Giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá công ty

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn hoá công ty có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của công ty. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi công ty cần xây dựng cho mình một nét văn hoá

riêng biệt.

Văn hoá công ty chính là tài sản vô hình của mỗi công ty. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá công ty ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh tranh của các công ty trong tương lai. Bất kỳ một công ty nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Vậy, có thể hiểu thế nào là văn hoá công ty? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau. Mỗi một công ty lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá công ty. Tuy nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hoá công ty là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình hình thành công ty; chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong công ty ; tạo nên sự khác biệt giữa các công ty và được coi là truyền thống riêng của mỗi công ty.

Văn hoá công ty được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.

Thứ nhất là thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, các thủ tục hành chính...

Thứ hai là các giá trị tinh thần trong việc xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đây là điều mà các chủ doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước. Cao hơn nữa và là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân trong

công ty. Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới trường tồn được. Vì vậy xây dựng văn hoá công ty là cái đầu tiên mà mỗi công ty cần lưu tâm tới. Nhiều người khi đánh giá về công ty vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ cấu. Tuy nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của công ty phải đánh giá được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty. Văn hoá công ty đảm bảo sự trường tồn của công ty giống như khi ta thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống làm gì, sống như thế nào? Khi mỗi công ty xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của công ty chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi công ty làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của công ty cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các công ty rất nên quan tâm.

3.3 không ngừng hoàn thiện văn hoá công ty.

Thứ nhất: Xây dựng hình tượng công ty, thực hiện quảng bá thương hiệu.

Nhận thức công ty bắt đầu từ hình tượng bên ngoài của công ty. Xây dựng hình tượng công ty là công trình có tính lâu dài trong chiến lược xây dựng văn hoá. Nó bao gồm rất nhiều nhân tố, thực hiện quảng bá thương hiệu là chủ thể của xây dựng hình tượng công ty. Quá trình thực hiện mang tính chiến lược lâu dài. Trong quá trình thực hiện phải trung thực, trung thực là cơ sở, là điểm xuất phát, cũng là điểm kết; cần trung thực trước khi tạo danh tiếng, trung thực được hình thành cùng với sự phát triển từng bước của công ty.

Thứ hai: Tạo dựng một cách toàn diện văn hoá vật chất, văn hoá cơ chế, văn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY (Trang 25 -35 )

×