Vùng cù lao:

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Anh giang từ 2007-2009 (Trang 36)

c) Thu lãi tiền vay:

4.5.2) Vùng cù lao:

Biểu đồ 4.5.2: Biểu đồ so sánh DSCV sinh viên vùng cù lao từ 2007-2009

Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, DSCV sinh viên các huyện vùng cù lao đều tăng với tốc độ tăng giảm dần:

- Chợ Mới: Từ 2007-2008, DSCV sinh viên tăng đến 10.273 triệu đồng với tốc độ tăng rất nhanh 114%. Từ 2008-2009, DSCV sinh viên tăng từ 19.272 triệu đồng lên 25.454 triệu đồng, tăng 6.182 triệu đồng với tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn đầu đến 82%, chỉ còn 32%.

- Phú Tân: Năm 2007, DSCV sinh viên là 4.961 triệu đồng và đến năm 2008, DSCV sinh viên tăng lên 8.595 triệu đồng, mức tăng là 3.634 triệu đồng với tốc độ tăng là 73%. Đến năm 2009, DSCV sinh viên tăng lên 13.869 triệu đồng, tăng 5.274 triệu đồng với tốc độ tăng giảm còn 61%.

- Tân Châu: Giai đoạn 2007-2008, DSCV sinh viên tăng 3.760 triệu đồng với tốc độ tăng là 99%, cao hơn giai đoạn 2008-2009 tốc độ tăng chỉ còn 42% với mức tăng 3.187 triệu đồng.

- An Phú: Tương tự như các huyện thị khác trong vùng cù lao và vùng thành thị, DSCV sinh viên qua các năm tăng với tốc độ tăng giảm dần. Giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng là 32%, tăng 2.645 triệu đồng thấp hơn so với giai đoạn 2007-2008 tăng đến 4.517 triệu đồng với tốc độ tăng rất nhanh là 119%.

Nhìn chung, DSCV sinh viên và mức tăng ở Chợ Mới qua 3 năm là cao nhất so với toàn vùng. Tuy nhiên, tốc độ tăng ở Chợ Mới qua cả 2 giai đoạn lại không đứng ở vị trí cao nhất trong vùng. Giai đoạn 2007-2008, tốc độ tăng của An Phú là cao nhất (119%) mặc dù An Phú là huyện có DSCV sinh viên thấp nhất trong toàn vùng. Sang giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng An Phú rơi xuống vị trí thấp nhất, bằng với Chợ Mới; thay vào đó là Phú Tân với tốc độ tăng là 61%, cao nhất so với toàn vùng.

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn của sinh viên tại Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Anh giang từ 2007-2009 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w