Không đảm bảo đối với phương pháp AOAC 990.12: Tổng số vi khuẩn hiếu khí 1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ƯỚC LƯỢNG ĐỘ LẶP LẠI, ĐỘ TÁI LẬP VÀ ĐỘ ĐÚNG TRONG ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO (Trang 26)

C.3.1 Giới thiệu

Phương pháp này là phương pháp vi sinh dùng để theo dõi hoạt động của vi sinh vật trong thực phẩm[27]. Phương pháp này sử dụng đĩa cấy chứa môi trường dinh dưỡng khô và chất tạo đông tan được trong nước lạnh. Các mẫu được đưa vào đĩa cấy với tỷ lệ 1,0 ml trên mỗi đĩa và dàn đều trên một diện tích sinh trưởng khoảng 20 cm2. Đĩa được ủ ấm rồi đếm khuẩn lạc. Đại lượng đo là số đơn vị hình thành khuẩn lạc tìm được. Đối với số đếm khác "khơng", đơn vị báo cáo quy ước là log10(số đếm), nghĩa là logarit cơ số 10 của số đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) tìm được. Mong muốn có ước lượng độ khơng đảm bảo đối với ba nhóm thực phẩm: nhuyễn thể có vỏ, bột mì và rau.

Ví dụ ở đây dựa trên dữ liệu được công bố trong Tài liệu hướng dẫn A2LA 108 (A2LA G108, 2007)[28], sử dụng với sự cho phép của Hiệp hội Cơng nhận phịng thử nghiệm Mỹ.

C.3.2 Dữ liệu nghiên cứu phối hợp

Phương pháp được xác nhận giá trị sử dụng bằng một nghiên cứu phối hợp sử dụng tám phịng thí nghiệm, sáu thực phẩm có mức độ nhiễm khuẩn khác nhau, mỗi thực phẩm hai mẫu, và hai lần lặp trên mỗi mẫu. Phân tích dữ liệu phù hợp với TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), và nghiên cứu xác nhận giá trị sử dụng bao gồm tất cả các bước trong quá trình thử, ngoại trừ bước liên quan đến việc lựa chọn cỡ mẫu con chính xác (các mẫu để đo được cung cấp trong nghiên cứu phối hợp). Bảng C.2 trình bày các ước lượng độ lệch chuẩn tương đối lặp lại và tái lập được báo cáo cho ba thực phẩm liên quan đến yêu cầu đánh giá độ khơng đảm bảo, tính theo phần trăm.

Bảng C.2 - Dữ liệu nghiên cứu phối hợp lựa chọn đối với tổng số vi khuẩn hiếu khí Thực phẩm Độ lệch chuẩn tương đối tái lập

%

Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại

%

Tôm 11,1 9,8

Rau 9,2 6,3

Bột mì 5,8 5,3

Chú ý là tất cả dữ liệu độ lặp lại và độ tái lập đều được biểu thị như độ lệch chuẩn tương đối, so với giá trị quan trắc trung bình đối với log10(số đếm). Điều này thuận tiện cho phương pháp cụ thể này, nó nhằm chỉ ra độ phân tán gần tỷ lệ với mức và độ lệch chuẩn tương đối gần nhất quán.

C.3.3 Kiểm soát độ chệch

Để thiết lập xem độ chệch phịng thí nghiệm có nằm trong phạm vi kỳ vọng hay khơng, phịng thí nghiệm tiến hành nghiên cứu so sánh với phịng thí nghiệm quy chiếu. Kết quả đối với rau và tôm luôn nằm trong khoảng 10% (tương ứng với , là trung bình của các quan trắc liên quan). So sánh với mẫu bột mì cho thấy các kết quả cách nhau 5 % (tương ứng với ∆l ≤ 0,05 . Các độ lệch chuẩn này rõ ràng là phù hợp với độ lệch chuẩn tái lập; do đó, độ chệch được đánh giá là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ƯỚC LƯỢNG ĐỘ LẶP LẠI, ĐỘ TÁI LẬP VÀ ĐỘ ĐÚNG TRONG ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w