Sự phù hợp của mục tiêu công nghiệp hóa GiaLai với lợi thế so sánh của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 62)

Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.6 Bình luận về mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh GiaLai

3.6.1 Sự phù hợp của mục tiêu công nghiệp hóa GiaLai với lợi thế so sánh của tỉnh

các xu thế phát triển công nghiệp hiện đại

Gia Lai có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy điện vừa và nhỏ, và có trữ lượng khống sản quy mô nhỏ để phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, với đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu…), từ những năm 1985 tỉnh đã sớm nhận ra tiềm năng và có chính sách ưu tiên mở rộng diện tích cây cơng nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, tiêu…) để tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu và phát triển công nghiệp chế biến sau này (đến năm 2010, GTSX của ngành trồng trọt chiếm 94,63% GTSX ngành nơng nghiệp (theo giá cố định năm 1994), trong đó:

Đơn vị: diện tích (ha); sản lượng (tấn) Năm 2005 2008 2009 2010 Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng Cây lƣơng thực Sắn 31,854 383,389 60,970 815,981 56,353 816,227 52,730 833,300

Cây công nghiệp hàng năm

Mía 13,923 604,321 19,329 925,329 20,011 1,017,593 22,955 1,203,749

Cây công nghiệp lâu năm

Chè 1,284 3,635 1,168 4,921 1,154 5,400 1,154 5,812 Cà phê 75,910 106,136 76,368 134,595 76,584 139,838 77,182 143,123 Cao su 58,301 172,074 73,219 211,912 76,449 225,603 83,269 237,405 Hồ tiêu 3,575 9,614 5,189 16,780 5,341 21,735 5,832 22,355 Điều 19,727 6,067 20,171 10,417 20,022 10,629 20,194 11,806 GTSX cây công nghiệp lâu năm chiếm 62,37%, GTSX cây công nghiệp hàng năm chiếm 5,66% ngành nơng nghiệp). Đây là tiềm năng có lợi thế so sánh để phát triển ngành công nghiệp chế biến của tỉnh (năm 2010 nông sản thô chiếm 82,83% tổng kim ngạch xuất khẩu).49

Bảng 3.4 – Diện tích, sản lƣợng một số cây trồng

Nguồn: NGTK Gia Lai (2006, 2010)

Đặt ra mục tiêu tăng nhanh tỷ trọng CNXD và TMDV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến dựa trên lợi thế cạnh tranh là hồn tồn đúng đắn. Trong tương lai khơng xa (2015-2020), ngành công nghiệp thủy năng tới hạn, và ngành cơng nghiệp khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng với nguồn tài nguyên trữ lượng nhỏ (chủ yếu để đáp ứng nhu cầu địa phương) sớm cạn kiệt thì ngành cơng nghiệp chế biến sẽ đóng vai trị chủ đạo, mũi nhọn phát triển công nghiệp. Với những kết quả phát triển công nghiệp hơn 35 năm vừa qua càng khẳng định cho tính đúng đắn của mục tiêu này (xem thêm mục 3.2).

Khơng có một mô thức phát triển công nghiệp chung, duy nhất áp dụng cho mọi quốc gia mà mỗi quốc gia trong tiến trình cơng nghiệp hóa đều có một mơ hình phát triển công nghiệp riêng. Nhưng phần lớn các nước trên thế giới thực hiện cơng nghiệp hóa thành cơng đã trải qua một số giai đoạn và có một số điểm chung nhất định. Tuy nhiên, mơ hình phát triển cơng nghiệp phổ biến nhất là bắt đầu bằng các ngành thâm dụng lao động và hàng hóa

49

sơ chế, thơ xuất khẩu, hàng hóa thiết yếu như: thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép…, rồi đến lắp ráp các sản phẩm đa dạng hơn như thiết bị điện tử và tiến đến sản xuất các sản phẩm mang tính cơng nghệ để bắt đầu thâm nhập, phát triển các ngành công nghiệp nặng sản xuất các sản phẩm thay thế dần cho các mặt hàng nhập khẩu và hướng ra thị trường thế giới.

Hình 3.7 – Phá vỡ trần thủy tinh

Nguồn: Hội đồng thẩm định chính sách Shingikai, trích trong Ohno (2006, tr.8)

Gia Lai đang ở vào giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa này. Cơng nghiệp Gia Lai chủ yếu là chế biến thực phẩm đồ uống, nông lâm sản như: tinh bột sắn, đường tinh chế, chè, xi măng, may mặc, gỗ, đồ gỗ nội thất, các mặt hàng thâm dụng lao động khác (xem thêm Phụ lục 23). Nhìn chung, các sản phẩm cơng nghiệp của tỉnh phục vụ thị trường nội

địa, và xuất khẩu ra nước ngồi ở mức độ thơ, sơ chế có tính cạnh tranh kém mang lại giá trị thấp.

3.6.2 Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp của Gia Lai

Trong giai đoạn 2001-2010, qua phân tích mục 2.3.3, NSLĐ của ngành cơng nghiệp tăng cao vượt trội cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối. Nhân tố chính đóng góp vào kết quả trên là NSLĐ của ngành công nghiệp SXPPĐGN tăng đột biến cả về giá trị tuyệt đối và tương đối (Hình 2.13, Mục 2.3.3). Về giá trị tuyệt đối, NSLĐ ngành CNCBCT tăng khá nhanh, năm 2010 gấp đôi năm 2005 và năm 2005 gấp đôi 2000 (9,5 triệu đồng/người), trong khi NSLĐ ngành khai khoáng giảm mạnh, năm 2010 (44,6 triệu đồng/người) chỉ bằng một nửa

Trường hợp nhà máy luyện gang, công suất 42.500 tấn/năm đi vào hoạt động đầu năm 2010 đã gặp rất nhiều khó khăn để phát triển do những hạn chế về công nghệ, nguyên, nhiên liệu, nhân lực, về hạ tầng kỹ thuật giao thơng, cung cấp điện nước, xử lý mơi trường... có nguy cơ rủi ro đổ vỡ rất cao, hiện đang hoạt động “đắp chiếu” sau khi chạy thử mẻ gang đầu tiên. Các sản phẩm chế biến từ cao su cũng có những yêu cầu tương tự … Điều này cho thấy muốn phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm có tính cạnh tranh thì yêu cầu phải đảm bảo các cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông vận tải, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, các yếu tố kinh tế - xã hội và cần có thời gian. Khó khăn lớn nhất tỉnh là thu hút các dự án đầu tư, trong khi ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng rất hạn hẹp, hàng năm tỉnh nhận hỗ trợ gần 50% từ ngân sách TW (nguồn: Bộ Tài chính (2012)).

năm 2005). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (giá cố định 1994) trong giai đoạn 2001-2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 22,05%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của GTSXCN 23,63%/năm. Tỷ lệ GTGT/GTSX của cơng nghiệp có xu giảm rõ rệt, sau khi tăng từ 37% năm 2000 lên 43,7% năm 2004 và giảm nhanh qua các năm, đến 2007 chỉ còn 37,4%, tăng nhẹ trở lại đạt 39,2% vào năm 2011. Tỷ lệ GDP/GTSXCN giảm nhanh năm 2000 3,82% xuống 2,46% năm 2005 và còn 1,33 năm 2011 (xem thêm Phụ lục

22). Điều này chứng tỏ rằng tuy đạt được tăng trưởng cao về lượng nhưng tăng trưởng về

chất vẫn chưa được chú trọng. Đây là dấu hiệu cảnh báo sự phát triển công nghiệp không bền vững trong giai đoạn 2011-2020, nếu tỉnh vẫn tiếp tục chạy theo mục tiêu thành tích mà khơng quan tâm đến chất lượng và sự bền vững, thì sẽ gây ra những hậu quả về sau.

3.6.3 Đánh giá tính bền vững của phát triển công nghiệp Gia Lai

Qua phân tích ở phần trên cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng không bền vững của ngành cơng nghiệp Gia Lai. Chính quyền địa phương đang chạy theo thành tích tăng trưởng, quên

quan tâm đến chất lượng và phát triển bền vững. Những ý muốn nóng vội của lãnh đạo tỉnh đôi khi vượt quá thực tiễn, bỏ qua những giai đoạn cần thiết, điều kiện cơ sở hạ tầng, yếu tố xã hội đảm bảo phát triển công nghiệp gắn với bền vững (thiếu nguồn nhân lực chất lượng, trình độ công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường kinh doanh xấu và thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp). Việc chính quyền đặt ra mục tiêu ngành cơng nghiệp có tính khả thi khơng cao, quá khả năng có thể thực hiện được, và quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra bằng mọi giá mà không chú trọng đến chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững thì có thể sẽ phải trả giá rất đắt trong tương lai.

Ngành công nghiệp phát triển bền vững phải cân đối hài hịa các lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường, mà cụ thể là giải hòa giữa tăng dân

số, tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường. Do vậy, lãnh đạo tỉnh đặt ra các mục tiêu công nghiệp phải xem xét các yếu tố khác nhau để cân đối, đảm bảo phát triển bền vững. Hiện nay tỉnh đang phát triển ngành công nghiệp thủy năng mạnh mẽ, nhằm gia tăng giá trị đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế, chưa chú trọng gắn sản xuất với bảo vệ môi trường. Trước đây với quan niệm thủy điện là nguồn năng lượng sạch, tuy nhiên cảnh báo các

nhà khoa học, nhà chức trách về vấn nạn mơi trường (biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, văn hóa cộng đồng, sinh kế cho người dân tái định cư…) từ phát triển thủy điện mà gần đây nhất là hệ thống thủy điện tỉnh Quảng Nam đã cho thấy những bất ổn về vấn đề môi trường đang gặp phải và trong tương lai không xa vấn nạn phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường sẽ là thách thức khơng nhỏ cho chính quyền các cấp.50 Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản cũng phải xem xét thận trọng vấn đề môi trường (sông Ba bị ô nhiễm nặng vì nhà máy tuyển quặng Kbang).51

Qua cơng tác quan trắc của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2010 đã phát hiện dấu hiệu vi phạm ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các nhà máy cao su, xi măng, nhà máy đường, nhà máy tuyển quặng Kbang về tiêu chuẩn nước thải, ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước. Đến năm 2010, chỉ mới có 6 dự án thủy điện được xác nhận cam kết bảo vệ môi trường. Kết quả quan trắc cũng cho thấy nguồn nước sông Ba đang bị ô nhiễm ở mức độ vừa do nước thải cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó nguồn nước ngầm phục vụ cho hoạt động sản xuất

50 Sở Tài nguyên Môi trường Phú Thọ (2012), “Phát triển thủy điện cần phải được các cấp xem xét một cách

thận trọng”, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-

nuoc/Phat-trien-thuy-dien-can-duoc-cac-cap-xem-xet-mot-cach-than-trong-1399/; Thành Trung (2008),

“Thủy điện nhỏ gây hại lớn cho môi trường”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/5831/

51 Tấn Lộc (2011), “Sơng Ba bị nhuộm đỏ vì tuyển quặng”, Trang thơng tin điện tử Báo Pháp luật Tp. Hồ

Chí Minh, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ: http://phapluattp.vn/20110625112447840p0c1015/song-ba-bi-

nhuom-do-vi-tuyen-quang.htm

"Thủy điện mang lại lợi ích cung cấp nguồn năng lượng lớn và trong quá trình hoạt động nó khơng thải ra chất ơ nhiễm như nhiệt điện hay điện nguyên tử nhưng lại phá hoại tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học nặng nề nhất.

Ở Việt Nam các nguồn thủy điện lớn nhất nói chung đã được khai thác và hiện nay người ta đang chuyển hướng khai thác các dự án thủy điện nhỏ và vừa"

công nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động khác cũng cho thấy dấu hiệu khai thác cạn kiệt và bị ô nhiễm, tỷ lệ cấp giấy phép sử dụng giếng khoan 246/893 giếng. Ngồi ra tình trạng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải và xây dựng phục vụ phát triển công nghiệp đang ngày càng gia tăng.52

Đặc thù là một tỉnh nghèo, rất khát vốn, dự án đầu tư để phát triển kinh tế, tuy nhiên chính quyền tỉnh cần phải thận trọng đặt ra các mục tiêu công nghiệp khả thi và luôn đảm bảo cân đối, hài hịa phát triển cơng nghiệp gắn với bền vững, tránh việc chạy đua theo thành tích gây ra những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.

52

Chƣơng 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng. Do đó để phát huy tối đa những tiềm năng của địa phương gắn với phát triển công nghiệp bền vững thì hiệu quả của các chính sách cơng nghiệp là hết sức quan trọng. Qua quá trình đánh giá và phân tích hiện trạng phát triển công nghiệp Gia Lai, tác giả để xuất một số khuyến nghị chính sách sau:

Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi từ chính sách cơng nghiệp kiểu cũ (có tính can thiệp trực tiếp thơng qua các DN nhà nước) sang chính sách cơng nghiệp kiểu mới (có tính hỗ trợ và định hướng, khuyến khích phát triển khu vực tư nhân).

Thứ hai, cần nhanh chóng chuyển sang chiến lược cơng nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Xây dựng, thực hiện chính sách cơng nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp chế biến (cao su, cà phê, tiêu, sắn…) có lợi thế so sánh của tỉnh.

Thứ ba, cơ khí hóa nền nơng nghiệp, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nâng cao trình độ cơng nghệ cơ khí hỗ trợ phát triển cơng nghiệp.

Thứ tư, là một tỉnh Tây ngun có rất nhiều khó khăn, do vậy Chính phủ cần quan tâm, có chính sách ưu tiên (phân bổ vốn, nguồn nhân lực…) để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội.

Thứ năm, nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo cho việc phát triển cơng nghiệp, giảm chi phí tiền và thời gian vận chuyển hàng hóa: Nâng cấp tuyến QL.19 nối giữa cửa khẩu Lệ Thanh – Thành phố Pleiku – cảng Quy Nhơn; Tuyến QL.14 giao thương với các tỉnh Tây Nguyên - các tỉnh bạn Lào, Cam-pu-chia và các tỉnh phía nam. Tuyến QL.25 nối với duyên hải miền trung.

Thứ sáu, thực hiện quy hoạch khu, cụm công nghiệp phải gắn với hiệu quả thiết thực thay vì chạy theo phong trào, để hao phí nguồn lực đất đai. Xem xét lại hiệu quả quy hoạch KCN Tây Pleiku. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế của khẩu Lệ Thanh và đồng thời xúc tiến thu hút dự án đầu tư.

Thứ bảy, việc đặt ra mục tiêu cơng nghiệp phải mang tính khả thi cao, và xây dựng chiến lược phát triển cơng nghiệp phải cân đối, hài hịa các yếu tố của kinh tế xã hội, đảm bảo chất lượng, gắn với phát triển bền vững. Lãnh đạo tỉnh tránh chạy đua theo thành tích tăng

trưởng cơng nghiệp mà bất chấp có thể sẽ phải trả giá đắt trong tương lai. Đặc biệt, các cấp chính quyền tỉnh phải thận trọng xem xét dự án đầu tư thủy điện (tiềm ẩn rủi ro cao cho hệ sinh thái, môi trường…), các dự án khai thác khoáng sản và sớm phát triển các nguồn năng lượng phong điện có lợi thế của địa phương thay cho tiềm năng thủy điện đang dần tới hạn. Thứ tám, thực hiện chặt chẽ chuỗi liên kết các tỉnh trong vùng, các tỉnh giáp biên giới Lào, Cam-pu-chia để phát triển lợi thế so sánh của vùng, khu vực tam giác Đông Dương cũng như các thế mạnh của địa phương chủ yếu là lĩnh vực hồng hóa cơng nghiệp chế biến nông lâm sản, phát triển các chuỗi giá trị hàng hóa có lợi thế so sánh (cao su, cà phê, tiêu, sản phẩm lâm sản…), chuỗi giá trị du lịch, liên kết cơ sở hạ tầng, tăng cường giao thương… để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn thay vì mỗi địa phương đều muốn có đầy đủ các cơ sở hạ tầng (cảng biển, sân bay, đường tàu, cao tốc…) đánh mất đi lợi thế so sánh của địa phương cũng như của vùng.

Thứ chín, cải thiện mơi trường kinh doanh hiện đang thực sự có vấn đề ở tỉnh là vấn đề cấp bách hiện nay để năng lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư của tỉnh. Trước tiên, cải thiện “sức ỳ” quá lớn của nền hành chính cơng của tỉnh thơng qua cải cách quy trình, thủ tục hành chính, minh bạch hóa thơng tin. Quan chức chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở phải người đóng vai trị tích cực để thúc đẩy phát triển cơng nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là người điều tiết giám sát và thu thuế. Tuy nhiên vì là một tỉnh có đặc thù riêng và việc thu hút đầu tư rất khó khăn, do đó đề nghị TW cho phép thực hiện các ưu đãi đầu linh hoạt hơn các vùng thuận lợi và hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh phải cải thiện hiệu quả của đầu tư, bắt đầu từ đầu tư công, đặc biệt là khu vực nhà nước và khu vực CNXD.

Thứ mười, vốn con người là hết sức quan trọng để phát triển cơng nghiệp lên các trình độ cao hơn. Sức hút đối với nguồn lao động có chất lượng cao của tỉnh là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 62)