Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

H N N AR ANK RÊN Ị AN P M

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các chi nhánh

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trong hoạt động của NHTM, huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chính, có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau. Trong khi nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện việc đầu tư, cho vay để sinh lời, thì sử dụng vốn như thế nào là căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định khối lượng, cơ cấu nguồn vốn cần huy động. Nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả, không đem lại lợi nhuận cao, trong khi nguồn vốn huy động nhiều thì ngân hàng phải gánh chịu gánh nặng lãi suất huy động. Ngược lại nếu nhu cầu sử dụng vốn cao, đem lại lợi nhuận cao, thì ngân hàng phải tăng cường huy động vốn để có nguồn vốn sử dụng, nhằm tối đa hố lợi nhuận. Vì thế, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là cách để tạo nguồn vốn và phát triển nguồn vốn một cách có hiệu quả và vững bền nhất. Việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả khơng chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng lên và ngân hàng có thể huy động vốn nhiều hơn với lãi suất hấp dẫn khách hàng hơn. Đây chính là một chu trình khép kín, có mối quan hệ tương hỗ với nhau mà các NHTM phải biết và sử dụng tốt, Agribank cũng không ngoại lệ. Để làm tốt việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn Agribank nói chung và các chi nhánh trên địa bàn Tp.HCM nói riêng cần làm tốt các cơng tác sau:

 Nắm rõ, bám sát các chủ trương về kinh tế - xã hội của nhà nước và của địa phương, để có thể đề suất các chiến lược, kế hoạch phù hợp, thực tiễn.

56

 Tăng trưởng tín dụng phải gắn với tăng trưởng nguồn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Đảm bảo an tồn, hiệu quả vốn đầu tư và xem đây là yếu tố quan trọng để quyết định kết quả kinh doanh. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định, tuân thủ theo quy trình và chế độ cho vay, tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm về tín dụng, đồng thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế nghiệp vụ, đặc biệt là các hành vi tiêu cực trong cho vay.

 Cơ cấu đầu tư vốn theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó phát triển mảng cho vay tiêu dùng cá nhân thông qua việc đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ tín dụng, cho vay.

 Tiếp tục đầu tư các trang thiết bị, hệ thống để nâng cao công nghệ thanh tốn. Tuy nhiên việc đầu tư phải có chiều sâu và có tầm nhìn dài hạn, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí. Chiến lược đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển của Agribank và của chi nhánh.

 Do đặc thù nhiệm vụ của Agribank, việc ưu tiên cho vay nông nghiệp và các chương trình sản xuất nơng thuỷ sản là cần thiết. Tuy vậy, cần mở rộng hình thức cho vay thành mơ hình khép kín từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Điều này không chỉ thoả mãn mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn như sứ mạng của ngân hàng đề ra mà còn hạn chế rủi ro tăng tỷ lệ nợ xấu của Agribank.

 Thực hiện công tác quản trị ngân hàng theo chiều sâu nhằm nâng cao năng lực quản trị của bộ máy, nhất là quản trị rủi ro trong các hoạt động tín dụng. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc thực hiện hồ sơ vay vốn, quy trình nghiệp vụ … được tn thủ. Văn phịng khu vực miền Nam cần đẩy mạnh hơn công tác kiểm tra các hoạt động tín dụng, cơng tác thẩm định, vốn dự án, phương thức sử dụng vốn và việc thực hiện các phương án sử dụng vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn

57

Tp.HCM nhằm đảm bảo công tác sử dụng vốn hiệu quả, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)