Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang:

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Anh giang từ 2007-2009 (Trang 41 - 46)

c) Thu lãi tiền vay:

5.3.1) Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang:

NHSCXH chi nhánh tỉnh An Giang cần trực tiếp điều tra cụ thể tình hình và điều kiện thực tế của sinh viên để có mức cho vay hợp lý, sát với nhu cầu và đời sống thực tế của sinh viên.

Cần kiểm tra, theo dõi các hồ sơ trước khi cho vay một cách chặt chẽ để đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn vay.

Cần có bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn sinh viên để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai xót giúp sinh viên nhận được tiền vay với thời gian sớm nhất nhằm đáp ứng kịp thời cho việc học tập của sinh viên.

Cần chuẩn bị vốn đầy đủ trước thời điểm giải ngân để tránh tình trạng thiếu giữa chừng.

Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009

Nên tiến hành giải ngân vào đầu năm học để tránh tình trạng gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của sinh viên.

Đảm bảo liên kết thông tin từ NHTW đến NHCSXH tỉnh, các NHCSXH cấp huyện, UBND các cấp trực thuộc, các Tổ TK&VV và các hộ gia đình vay vốn sinh viên để tránh trường hợp gặp sai sót trong quá trình xử lý và thẩm định hồ sơ vay vốn sinh viên.

Làm tốt công tác bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng NH về chương trình vay vốn sinh viên.

5.3.2) Đối với UBND các cấp trực thuộc và Tổ TK&VV:

Trước hết phải đảm bảo liên kết thông tin với NHCSXH và gia đình sinh viên vay vốn.

Cần nắm rõ nội dung của chương trình tín dụng đối với sinh viên cụ thể như: đối tượng cho vay, mục đích cho vay,… tránh việc hiểu mơ hồ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.

Nắm rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong quá trình lập hồ sơ đến lúc giải ngân và thu nợ để kịp thời xử lý khó khăn đúng với tinh thần trách nhiệm và quyền hạn của mình.

5.3.3) Đối với sinh viên và hộ gia đình:

Tương tự như các tổ chức trên, việc đầu tiên là phải đảm bảo liên kết thông tin từ phía NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc để nắm bắt thông tin mới nhất và sớm nhất.

Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình cho vay đối với sinh viên như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,…để tránh mất thời gian và sai xót.

Sử dụng đúng mục đích vay vốn của mình và cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Lịch sử hình thành và phát triển.

2. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009.

3. NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang. Bảng DSCV và DSTN của NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009.

4. Dương Quang Trãi, 2009. “Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Mỹ Xuyên-Phòng giao dịch Vĩnh An”. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang.

Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH tỉnh An Giang từ 2007-2009

5. Trần Quang Trung. 2008. “Mục đích sử dụng vốn vay của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh”. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại Học An Giang.

6. Phương Nguyên (không ngày tháng). Sinh viên nghèo vay vốn thế nào: Cách thức vay vốn sinh viên [trực tuyến]. Việt Báo (Theo_VTC). Đọc từ: http://vietbao.vn/Xa- hoi/Sinh-vien-ngheo-vay-von-the-nao/75165467/157/ (đọc ngày 08/04/2010).

7. (không ngày tháng). Chương trình vay vốn sinh viên: Cách thức vay vốn [trực tuyến]. Đọc từ: http://vayvondihoc.moet.gov.vn/?page=6.13&view=55 (đọc ngày 01/04/2010).

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Anh giang từ 2007-2009 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w