Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Thu nhập từ lĩnh vực NNNT 108.676 146.438 240.450 278.916 333.462 2. Chi phí cho lĩnh vực NNNT 102.362 136.552 217.695 258.677 303.247 3. Lợi nhuận từ lĩnh vực NNNT 6.313 9.886 22.755 20.239 30.215
4. Hệ số thu nhập trên chi phí 1,0617 1,0724 1,1045 1,0782 1,0996
5. Lợi nhuận bình quân/ người 33,94 51,49 109,40 90,35 131,37
6. Lợi nhuận trên dư nợ 0,837 1,020 1,907 1,314 1,534
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD NHNo chi nhánh Quảng Ngãi năm 2006-2010.
- Về hệ số thu nhập trên chi phí: Mức sinh lợi trong HĐTD đối với lĩnh vực NNNT còn phụ thuộc khá lớn vào việc thu lãi và tiết kiệm các chi phí ngồi trả lãi huy
vực NNNT của Chi nhánh ln ở mức trên 1, điều đó chứng tỏ rằng HĐTD đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh luôn đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập trên chi phí đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh còn thấp, lợi nhuận từ HĐTD đối với lĩnh vực này chưa cao. Nguyên nhân chính là do đặc thù của địa bàn nơng thơn rộng nên chi phí về mạng lưới chi nhánh, chi phí nhân viên... cao hơn các lĩnh vực khác hơn nữa do quy định mới về phân loại dư nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro (QĐ 493/2005 của NHNN), đối với các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 có tỷ lệ trích lập cao, do đó chi phí trích lập quỹ dự phịng cũng gia tăng làm cho chi phí đối với lĩnh vực này cũng tăng lên và dẫn đến hệ số thu nhập trên chi phí thấp.
- Về các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: HĐTD đối với lĩnh vực NNNT là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh trong những năm qua. Trong thời gian 2006-2010, hoạt động kinh doanh nói chung và HĐTD đối với lĩnh vực NNNT có nhiều khởi sắc, từ năm 2006 đến năm 2010 lợi nhuận bình quân trên dư nợ, lợi nhuận bình quân trên lao động đối với lĩnh vực này của Chi nhánh có xu hướng tăng. Đối với lợi nhuận bình quân trên lao động đối với lĩnh vực NNNT tăng liên tục qua các năm, năm 2010 đạt
131,37 triệu đồng/lao động, tăng 41,02 triệu đồng/lao động so với năm 2009 và tăng 97,43 triệu đồng/lao động so với năm 2006, tương ứng tăng gấp 3,87 lần. Đối với lợi nhuận trên dư nợ đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh cũng có chiều hướng tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2008 (1,907) và sau đó giảm xuống vào năm 2009 (1,314), năm 2010 (1,534). Vì vậy, muốn duy trì và nâng cao hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh trong thời gian đến, ngoài việc phải tiếp tục mở rộng các khoản cho vay một cách hiệu quả, Chi nhánh cần có biện pháp kiểm sốt và xử lý các khoản
đã cho vay nhằm lành mạnh dư nợ, trong sạch chất lượng tín dụng, từ đó giảm mạnh
chi phí trích lập dự phịng rủi ro.
Tóm lại: Hiệu quả về mặt kinh tế HĐTD đối với lĩnh vực NNNT của Chi
nhánh từ năm 2006 đến năm 2010 đạt hiệu quả, nhưng chưa cao. Chi nhánh cần có nhiều giải pháp hơn nữa để hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNNT của Chi nhánh ngày càng nâng cao và ổn định.
2.2.2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với kinh tế xã hội trên địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn Quảng Ngãi
Tín dụng ngân hàng có vai trị rất quan trọng, là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hố ở nơng thơn, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho cư dân sống ở nơng thơn, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế NNNT. Trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hiện có rất nhiều tổ chức tín dụng hoạt động nhưng với hệ
thống mạng lưới rộng khắp, có thể khẳng định NHNo chi nhánh Quảng Ngãi là tổ
chức tín dụng gắn bó mật thiết với NNNT, cung ứng vốn chủ yếu nhằm phát triển kinh tế NNNT của tỉnh, nên hiệu quả hoạt động của NHNo chi nhánh Quảng Ngãi nói chung và hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNT nói riêng đã góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt NNNT Quảng Ngãi. (Hiệu quả xã hội HĐTD đối với lĩnh vực NNNT thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển NNNT qua Bảng 2.10).
* Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở nơng thơn Quảng Ngãi
Năm 2010, nơng nghiệp tiếp tục phát triển, nơng thơn có nhiều khởi sắc, đời sống của nông dân được nâng lên. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình qn 3,41%/năm; trong đó nơng nghiệp tăng 2,4%/năm, lâm nghiệp tăng 4,81%/năm, thủy sản tăng 5,43%/năm. Giá trị sản xuất bình qn trên 1 ha đất nơng nghiệp năm 2010
đạt trên 32 triệu đồng, gấp 2,35 lần so với năm 2005. Sản lượng lương thực 2010 đạt
448.800 tấn, vượt 6,8% chỉ tiêu, đảm bảo lương thực trong tỉnh. Vùng nguyên liệu mì, keo phát triển. Đàn trâu, bò tăng cả số lượng và chất lượng, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 31,5% trong ngàng nông nghiệp, đạt 97,2% chỉ tiêu. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đạt được một số tiến bộ. Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái
phép đã hạn chế đáng kể; mơ hình kinh tế vườn rừng phát triển, tổng diện tích rừng
trồng tập trung đạt 33.000 ha, độ che phủ rừng năm 2010 đạt 45%, đạt 100% chỉ triêu. Thủy sản tiếp tục phát triển. Năm 2010, sản lượng thủy sản đạt 99.700 tấn, vượt chỉ tiêu 4,9%; sản lượng tôm nuôi đạt 6.500 tấn, vượt 54,7% chỉ tiêu. Năng lực đánh bắt hải sản tăng, tồn tỉnh hiện có 5.616 chiếc tàu, tăng 1.337 chiếc; cơng suất bình qn tăng từ 58CV/chiếc lên 85CV/chiếc so với năm 2005.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển NNNT ở Quảng Ngãi
Đơn vị tính:tỷ đồng, % Số TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 20028 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng sản phẩm trên địa bàn 8.094 10.078 13.238 18.383 21.789 2 Tốc độ tăng trưởng GDP(%) - 24,51 31,36 38,87 18,53 3 Tỷ trọng GDP của ngành NLNN 31,92 29,92 31,18 26,06 18,80
4 GTSX ngành nông, lâm, ngư nghiệp 4.263 4.996 6.842 7.760 8.025
4.1 GTSX ngành Nông nghiệp 2.833 3.303 4.570 5.144 5.267
Trong đó: + Trồng trọt (%) 69,46 71,35 68,14 63,48 61,35
+ Chăn nuôi (%) 25,71 24,06 28,40 32,07 31,50
4.2 GTSX ngành thuỷ sản 1.265 1.501 2.061 2.352 2.480 Trong đó: + Ni trồng (%) 16,12 15,04 16,63 17,29 19,08 + Khai thác (%) 83,39 84,32 82,86 82,26 80,37 + Dịch vụ (%) 0,49 0,64 0,51 0,45 0,55 4.3 GTSX ngành Lâm nghiệp 165 192 211 264 278 Trong đó: Trồng và ni rừng (%) 26,47 19,82 21,61 28,11 30,27 5 Tốc độ phát triển ngành nông,
lâm, ngư nghiệp (%) 4,04 3,62 3,51 3,45 3,41
6 Lao động nơng thơn có việc làm
(1000 người) 321 357 406 436 461
7 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 24,6 23,2 22,1 20,8 19,5
Nguồn: - Niên giám thống kê Quảng Ngãi 2006-2010.
- Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII năm 2010 * Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT
Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp, xây dựng từ 30% năm 2005 tăng lên 58,3% năm 2010, ngành dịch vụ từ 35,2% giảm xuống 22,9%, ngành nông nghiệp từ 34,8% giảm xuống còn 18,8% ở năm 2010. Cơ cấu kinh tế NNNT chuyển dịch theo hướng lấy giá trị SXNN và hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Nhờ vốn đầu tư của ngân hàng mà cơ cấu cây trồng, con vật ni và mùa vụ có bước dịch chuyển đáng kể, đã tạo ra nền SXNN
tương đối ổn định, được mùa. Mặc dù thời tiết trong những năm qua có nhiều bất lợi nhưng tăng trưởng của SXNN bình qn (2006-2010) đạt 3,42% năm; trong đó nơng nghiệp tăng 2,4%, lâm nghiệp tăng 4,81%, thủy sản tăng 5,43%. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT của tỉnh thể hiện cụ thể như sau:
- Một là, chuyển đổi mùa vụ: chuyển từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm, diện tích
gieo trồng lúa giảm từ 77.865 ha năm 2006 còn 68.268 ha năm 2010, song sản lượng lúa tăng từ 310.204 tấn năm 2006 lên 331.217 tấn năm 2010. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là khâu giống để tăng năng suất và hiệu quả, tạo điều kiện
để thay đổi cơ cấu cây trồng, gia tăng diện tích các loại cây trồng cạn có hiệu quả hơn
cây lúa.
- Hai là, chuyển dịch cây trồng: Giảm diện tích gieo trồng lúa, giảm mạnh ở
các huyện đồng bằng nhưng tăng nhẹ ở các huyện trung du, miền núi nên nhìn chung diện tích gieo trồng lúa giảm khơng đáng kể, diện tích ngơ tăng từ 6.765 ha năm 2006 lên 8.335 ha năm 2010, sản lượng ngô đạt 40.022 tấn năm 2010 tăng 25% so với 2006, cây cơng nghiệp dài ngày có diện tích tăng chậm (năm 2010 đạt 4.084 ha), cây
với các loại cây trồng khác, cây có củ giữ mức gần 19.000 ha, cây thực phẩm có xu hướng tăng nhanh từ 12.000 ha năm 2006 lên 14.700 ha năm 2010, cây công nghiệp ngắn ngày tăng chậm nhưng có sự chuyển dịch về cơ cấu loài cây. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng này tạo ra động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề nông thôn khác.
- Ba là, chuyển dịch cơ cấu con vật nuôi: chủ yếu là sự chuyển dịch về giống
vật ni có năng suất, chất lượng cao như heo nạc, heo rừng lai tạo, cải tạo đàn bị và
đưa vào ni một số giống gia cầm mới như gà, vịt, ngan, bồ câu, giống dê lai, dê
bách thảo, giống bò sữa. Đến nay, đàn lợn tăng trên 76.000 con (trong đó có 65.000
con heo hướng nạc, chiếm 85,5%), đàn trâu tăng 7.200 con, đàn bò tăng cả về số lượng và chất lượng từ 376.943 con năm 2006 tăng lên 582.309 con năm 2010.
- Bốn là, sản xuất lâm nghiệp ngày càng được xã hội hóa theo hướng tăng
cường xây dựng và phát triển rừng. Đã xây dựng nhiều mơ hình nơng lâm kết hợp
nhằm hạn chế phá rừng làm nương rẫy. Giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng đã trồng 33.000 ha rừng tập trung, nhân dân tự bỏ vốn trồng trên
4.100 ha.
* Góp phần phát triển đa dạng các loại hình kinh tế NNNT
Kinh tế hộ và kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Nhờ tiếp cận được vốn
vay của ngân hàng mà kinh tế hộ nơng dân có điều kiện phát triển, nhiều hộ nông dân bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mạnh dạn dồn điền, đổi
thửa để sản xuất quy mô lớn hơn. Kinh tế trang trại ở Quảng Ngãi được hình thành
trong những năm gần đây, chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng đồng bằng ven biển. Tính đến 2010, tồn tỉnh có 652 trang trại, trong đó ni trồng thủy sản chiếm tỷ lệ
khá lớn (49%). Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo ra lượng nơng sản hàng hóa khá lớn để nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
xuất khẩu, thu hút và tạo việc làm ổn định cho lực lượng lao động ở nông thôn khá lớn, nâng cao đời sống của nông dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.
* Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Đã chủ động hơn
trong việc dự trữ và điều tiết nước, hệ thống thủy lợi được đầu tư kiên cố hóa với 527 cơng trình các loại, nâng diện tích tưới lên 56.130 ha, đảm bảo nước tưới chủ động cho hơn 90% diện tích lúa và 45% diện tích lúa và cây trồng khác. Ngồi việc khắc phục một số cơng trình thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai, nhiều cơng trình mới được
đầu tư xây dựng như hồ chứa nước Núi ngang, Nước trong... bằng nhiều nguồn vốn
khác nhau đảm bảo phục vụ tưới tiêu và an tồn phịng chống thiên tai.
* Góp phần tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt NNNT Quảng Ngãi. Nhờ vay vốn ngân hàng mà nhiều hộ gia đình mạnh dạn vay
vốn đầu tư sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đầu tư vào làm dịch vụ, các làng
nghề... tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nhiều lao động ở nơng thơn, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ thốt nghèo và trở nên giàu có, tỷ lệ nghèo đói của tỉnh tập trung chủ yếu ở miền núi, hải đảo và các vùng ở nông thôn giảm mạnh, đến năm 2010, tỷ lệ nghèo đói của tỉnh giảm cịn 19,5%.
2.2.3. Đánh giá chung
2.2.3.1. Kết quả hoạt động và hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực NNNT tại
NHNo chi nhánh Quảng Ngãi
HĐTD đối với lĩnh vực NNNT của NHNo chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010 đã tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả, vươn tới tất cả các vùng nông thơn, đặc biệt những vùng sâu, vùng xa, đóng góp rất lớn vai trị của mình trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT, phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù có sự cạnh tranh khá gay gắt với NHCSXH, Quỹ tín dụng nhân dân và TCTD khác trên địa bàn nhưng hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh trong những năm qua vẫn ngày càng nâng cao, thể hiện:
Một là, năng suất huy động vốn từ lĩnh vực NNNT của Chi nhánh ngày càng tăng. Với việc vốn huy động từ lĩnh vực NNNT, đặc biệt là vốn huy động từ dân cư
tăng trưởng điều qua các năm đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng ổn
định. Đây chính là kết quả của một loạt các biện pháp mà Chi nhánh đã áp dụng trong
thời gian qua như việc tổ chức mở rộng mạng lưới hoạt động, phát huy lợi thế so sánh với các NHTM khác trên địa bàn, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý, phù hợp với diễn biến của thị trường, chính sách khuyến mại hấp dẫn, cơng tác tuyên truyền, quảng cáo đạt hiệu quả và đặc biệt là có cơ chế khen thưởng, động viên kịp thời các chi nhánh ngân hàng cơ sở thi đua huy động vốn trong dân cư. Với kết quả đạt được
từ việc huy động vốn trong dân cư là yếu tố quan trọng góp phần hồn thành kế hoạch nguồn vốn tại địa phương do NHNo Việt Nam giao, đồng thời góp phần quan trọng để nâng cao năng suất huy động vốn của Chi nhánh.
Hai là, năng suất cho vay đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh ngày càng tăng. Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM khác đã và đang xâm
nhập ngày càng sâu vào thị trường NNNT, với phương châm “lấy địa bàn NNNT làm
địa bàn trọng tâm trong HĐTD, lấy khách hàng hộ sản xuất là bạn đồng hành”, NHNo
chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện củng cố thị trường truyền thống bằng cách đưa ra nhiều biện pháp như áp dụng lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực NNNT thấp hơn so với các đối tượng khác, chuyển đổi phương thức cho vay, đơn giản thủ tục phù hợp với cơ chế và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Tỉnh, đặc biệt ưu tiên vốn cho khu vực NNNT, thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống và có chính sách thu hút khách hàng mới nhằm nâng cao thị phần trên địa bàn, chủ động tìm kiếm các phương án, dự án có hiệu quả để cho
vay. Kết quả của các biện pháp này đã giúp cho Chi nhánh đạt được tốc độ tăng
trưởng dư nợ luôn ở mức cao và tương đối ổn định, trong đó, dư nợ cho vay hộ sản
xuất luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ ở NNNT. Điều này, giúp cho Chi nhánh tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc đầu tư tín dụng ở khu vực NNNT, đồng thời năng suất cho vay của Chi nhánh ngày càng nâng cao.