2.2.1. Đối với nguồn nguyên liệu vải các loại
Đây chính là sản phẩm đầu ra của ngành dệt tuy nhiên ngành dệt trong nước chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu của ngành may. Thật vậy, từ ngày đất nước mở cửa, chuyển sang cơ chế thị trường, ngành dệt Việt Nam tỏ ra yếu ớt, không đủ sức cạnh tranh với hàng dệt thế giới. Trong thời kỳ 1988 đến 1993, ngành dệt Việt Nam không có sự tăng trưởng (xem bảng).
Qua bảng trên ta thấy sản lượng vải của ngành dệt trong thời gian này liên tục giảm từ 326 triệu mét năm 1988 xuống còn khoảng 218 triệu mét năm 1993 (giảm 33,1%). Năm 1993 có thể nói là năm khó khăn nhất của ngành dệt do vải sản xuất ra tiêu thụ rất chậm còn ứ đọng trong kho hàng trăm tỷ đồng, có thời điểm đến 300 tỷ đồng [4]. Trong thời kỳ này, hàng dệt may Việt Nam không cạnh tranh nổi với hàng dệt Trung Quốc và Thái Lan tràn ngập thị trường trong nước, trong khi đó ngành may xuất khẩu chủ yếu theo phương thức may gia công cho nước ngoài (chiếm khoảng 80 - 90%) nên hầu hết nguyên liệu vải để may xuất khẩu đều được các đối tác nước ngoài cung cấp.
Như vậy, ngành dệt và may trong thời kỳ này chưa liên kết được với nhau. Ngành may đã có những bước phát triển rõ rệt trong khi đó sản phẩm của ngành dệt quá kém không thể đáp ứng nhu cầu cho may xuất khẩu.
Tuy nhiên, từ năm 1995 trở lại đây, ngành dệt đã được chú ý hơn. Đặc biệt vào ngày 20/9/1995, Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) ra đời nhằm tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp dệt và may, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp may cũng như giúp các doanh nghiệp may tìm hiểu về nguồn hàng của các doanh nghiệp dệt từ đó nâng cao dần tỷ lệ sử dụng vải nội địa của các doanh nghiệp dệt để làm hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, có một vài công ty dệt được đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Một ví dụ đó là Công ty Dệt Thành Công. Đây là một trong những công ty thành công trong việc đổi mới công nghệ và tăng sản lượng. Công ty đã tăng sản lượng vải 8 lần trong thời gian từ 1976 đến 1996[3]. Tuy nhiên vì do thiếu vốn nên chỉ có một vài công ty có thể làm được như Công ty Dệt Thành Công. Cho đến năm 1999, toàn ngành dệt mới đổi mới được chừng 30% thiết bị và công nghệ tiên tiến, công suất kéo sợi 177 ngàn tấn, đã sản xuất được gần 100 ngàn tấn - trong đó, đã sản xuất được các loại sợi chỉ số cao cho hàng dệt kim và dệt vải cao cấp: tổng sản lượng vải khoảng 500 triệu mét (khổ 0,8m); sản phẩm dệt kim: 34.000 tấn; khăn bông 10.000 tấn [116].
Tính chung cả khu vực trong nước và đầu tư nước ngoài từ năm 1995 đến nay sản lượng vải trong nước liên tục tăng và có khả năng tăng nhanh trong tương lai (khoảng 23%) vì đang có sự thiếu hụt về cung rất lớn về sản phẩm này hiện nay:
Sản lượng vải, sợi trong nước thời gian qua và kế hoạch tương lai.
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ
(%) Vải (triệu mét) 280 320 450 550 700 800 23
Sợi (ngàn tấn) 53 65 100 130 140 150 23 Nguồn: VINATEX.
Tuy nhiên, hiện nay vải nội địa được sử dụng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vải được sử dụng cho may xuất khẩu (khoảng 20 - 30%)[8]. Vải nội địa chủ yếu được sử dụng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong nội địa, khi sản xuất các đơn hàng lớn các công ty may cũng không dùng vải nội địa.
Nhìn chung, thực trạng sử dụng vải của các công ty may như sau:
- Tất cả các đơn hàng may gia công đều dùng nguyên phụ liệu của nước ngoài giao. Hiện nay hình thức gia công CMP vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng sản phẩm xuất khẩu (80%), chủ yếu với các công ty Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Với đơn hàng may xuất khẩu FOB (các công ty tự mua nguyên liệu để may xuất khẩu) và đơn hàng nội địa là trong những thị phần mà Tổng công ty dệt may và các công ty may quan tâm thì việc sử dụng nguyên phụ liệu chủ yếu cũng bằng nguồn nhập khẩu. Hàng năm một lượng vải có chất lượng cao được nhập khẩu lên đến khoảng 300 - 400 triệu mét [8]. Sở dĩ như vậy vì việc sử dụng vải nội địa do chất lượng không ổn định nên rủi ro cao hơn.
Nhập khẩu vải các loại của Việt Nam từ 1995 - 1999 Đơn vị: triệu mét
1995 1996 1997 1998 1999(tr. USD)
71,7 226,1 414,3 529,5 513,0
Nguồn: Niên giám thống kê
- Việc sử dụng nguyên phụ liệu nội địa mới chỉ dừng ở các mặt hàng vải lót, bông lót và những chi tiết thứ yếu. Một số công ty may đã sử dụng vải nội địa để may thử các đơn đặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa nhưng số lượng cũng rất nhỏ.
Thứ đi tìm nguyên nhân của thực trạng trên, ta thấy ngành dệt còn có những mặt hạn chế sau:
Thứ nhất, chuẩn loại và chất lượng vải nội địa nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mẫu mã còn hạn chế. Một số những loại vải trong nước chưa có thiết bị sản xuất với chất lượng cao như các loại microfiber tráng nhựa để may áo Jacket. Một số các loại vải may mặc ngoìa cho nhu cầu xuất khẩu trong nước có thể sản xuất được nhưng chất lượng không đảm bảo do thiết bị dệt và xử lý hoàn tất còn quá lạc hậu và chưa đồng bộ. Các công ty dệt chưa chú trọng đến công tác chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 nên chất lượng sản phẩm không ổn định, độ lập lại của sản phẩm không cao gây nhiều khó khăn cho các công ty may khi sử dụng vải nội địa.
- Thứ hai, phương thức tiếp thị của ngành dệt chưa thực sự theo cơ chế thị trường, phương thức mua bán chưa thuận lợi, dịch vụ hậu mãi còn nhiều thủ tục cồng kềnh, thời gian giao hàng thường chậm, trong khi đó giá cả nhìn chung đắt hơn hàng nhập cùng loại.
Bên cạnh đó còn có những yếu tố sau đây gây cản trở cho sự phát triển của ngành dệt:
Trước hết là thuế VAT, với thuế suất 10% đối với ngành sợi, dệt là quá cao so với thuế doanh thu trước đây 2% cho sản phẩm sợi và 4% cho sản phẩm dệt. Trong năm 1999, các doanh nghiệp dệt phải nộp thuế VAT gần như tăng gấp 2 lần so với chế độ thuế doanh thu cũ (riêng VINATEX đã nộp tăng 93 tỷ đồng)[5]. Các doanh thu dệt tuy chưa bị lỗ, nhưng do hàng trăm tỷ đồng phải nộp tăng nên lợi nhuận gần như không còn. Mặc dù các doanh nghiệp đã phản ánh nhiều lần, nhưng đến nay Bộ Tài chính chỉ xét giảm cho những doanh nghiệp bị lỗ.
Thứ nhì là việc áp dụng thuế nhập khẩu các loại vật tư ngành dệt trong nước chưa sản xuất được như các trợ chất, thuốc nhuộm, mex, phụ tùng... đã được Hải quan áp dụng theo xu thuế tận thu. Các loại vật tư tuy đã có mã thuế ngành dệt với mức thấp, nhưng có thể vận dụng với mã thuế ngành khác có thuế suất cao hơn, thì ngành Hải quan luôn áp mã với thuế suất cao. Ví dụ: hồ mềm vải có mã thuế 380900 với thuế suất 1% đã bị áp mã 340319 với thuế
suất 5%; chất nhũ in hoa và các trợ chất có mã 380900 như trên đã bị áp mã 340290 với thuế suất 20%, mex dựng có mã 5901900 với thuế suất 15% đã bị áp mã 5903900 với thuế suất 40%... Hàng năm, số thuế chênh lệch này là hàng chục tỷ, đúng ra sẽ là lợi nhuận có thể góp phần đầu tư cho ngành dệt. Ngoài ra, ngành dệt còn gánh nặng thuế nhập khẩu (thu trên sợi). Nếu ngành dệt không được hoàn lại thuế nhập khẩu thu trên sợi và ngành sợi không được hoàn lại thuế nhập khẩu thu trên bông thì giá thành sản phẩm của hai ngành này vẫn sẽ cao, sản phẩm vẫn khó được ngành may chấp nhận. May sẽ vẫn tiếp tục nhập vải về để sản xuất hàng xuất khẩu. Ba ngành sợi - dệt - may sẽ khó có thể gắn lại được với nhau và giúp nhau cùng phát triển.
Thứ ba là thuế lợi tức. Ngành dệt lãi thấp, nhưng nếu có lãi thì lại phải nộp 32% thuế lợi tức, sau đó lại phải nộp tiếp thuế vốn. Phần còn lại để đầu tư phát triển sản xuất hầu như không đáng kể.
Thứ tư, vốn lưu động hạn hẹp đã làm cho ngành dệt không thể bán sản phẩm cho ngành may theo phương thức trả chậm. Trong khi đó, ngành may có thể trả chậm tới 150 ngày nếu nhập khẩu vải từ nước ngoài.
Cuối cùng là do may gia công thường dễ hơn là mua nguyên liệu bán thành phẩm. Công tác thị trường, phân phối và thiết kế mẫu, nói chung là những khâu khó khăn nhất trong vòng quay sản xuất - tiêu thụ, đã có khách hàng chịu trách nhiệm. Vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp may kém năng động rất chuộng hình thức gia công, nhất là khi giá gia công của ta thuộc loại rẻ nhất trong khu vực. Thị trường lớn, đơn hàng không thiếu, lợi nhuận tuy không cao nhưng độ rui ro ít đã khiến nhiều doanh nghiệp may không chịu khó đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm, chuyển dần sang mua đứt bán đoạn. Với cách làm đó, ngành dệt khó có thể phát triển được.
Theo chúng tôi, các yếu tố trên là những cản ngại chính của ngành dệt mà nếu không được khắc phục thì ngành dệt, dù có nỗ lực tới đâu, cũng khó có thể bắt kịp bước tiến của ngành may.
Đối với các loại phụ liệu may, việc thực hiện “nội địa hoá” có khả năng hơn. Ngoài một số chủng loại mặt hàngnhập khẩu theo các hợp đồng gia công thì một phần do các doanh nghiệp trong nước sản xuất như: chỉ may của Công ty dệt Phong Phú, các loại nút của công ty liên doanh Việt Thuận, dây kéo của công ty vật liệu may Nha Trang và các loại khác của nhiều quốc doanh và tư nhân trong nước.
Theo kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi tại 9 công ty dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 44,4 % công ty cho biết dây kéo là phụ liệu nhập khẩu nhiều nhất, 22,2% công ty nhập khẩu nút nhiều nhất, kế đến là nhãn, keo lót...
2.3. Tình hình hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về
đẩy mạnh “nội địa hoá”
Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, với việc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chức năng quản lý kinh tế của Việt Nam tách khỏi chức năng kinh doanh của doanh nghiệp thì chức năng tài trợ xuất khẩu của Nhà nước không chỉ bao hàm nội dung “tài trợ trực tiếp” mà chủ yếu mang nội dung định hướng, giám sát xuất khẩu nhằm đảm bảo môi trường đầu tư sản xuất - kinh doanh xuất khẩu thuận lợi và hiệu quả kinh tế xã hội của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu hàng dệt may nhằm khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu trong nước để nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá”, Nhà nước đã ban hành hệ thống luật pháp cũng như các văn bản pháp quy đề cập về vấn đề này như sau:
Trong chương VI, điều 9, 10 Nghị định 114 - HĐBT về việc tạo cơ sở pháp lý để giải phóng năng lực sản xuất, năng lực vốn, đảm bảo nguồn nguyên liệu với chất lượng cao nhằm khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu có quy định:
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu theo điều 2 của Luật thuế doanh thu. Nếu dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu thì được giảm thuế lợi tức theo điều 22 cuả Luật thuế lợi tức.
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu được xét miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian ban đầu.
Luật đầu tư nước ngoài có những thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là các dự án đầu tư vào việc sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Theo Nghị định của Chính phủ số 10/1998/NĐ - CP ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích đầu tư và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
- Các dự án sản xuất thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng, tơ sợ các loại, hàng dệt để xuất khẩu, nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư. Các dự án xuất khẩu 100% sản phẩm thuộc danh mục được đặc biệt khuyến khích đầu tư.
- Doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với sản phẩm trên (các doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu và làm thủ tục xin hoàn thuế nhập khẩu sau khi doanh nghiệp xuất khẩu đã xuất khẩu được sản phẩm), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “xuất khẩu gián tiếp” qua các doanh nghiệp xuất khẩu khác.
Từ 1/1/1999, Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) được áp dụng ở Việt Nam nhằm khắc phục nhược điểm của Luật thuế doanh thu (hiện tượng thuế chồng thuế mà ngành dệt may than vãn một thời gian dài) khiến sản phẩm dệt may của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Chẳng hạn, nếu sử dụng nguyên liệu vải sợi nội địa để sản xuất sản phẩm may, các doanh nghiệp lần lượt chịu các mức thuế tính đến sản phẩm cuối cùng: thuế nguyên liệu sợi 2%, thuế nguyên liệu vải 4%. Các doanh
nghiệp may quốc doanh chịu 35% thuế lợi tức, thuế đất 0,5%, thuế vốn 4,8%/năm.
- Nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may sẵn bán thẳng sẽ chịu thuế nguyên liệu vải nhập 40%,thuế phụ liệu 30%.
Như vậy, chính sách thuế không khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguyên phụ liệu nội địa và không khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất hàng dạng “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”.
Từ ngày 1/1/1999, thuế VAT thay thế thuế doanh thu, cụ thể như: bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước có mức thuế suất là 5%, sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren có mức thuế suất là 10%...
Chính phủ Việt Nam chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu hoặc sản phẩm kinh doanh ngành hàng sử dụng nhiều lao động nhất là lao động nữ... trong phương hướng phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng trong thực tế chưa có chính sách tài trợ cụ thể. Điều này cũng làm cho ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt sản phẩm dệt may Viẹt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Afghanistan..., các doanh nghiệp ngành dệt may sản xuất hàng với giá rẻ hơn sản phẩm của nước ta do họ nhận được những hỗ trợ thích đáng từ cơ quan chính phủ.
Về phía Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ công nghiệp (cơ quan quản lý ngành dệt may Việt Nam) đã có các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển hàng tiêu dùng đến năm 2005, 2010, trong đó nhấn mạnh việc phát triển ngành dệt may trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành dệt may, ngày 29/4/1995, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty dệt may Việt Nam và ngày 20/9/1995 tại Hà Nội, Tổng