Công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở việt nam (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 3 NỘI DUNG PHÂN TÍCH

3.4. Công bằng xã hội

Mục tiêu của đánh thuế là tạo công bằng xã hội cao hơn thông qua tái phân bổ của cải. Trƣớc tiên, cơng bằng xã hội có nghĩa là những BĐS có giá trị nhƣ nhau phải chịu thuế nhƣ nhau “cơng bằng ngang” và những BĐS có giá trị khác nhau phải chịu thuế khác nhau “công bằng dọc”. Tuy nhiên, theo Luật số 48/2010/QH12, nguyên tắc này chƣa đƣợc bảo đảm. Vì Luật số 48/2010/QH12 quy định giá tính thuế đất căn cứ vào giá đất UBND cấp tỉnh quy định hàng năm, nhƣng giá quy định này hiện chênh lệch rất khác nhau giữa các mảnh đất. Điều này đã làm cho nguyên tắc đánh thuế công bằng ngang và công bằng dọc bị vi phạm. Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng cho lập luận này. Cụ thể, theo khung giá đất năm 2009 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, giá đất 3 tuyến đƣờng Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ thấp hơn giá trị thực tế 3-4 lần, giá đất quận 2 thấp hơn giá chuyển nhƣợng thật 5-6 lần, giá đất quận 7 và khu vực lân cận đô thị Phú Mỹ Hƣng thấp hơn giá trị giao dịch thực tế 4 lần18. Sự chênh lệch không đều nhau này đã làm cho những mảnh đất nhƣ nhau không chịu thuế nhƣ nhau và những mảnh đất khác nhau không chịu thuế khác nhau. Bên cạnh, việc định giá đất theo diện tích 1m2

sẽ khơng điều chỉnh đƣợc sự khác nhau về chất lƣợng đất19

cũng là một nhân tố dẫn tới sự không công bằng của sắc thuế này.

Tiếp theo, cơng bằng xã hội cịn thể hiện qua việc chi tiêu NSNN, nghĩa là thuế đóng phải tƣơng xứng với lợi ích ngƣời đóng thuế nhận đƣợc từ đầu tƣ cơng. Bởi vì, hàng năm, Nhà nƣớc mà cụ thể là chính quyền địa phƣơng phải chi hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng cơ sở

18

Vũ Lê (2008), “Giá đất năm 2009 tăng trên 100%”, VnExpress, truy cập ngày 25/12/2008 tại địa chỉ:

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/12/3BA09D27/

19 Ngân hàng thế giới (2003), Báo cáo nghiên cứu chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, NXB Văn hóa Thơng tin Hà Nội

hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhƣng không phải tất cả mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng lợi nhƣ nhau từ những chính sách này. Giá đất tăng cao là do đầu tƣ công vào cơ sở hạ tầng. Do đó, những nơi giá đất lên cao cần phải bị đánh thuế nhiều hơn để Nhà nƣớc có ngân sách đầu tƣ vào những khu vực khác. Tuy nhiên, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp hiện nay chƣa bảo đảm tính cơng bằng đối với ngƣời nộp thuế. Theo số liệu khảo sát từ tổ 10, khu phố Tƣờng Thành, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đƣợc nêu ở mục 3.1, nhờ quy hoạch, giá trị đất ở đây đã tăng 150%, trong khi thu thuế nhà, đất theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không đổi từ năm 2009 đến năm 2010 vì giá đất năm 2009 cũng nhƣ năm 2010 theo quy định vẫn là 1.575.000 đồng/m2. Nhƣ vậy, ngƣời hƣởng lợi từ quy hoạch đã không chịu thuế tƣơng xứng với lợi ích nhận đƣợc, hay sắc thuế chƣa đảm bảo đƣợc công bằng xã hội khi xét về khía cạnh chi tiêu NSNN.

Ngồi ra, thực tế cho thấy chỉ những ngƣời giàu mới sở hữu đƣợc những mảnh đất và cơng trình có giá trị. Do đó, khi bỏ qua thuế nhà và các cơng trình gắn liền trên đất là chúng ta đang ƣu đãi cho ngƣời giàu. Điều đó đồng nghĩa với việc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ đánh thuế suất thực tế quá cao vào những chủ đất và nhà chất lƣợng thấp so với những chủ đất và nhà chất lƣợng cao. Đây cũng là một nhân tố cho thấy sự không công bằng của sắc thuế này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ sở hợp lý của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở việt nam (Trang 34 - 35)