Đánh giá tính bền vững của phát triển công nghiệp GiaLai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 65 - 68)

Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.6 Bình luận về mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh GiaLai

3.6.3 Đánh giá tính bền vững của phát triển công nghiệp GiaLai

Qua phân tích ở phần trên cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng không bền vững của ngành cơng nghiệp Gia Lai. Chính quyền địa phương đang chạy theo thành tích tăng trưởng, quên

quan tâm đến chất lượng và phát triển bền vững. Những ý muốn nóng vội của lãnh đạo tỉnh đôi khi vượt quá thực tiễn, bỏ qua những giai đoạn cần thiết, điều kiện cơ sở hạ tầng, yếu tố xã hội đảm bảo phát triển công nghiệp gắn với bền vững (thiếu nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cơng nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường kinh doanh xấu và thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp). Việc chính quyền đặt ra mục tiêu ngành cơng nghiệp có tính khả thi khơng cao, quá khả năng có thể thực hiện được, và quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra bằng mọi giá mà không chú trọng đến chất lượng tăng trưởng gắn với phát triển bền vững thì có thể sẽ phải trả giá rất đắt trong tương lai.

Ngành công nghiệp phát triển bền vững phải cân đối hài hịa các lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường, mà cụ thể là giải hòa giữa tăng dân

số, tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường. Do vậy, lãnh đạo tỉnh đặt ra các mục tiêu công nghiệp phải xem xét các yếu tố khác nhau để cân đối, đảm bảo phát triển bền vững. Hiện nay tỉnh đang phát triển ngành công nghiệp thủy năng mạnh mẽ, nhằm gia tăng giá trị đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế, chưa chú trọng gắn sản xuất với bảo vệ môi trường. Trước đây với quan niệm thủy điện là nguồn năng lượng sạch, tuy nhiên cảnh báo các

nhà khoa học, nhà chức trách về vấn nạn mơi trường (biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, văn hóa cộng đồng, sinh kế cho người dân tái định cư…) từ phát triển thủy điện mà gần đây nhất là hệ thống thủy điện tỉnh Quảng Nam đã cho thấy những bất ổn về vấn đề môi trường đang gặp phải và trong tương lai không xa vấn nạn phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường sẽ là thách thức khơng nhỏ cho chính quyền các cấp.50 Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản cũng phải xem xét thận trọng vấn đề môi trường (sông Ba bị ô nhiễm nặng vì nhà máy tuyển quặng Kbang).51

Qua cơng tác quan trắc của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến năm 2010 đã phát hiện dấu hiệu vi phạm ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các nhà máy cao su, xi măng, nhà máy đường, nhà máy tuyển quặng Kbang về tiêu chuẩn nước thải, ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước. Đến năm 2010, chỉ mới có 6 dự án thủy điện được xác nhận cam kết bảo vệ môi trường. Kết quả quan trắc cũng cho thấy nguồn nước sông Ba đang bị ô nhiễm ở mức độ vừa do nước thải cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó nguồn nước ngầm phục vụ cho hoạt động sản xuất

50 Sở Tài nguyên Môi trường Phú Thọ (2012), “Phát triển thủy điện cần phải được các cấp xem xét một cách

thận trọng”, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ: http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-nguyen-

nuoc/Phat-trien-thuy-dien-can-duoc-cac-cap-xem-xet-mot-cach-than-trong-1399/; Thành Trung (2008),

“Thủy điện nhỏ gây hại lớn cho môi trường”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/5831/

51 Tấn Lộc (2011), “Sơng Ba bị nhuộm đỏ vì tuyển quặng”, Trang thơng tin điện tử Báo Pháp luật Tp. Hồ

Chí Minh, truy cập ngày 12/7/2012 tại địa chỉ: http://phapluattp.vn/20110625112447840p0c1015/song-ba-bi-

nhuom-do-vi-tuyen-quang.htm

"Thủy điện mang lại lợi ích cung cấp nguồn năng lượng lớn và trong quá trình hoạt động nó khơng thải ra chất ơ nhiễm như nhiệt điện hay điện nguyên tử nhưng lại phá hoại tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học nặng nề nhất.

Ở Việt Nam các nguồn thủy điện lớn nhất nói chung đã được khai thác và hiện nay người ta đang chuyển hướng khai thác các dự án thủy điện nhỏ và vừa"

công nghiệp, sinh hoạt và các hoạt động khác cũng cho thấy dấu hiệu khai thác cạn kiệt và bị ô nhiễm, tỷ lệ cấp giấy phép sử dụng giếng khoan 246/893 giếng. Ngồi ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí do hoạt động giao thông vận tải và xây dựng phục vụ phát triển công nghiệp đang ngày càng gia tăng.52

Đặc thù là một tỉnh nghèo, rất khát vốn, dự án đầu tư để phát triển kinh tế, tuy nhiên chính quyền tỉnh cần phải thận trọng đặt ra các mục tiêu công nghiệp khả thi và luôn đảm bảo cân đối, hài hịa phát triển cơng nghiệp gắn với bền vững, tránh việc chạy đua theo thành tích gây ra những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.

52

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 65 - 68)