Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN – CN.Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 41 - 48)

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 trên cơ sở tách ra từ từ Cục Quản Lý Ngoại hối của ngân hàng trung ương (nay là ngân hàng nhà nước Việt Nam). Và ngày 02-06-2008, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức chuyền đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (còn gọi là Vietcombank, gọi tắt là VCB).

Vietcombank được xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của nhà nước và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như: Hiệp Hội Ngân Hàng Châu Á, Hiệp Hội Tư Vấn Doanh Nhân APEC, Câu lạc bộ Ngân Hàng Châu Á Thái Bình Dương… Vietcombank cịn có sự hiện diện thương mại tại nước ngồi thơng qua các Văn phòng Đại diện tại Paris, Singapore cùng với cơng ty Tài Chính Vinafico tại Hồng Kông và mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 1.200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết, Vietcombank ln giữ vai trị chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, Vietcombank luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.

Vietcombank cũng đang tích cực mở rộng hệ thống mạng lưới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Tính đến nay, Vietcombank đã xây dựng được mạng lưới với hơn 190 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc cùng nhiều công ty con và công ty liên doanh trên hầu hết các lĩnh vực dịch vụ tài chính, các văn phịng đại diện trong và ngoài nước. Ngồi ra, Vietcombank cịn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư… Vietcombank đặt mục tiêu sẽ trở thành tập đồn tài chính hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”. Đến cuối năm 2009, Vietcombank chiếm 40% thị phần phát hành thẻ quốc tế, 60% thị phần phát hành thẻ nội địa, 50% thị phần thanh toán thẻ; là đại lý thanh toán cho cả 6 tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới (Visa, MasterCard, Amex, CUP, Diners Club và JCB) và là ngân hàng duy nhất phát hành cả 03 loại thẻ quốc tế thông dụng: Visa, Master Card và American Epress (gọi tắt là Amex).

Trong số các chi nhánh của Vietcombank, Vietcombank Chi nhánh TPHCM (Vietcombank CN.HCM) – thành lập ngày 01-11-1976 – được xem là chi nhánh ngân hàng có quy mơ lớn nhất tại TP.HCM.

Vietcombank HCM có điều kiện thuận lợi phát triển là nằm ngay vị trí trung tâm TP. HCM. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua đôi nét về đặc điểm vị trí và tình hình dân cư, cũng như về sự thuận lợi phát triển của mảnh đất màu mỡ, đầy tiềm năng phát triển của cả nước Việt Nam, đó là Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM).

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), m t độ trung bình 3.419 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Vi t Nam, chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á.

Là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước .

Là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngồi có tổng vốn là 29,1 triệu USD.

Về thương mại, d ch vụ, TP. HCM là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng

và phục vụ đời sống dân cư. Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004. Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng, tăng 32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh tốn thơng qua thẻ ATM được mở rộng

Trong quá trình phát triển và hội nhập, TP. HCM ln khẳng định vai trị là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Hiện nay Vietcombank HCM với mạng lưới gồm 16 phòng giao dịch (PGD) và 03 quầy giao dịch nằm ở những trọng điểm khu dân cư và đô thị của thành phố.

Bảng 2.1: Số lượng phòng giao dịch của một số chi nhánh Vietcombank tại HCM CN Hồ Chí Minh CN Bình Tây CN Nam Sài Gòn CN Bến Thành CN Tân Bình CN Bình Thạnh CN Phú Thọ CN Tân Định 16 5 5 3 5 4 3 4 (Ng̀n: Vietcombank)

ra, Vietcombank CN.HCM cịn là trung tâm về thanh toán quốc tế, đầu mối về kinh doanh ngoại tệ và là một trong những ngân hàng hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn hối đối, nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán thẻ… trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu hoạt động chính của Vietcombank HCM trong 5 năm qua.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Trong đó, vốn huy động 24.972 22.286 25.274 22.901 27.965 25.380 27.209 24.593 38.494 33.003 Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) 13.988 10.883 13.758 16.745 22.582

Tỷ lệ nợ xấu 0,5% 0,6% 1,1% 1,6% 1,82%

Thanh toán xuất khẩu (triệu USD) 4.537 6.953 6.075 4.509 3.658 Thanh toán nhập khẩu (triệu USD) 2.961 3.155 3.780 4.858 3.200 Số thẻ phát hành : + Thẻ quốc tế : + Thẻ ATM : 4.022 191.43 7 15.514 272.00 0 19.083 345.43 9 25.380 402.415 37.113 470.06 1 Tổng thu nhập (tỷ đồng) 1.843 2.390 2.309 4.438,5 1 3.869 Chi phí hoạt động (tỷ đồng) 1.258 1.648 1.658 3.350 2.931 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 585 741 651 1.088 938 Lợi nhuận/tổng tài sản (%) 2,4% 4,1% 2,2% 4% 2,4% Nộp ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 20.4 24.2 33.7 58.1 54.7

Nguồn : Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN các năm 2005-2009 [4]

Mặc dù thẻ thanh toán đã trở nên rất thông dụng ở phần lớn các nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thẻ thanh tốn vẫn cịn rất mới mẻ. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ thanh toán khi ký hợp đồng làm đại lý thanh toán cho thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE vào năm 1990. Sự liên kết này lúc đó chỉ nhằm phục vụ cho khách du lịch quốc tế đang ồ ạt đến Việt Nam ngày càng nhiều. Tiếp bước theo đó, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cũng liên kết với Trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán.

Năm 1993, thẻ thanh toán Vietcombank Card được ngân hàng Nhà nước cho phép phát hành tại Việt Nam dựa trên công nghệ “chip”, nhưng loại thẻ này vẫn không phát triển được do mức đầu tư qua lớn (thẻ trắng, máy POS tại các ĐVCNT…). Trong khi đó, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam còn quá mới mẻ, một mình Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không đủ sức đầu tư để phát triển mạng lưới rộng lưới (bao gồm cả phát hành và thanh toán thẻ). Nhưng cũng trong thời gian này, các tổ chức Thẻ quốc tế bắt đầu để ý đến thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.

Mức tăng trưởng doanh số thẻ thanh toán ở Việt Nam từ năm 1990 – 1996 trung bình khoảng 200%/năm. Nhưng sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam thì nhiều ngân hàng trong và ngồi nước có chi nhánh ở Việt Nam quan tâm đến thị trường thẻ thanh tốn, làm thị trường này sơi động hẳn lên. Lúc này, ngân hàng TMCP Ngoại Thương khơng cịn giữ vai trị độc tơn về thẻ thanh tốn nữa.

Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ tại Việt Nam khoảng 240 triệu USD/năm và doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do các ngân hàng thương mại Việt Nam phát hành khoảng 230 tỷ VND/năm. Tuy nhiên, các giao dịch chi tiêu

chủ yếu vẫn ở nước ngồi, cịn doanh số sử dụng trong nước chiếm tỷ lệ khiêm tốn (chưa tới 30%).

Còn về số lượng ĐVCNT, thời gian đầu nước ta chỉ có khoảng 30 đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ (một số khách sạn, nhà hàng lớn chuyên phục vụ khách nước ngoài). Nhưng gần đây, mạng lưới các ĐVCNT được các ngân hàng thương mại mở rộng về cả số lượng lẫn các loại hình chấp nhận thẻ. Tuy nhiên mạng lưới các ĐVCNT tại Việt Nam vẫn chưa đa dạng và phát triển để phục vụ cho chủ thẻ người Việt Nam.

Tháng 8/1996, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam ra đời với 6 thành viên (VCB, ACB, Eximbank, FirstVina Bank, NH Sài Gịn Cơng Thương và ANZ) đánh dấu một bước chuyển mình lớn của thị trường thẻ thanh toán Việt Nam. Hiệp hội ấn định mức phí tối thiểu cho các ngân hàng thương mại cùng áp dụng đối với các ĐVCNT tại Việt Nam (trước đó, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn lớn đã thi nhau hạ phí cho các ĐVCNT làm giảm đáng kể lợi nhuận của các ngân hàng, thậm chí có thể gây thua lỗ) làm cho thị trường thẻ thanh toán Việt Nam đi vào con đường cạnh tranh lành mạnh. Và hành động này đã được các tổ chức thẻ quốc tế đánh giá cao.

Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2009, về thị phần thẻ nội địa, Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) đã vượt lên trở thành ngân hàng có số lượng thẻ ATM lớn nhất Việt Nam với gần 4,2 triệu thẻ, chiếm 20,7% thị phần. Tiếp đến là Ngân hàng cổ phần Đông Á với 4 triệu thẻ, chiếm 19,8% thị phần; đứng thứ ba là Vietcombank với 3,85 triệu thẻ, chiếm 19% thị phần…

1.702 máy (chiếm 17,5% thị phần), tiếp theo là Vietcombank 1.483 máy (15,3%), Vietinbank đứng thứ ba với 1.042 máy (10,7%). Đi kèm với việc đoạt “ngôi vương” về lượng thẻ phát hành cũng như số máy ATM, nguồn tin từ một lãnh đạo của Agribank cho biết, tỷ lệ thẻ ATM hoạt động thực sự của ngân hàng này khoảng từ 85% đến 90%.

Tuy nhiên, Agribank lại không lọt vào top 3 ngân hàng có doanh số giao dịch thẻ lớn nhất (thẻ ATM chiếm hơn 93%). Giữ vị trí số một vẫn là Vietcombank với thị phần 30,7% (doanh số 100.828 tỷ đồng). Ngân hàng Đông Á đứng thứ 2 với 19,5% (64.036 tỷ đồng), Vietinbank đứng thứ 3 với 12,95% (42.580 tỷ đồng). Dù có “ngơi vương” về lượng thẻ và số máy ATM nhưng thị phần về doanh số giao dịch của Agribank chỉ là 12,51% (bằng 40% của Vietcombank).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại vietcombank chi nhánh hồ chí minh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)