Tình hình hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về đẩy

Một phần của tài liệu Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (Trang 30 - 37)

đẩy mạnh “nội địa hoá”

Từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, với việc thực hiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chức năng quản lý kinh tế của Việt Nam tách khỏi chức năng kinh doanh của doanh nghiệp thì chức năng tài trợ xuất khẩu của Nhà nước không chỉ bao hàm nội dung “tài trợ trực tiếp” mà chủ yếu mang nội dung định hướng, giám sát xuất khẩu nhằm đảm bảo môi trường đầu tư sản xuất - kinh doanh xuất khẩu thuận lợi và hiệu quả kinh tế xã hội của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu hàng dệt may nhằm khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu trong nước để nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá”, Nhà nước đã ban hành hệ thống luật pháp cũng như các văn bản pháp quy đề cập về vấn đề này như sau:

Trong chương VI, điều 9, 10 Nghị định 114 - HĐBT về việc tạo cơ sở pháp lý để giải phóng năng lực sản xuất, năng lực vốn, đảm bảo nguồn nguyên liệu với chất lượng cao nhằm khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu có quy định:

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu theo điều 2 của Luật thuế doanh thu. Nếu dùng lợi nhuận đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu thì được giảm thuế lợi tức theo điều 22 cuả Luật thuế lợi tức.

- Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu được xét miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian ban đầu.

Luật đầu tư nước ngoài có những thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may, đặc biệt là các dự án đầu tư vào việc sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Theo Nghị định của Chính phủ số 10/1998/NĐ - CP ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích đầu tư và đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

- Các dự án sản xuất thuốc nhuộm, hoá chất chuyên dùng, tơ sợ các loại, hàng dệt để xuất khẩu, nguyên liệu cao cấp để sản xuất quần áo xuất khẩu thuộc danh mục các dự án được khuyến khích đầu tư. Các dự án xuất khẩu 100% sản phẩm thuộc danh mục được đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và thuế doanh thu tương ứng đối với sản phẩm trên (các doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu và làm thủ tục xin hoàn thuế nhập khẩu sau khi doanh nghiệp xuất khẩu đã xuất khẩu được sản phẩm), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “xuất khẩu gián tiếp” qua các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Từ 1/1/1999, Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) được áp dụng ở Việt Nam nhằm khắc phục nhược điểm của Luật thuế doanh thu (hiện tượng thuế chồng thuế mà ngành dệt may than vãn một thời gian dài) khiến sản phẩm dệt may của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Chẳng hạn, nếu sử dụng nguyên liệu vải sợi nội địa để sản xuất sản phẩm may, các doanh nghiệp lần lượt chịu các mức thuế tính đến sản phẩm cuối cùng: thuế nguyên liệu sợi 2%, thuế nguyên liệu vải 4%. Các doanh

nghiệp may quốc doanh chịu 35% thuế lợi tức, thuế đất 0,5%, thuế vốn 4,8%/năm.

- Nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may sẵn bán thẳng sẽ chịu thuế nguyên liệu vải nhập 40%,thuế phụ liệu 30%.

Như vậy, chính sách thuế không khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguyên phụ liệu nội địa và không khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực sản xuất hàng dạng “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”.

Từ ngày 1/1/1999, thuế VAT thay thế thuế doanh thu, cụ thể như: bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước có mức thuế suất là 5%, sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren có mức thuế suất là 10%...

Chính phủ Việt Nam chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu hoặc sản phẩm kinh doanh ngành hàng sử dụng nhiều lao động nhất là lao động nữ... trong phương hướng phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng trong thực tế chưa có chính sách tài trợ cụ thể. Điều này cũng làm cho ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn hơn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt sản phẩm dệt may Viẹt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Afghanistan..., các doanh nghiệp ngành dệt may sản xuất hàng với giá rẻ hơn sản phẩm của nước ta do họ nhận được những hỗ trợ thích đáng từ cơ quan chính phủ.

Về phía Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ công nghiệp (cơ quan quản lý ngành dệt may Việt Nam) đã có các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển hàng tiêu dùng đến năm 2005, 2010, trong đó nhấn mạnh việc phát triển ngành dệt may trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành dệt may, ngày 29/4/1995, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty dệt may Việt Nam và ngày 20/9/1995 tại Hà Nội, Tổng công ty dệt may Việt Nam đã làm lễ ra mắt với sự chứng kiến của đầy đủ các

doanh nghiệp thành viên và nhiều cơ quan có liên quan. Mục đích của việc thạnh lập Tổng công ty là nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong ngành dệt may Việt Nam. Định hướng hoạt động của Tổng công ty là thực hiện các công việc chủ yếu sau đây: tạo vốn và điều hoà vốn, tạo nguồn nguyên liệu để từng bước chủ động sản xuất, tạo ra thị trường mới cho các đơn vị thành viên cũng như ngành dệt may cả nước.

Ngày 29/7/1998, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 134/1998/QĐ - TTg chuyển công ty Bông Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào làm thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Quyết định này gia tăng nhiệm vụ của Tổng công ty dệt may Việt Nam là phát triển cây bông trong nước để tự túc nguồn nguyên liệu, đồng thời là cơ hội thuận lợi để ngành dệt may thực hiện các chiến lược hội nhập.

Ngày 4/9/1998, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 161/1998/QĐ - TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến 2010”. Trong đó có nhấn mạnh đến việc phát triển vùng nguyên liệu: “Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu”.

Về hệ thống hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ gồm các chính sách khuyến khích tài trợ xuất khẩu, các quỹ trợ cấp ưu đãi trực tiếp đối với xuất khẩu và hệ thống các dịch vụ tài chính - tiền tệ - tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cũng ít nhiều đề cập đến việc hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ “nội địa hoá” cao.

Hệ thống các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam thực chất là hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô theo hướng thuận lợi hoá xuất khẩu của cơ chế tài trợ xuất khẩu của Nhà nước nói chung và của Nhà nước Việt Nam nói riêng, là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hệ thống chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của quốc gia và của cộng đồng quốc tế trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định. Trong đó có chính sách hướng tới tạo nguồn hàng xuất khẩu,

cải tiến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu bao gồm các chính sách cơ bản như chính sách xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chính sách ưu tiên đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu...

Còn đối với các quỹ trợ cấp ưu đãi trực tiếp đối với xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam gồm quỹ bình ổn giá, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ thưởng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển... cũng có các quy định khuyến khích đối với việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá”. Ví dụ, trong quỹ thưởng xuất khẩu (thành lập theo quyết định số 1291/1998/QĐ - BTM) quy định điều kiện được thưởng với các mặt hàng gia công chế biến bằng nguyên vật liệu trong nước chiếm 60% trị giá trở lên.

Chương 3: Xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt nam trong giai đoạn 2000 - 2010

3.1. Dự báo tình hình “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của

Việt Nam.

3.1.1. Những cơ hội và thách thức mới của thế giới đối với ngành dệt may Việt Nam

3.1.1.1. Các cơ hội chủ yếu bên ngoài mà ngành dệt may Việt Nam có thể nắm bắt:

- Thứ nhất là các nước EU, NICs đều giảm công suất, chuyển các xí nghiệp dệt may sang các nước có lao động, đất đai rẻ. Do đó, phát triển ngành dệt may hiện nay là thời cơ đối với các nước đang phát triển.

- Thứ hai là quy mô nhu cầu của khách hàng hiện tại về sản phẩm dệt may còn nhiều, doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa khai thác hết như các thị trường EU, Nhật... Bên cạnh đó, Việt Nam có khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngoại giao thương mại của Chính phủ vào các thị trường Mỹ, Trung Đông...

- Thứ ba là hệ thống ưu đãi thuế quan GSP của các nước công nghiệp phát triển đối với sản phẩm có tỷ lệ “nội địa hoá” cao từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Thứ tư là trình độ công nghệ kỹ thuật dệt may trên thế giới phát triển khá cao mà nước ta có thể tiếp thu được. Hiện nay, nhiều nhà cung cấp máy móc thiết bị chuyên ngành tham gia triển lãm chào hàng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với các điều kiện thuận lợi...

3.1.1.2. Các nguy cơ bên ngoài cần có biện pháp giảm hoặc hạn chế rủi ro:

- Thứ nhất là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, họ có ưu thế về: vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, có chính sách hỗ trợ của Chính phủ... Cạnh tranh lại càng gay gắt khi hạn

ngạch nhập khẩu hàng dệt may do các nước công nghiệp đặt ra phải được bãi bỏ trong vòng 5 năm nữa.

- Thứ hai là pháp luật quốc tế và các quốc gia khá phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư nhiều công sức, tiền của để thu thập thông tin nhằm hiểu biết môi trường pháp lý quốc tế trong quan hệ thương maị.

- Thứ ba là khách hàng nước ngoài yêu ngày cầu càng cao về chất lượng, mẫu mã. Thị hiếu về thời gian thay đổi liên tục.

Nâng cao tỷ lệ “Nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (33 trang)

NÂNG CAO TỶ LỆ “NỘI ĐỊA HOÁ” HÀNG DỆT MAY XUẤT

KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI TỪ NAY ĐẾN

2020

MỤC LỤC

Mở đầu ... 1

Chương 1: Sự cần thiết nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. ... 3

1.1. Khái niệm về tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam... 3

1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may và vấn đề đặt ra: ... 3

1.1.2. Khái niệm tỷ lệ “nội địa hóa” ... 4

1.2. Các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào” của gia công hàng dệt may ... 5

1.2.1. Nguyên phụ liệu “đầu vào” của ngành dệt ... 6

1.2.2. Nguyên phụ liệu “đầu vào” của ngành may ... 6

1.3. Các chế độ về nguồn gốc xuất xứ ... 7

1.3.1. ý nghĩa ... 7

1.3.2. Các tiêu chuẩn xuất xứ ... 7

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn mới 2000 - 2010 ... 9

1.4.1. Đòi hỏi được hưởng những ưu đãi của nước nhập khẩu ... 9

1.4.3. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ ... 10

1.4.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may ... 11

1.5. Vai trò, vị trí của mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu trong chiến lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ... 13

Chương hai: Đánh giá tình hình “Nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo các yếu tố nguyên phụ liệu “đầu vào” sau 15 năm tiến hành đổi mới toàn diện và mở cửa nền kinh tế đến nay ... 18

2.1. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” của ngành dệt Việt Nam ... 18

2.1.1. Đối với nguồn nguyên liệu bông ... 18

2.1.2.Đối với nguồn nguyên liệu dâu tằm tơ ... 23

2.1.4. Đối với nguồn phụ liệu hoá chất thuốc nhuộm ... 24

2.2. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” ngành may ... 25

2.2.1. Đối với nguồn nguyên liệu vải các loại ... 25

2.2.2. Đối với nguồn phụ liệu may ... 29

2.3. Tình hình hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về đẩy mạnh “nội địa hoá” ... 30

Chương 3: Xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt nam trong giai đoạn 2000 - 2010 ... 35

Một phần của tài liệu Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (Trang 30 - 37)