7.1 Nền đất than bùn phải thiết kế theo tính đặc thù của loại đất này: no nước, tính nén co lớn, kéo dài độ lún theo thời gian, các đặc trưng bền, biến dạng và thấm dưới tác dụng của tải trọng sẽ thay đổi nhiều và không đẳng hướng.
Nước ngầm trong đất than bùn thường có tính ăn mịn mạnh đối với vật Iiệu móng và các phần nằm trong đất của nhà và cơng trình, phải kể đến điều này khi chọn vật liệu và phương pháp chống tác dụng ăn mòn của nước.
7.2 Các đặc trưng bền và biến dạng của đất than bùn cũng như các quá trình Iưu biến khi thay đổi trạng thái ứng suất phải qui định tùy thuộc và các áp lực khác nhau truyền lên mẫu đất than bùn khi nén một trục trong điều kiện khơng nở hơng (bằng thí nghiệm nén).
7.3 Các kết quả thí nghiệm đất than bùn, kể đến tính khơng đẳng hướng của nó, phải kèm theo chỉ dẫn về phương tự nhiên so với trục thẳng đứng của từng mẫu đất được lấy và về hướng của các q trình thí nghiệm cơ học so với trục này.
Khơng cho phép kể đến tính khơng đẳng hướng của đất than bùn nếu trị các đặc trưng của đất đối với hướng ngang chênh không quá 40 % so với các trị này theo hướng thẳng đứng.
7.4 Không cho phép thiết kế nền là đất nhiều than bùn và than bùn (xem Bảng 12) làm chỗ tựa trực tiếp cho móng, khơng tùy thuộc vào chiều dày của các lớp đất ấy và vào trị tính tốn biến dạng của nền.
7.5 Nếu trị tính tốn biến dạng của nền đất than bùn hoặc sức chịu tải của nó khơng chịu được nhà và cơng trình thiết kế thì trong thiết kế phải dự kiến:
- Các biện pháp kết cấu để nhà (cơng trình) tiếp thu các biến dạng dự tính của nền (xem 4.8.6). 7.6 Trong các biện pháp giảm biến dạng của nền đất than bùn no nước cần phải dự kiến: - Móng xun qua (tồn bộ hoặc một phần) lớp đất than bùn trong đó kể cả móng cọc;
- Gạt bỏ hoàn toàn hoặc một phần đất than bùn theo diện quy hoạch và thay bằng đất tại chỗ (không phải đất than bùn) hoặc bằng các đệm cát, sỏi (dăm);
- Nén chặt trước nơi định xây dựng.
7.7 Các phương tiện cơ bản dùng để nén trước đất than bùn là:
- Gia tải bằng đất đắp tạm thời hoặc thường xuyên có làm lớp thấm, các rãnh hoặc hố thoát nước; - Hạ mực nước tạm thời hoặc thường xuyên.
7.8 Việc lựa chọn các biện pháp hoặc kết hợp chúng phải tiến hành có kể đến chiều dày của lớp và tính chất đất than bùn cũng như tính chất và chiều dày của các lớp đất nằm ngay bên dưới hoặc phủ bên trên đất than bùn.
7.9 Khi thiết kế việc gia tải cần phải quy định:
- Trị áp lực trên cốt đất được nén chặt cần phải đạt được đối với nhà hoặc cơng trình định thiết kế, đặc trưng bằng tính nén của đất;
- Thời gian cần thiết, đặc trưng đất được nén chặt.
Để xác định trị áp lực cũng như thời gian, đặc trưng của đất cần phải đạt, cho phép dùng phương pháp lý thuyết cố kết tuyến tính của đất.
7.10 Độ chặt của đất trong lớp gia tải bằng cát và trong đệm cát đắp trên đất than bùn phải kiểm tra theo số liệu xuyên tĩnh nêu ở Bảng 5.
CHÚ THÍCH: Khơng cho phép dùng xun động để kiểm tra độ chặt của đất trong đệm cát và trong lớp gia tải trong điều kiện đất than bùn no nước.
7.11 Việc tính tốn nền đất than bùn theo sức chịu tải và theo biến dạng phải tiến hành có kể đến: - Tốc độ chất tải trên mặt đất than bùn;
- Các lực thủy động sinh ra trong quá trình chất tải; - Sự thay đổi ứng suất trên cốt đất do quá trình cố kết; - Tính khơng đẳng hướng về độ bền của đất than bùn;
Khi tính tốn cho phép dùng phương pháp lý thuyết cố kết tuyến tính.