Năng suất lao động và tiền lương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An. (Trang 70)

Đồ thị 2. 6: Số nhân viên và năng suất lao động của Công ty thủy lợi Tây Nam từ năm 2005-2017

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003. Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng giai đoạn 2003-2007 đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI, XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27-5-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khố XI. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Hiện nay, Cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn về chính sách tiền lương, Cơng ty đang áp dụng theo nghị định 205/2004 NĐ-CP về chính sách tiền lương, hầu hết tiền lương đều chưa tương xứng với công sức lao động của nhân viên

công ty bỏ ra. Mặt khác, do nhu cầu quản lý và cung ứng dịch vụ tưới tiêu trên địa bàn, cơng ty do chưa có chính sách tiền lương hợp lý để thu hút nhân lực có chất lượng cao về làm việc, khiến năng suất lao động của cơng ty chưa nâng cao.

Nhìn vào đồ thị 2.5, ta cịn thấy năng suất lao động của cơng ty vượt gấp nhiều lần so với tiền lương được trả, điều này cho thấy nhân viên đã làm việc hiệu quả, đạt chất lượng. Nếu như có chính sách hợp lý, năng suất lao động của cơng ty sẽ còn vượt lên trong những năm tới.

Đồ thị 2. 8: Năng suất lao động doanh thu bình qn đầu người của cơng ty (triệu đồng/NV) (triệu đồng/NV)

Nhìn vào đồ thị 3 đồ thị 2.6, 2.7 và 2.8, năng suất lao động (Doanh thu bình qn/người) của Cơng ty đã có mức tăng trưởng vượt bậc trong thời gian vừa qua. Giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của năng suất lao động (Doanh thu bình quân/người) của Công ty thủy lợi Tây Nam là giai đoạn 2008-2013, năng suất lao động tăng từ mức 36,9 triệu đồng lên mức 157,77 triệu đồng vào năm 2013, đó là một bước tiến dài đưa mức năng suất lao động của công ty thủy lợi Tây Nam tăng lên. Từ đó, doanh thu vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định từ năm 2013-2016.

Năm 2017, Doanh thu vẫn tăng trưởng, nhưng do vừa tuyển thêm các kỹ sư trẻ, lực lượng chưa đồng đều, kinh nghiệm học hỏi, làm việc chưa cao, khiến năng suất lao động có đơi chút giảm đi, nhưng cơ bản cơng ty đã phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Đồ thị 2. 9: Năng suất lao động 2 vụ lúa và GDP

Từ bảng 2.9, 2.10 ta thấy năng suất lao động (diện tích tưới tiêu 2 vụ và 3 vụ mỗi nhân viên đảm nhận) có số tương quan so với GDP là: -0.66108. Chứng tỏ diện tích tưới tiêu của mỗi nhân viên đảm nhận có hệ số tương quan tuyến tính nghịch biến so với GDP, điều này thể hiện diện tích tưới phát triển lớn, trong khi đó GDP phát triển nhỏ. Từ hệ số tương quan với GDP bình quân đầu người là: 0.963649, diện tích tưới phát triển cùng chiều với GDP bình qn đầu người, GDP bình qn đầu người và diện tích tưới tiêu phát triển ở mức tương đối giống nhau. Cịn NSLĐ doanh thu bình qn đầu người có phát triển thấp với GDP, khi GDP phát triển mạnh thì ngược lại NSLĐ chỉ tăng thấp, đối nghịch với phát triển của cả nước. Tương tự, GDP bình quân đầu người cũng phát triển thuận theo năng suất lao động (doanh thu bình quân), chứng tỏ NSLĐ của công ty phát triển tốt, thuận theo so với GDP bình quân.

2.4.3 Đánh giá và phân tích về NSLĐ của Cơng ty

Dựa theo những phân tích ở trên, ta rút ra được nhận xét năng suất lao động của công ty cơ bản đang ở mức thấp. Năng suất lao động của nhân viên công ty phụ thuộc vào sự phát triền của nền nông nghiệp nước nhà, cần nhiều chinh sách hỗ trợ, cải cách của Chính phủ và ngành Thủy lợi.

Kết luận chương 2

Chương 2 Phân tích thực trạng về năng suất lao động ở Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An của Luận văn đã đưa ra được Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An, Sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Tác giả đưa ra các Phân tích thực trạng và nguyên nhân về năng suất lao động của cơng ty và các xí nghiệp. Các nội dung vấn đề đặt ra trong chương 2 nhằm làm rõ một số vấn đề về năng suất lao động để làm tiền đề cho việc đề ra đề xuất giải pháp tăng năng suất lao động ở Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI TÂY NAM NGHỆ AN

3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An trong những năm tới thủy lợi Tây Nam Nghệ An trong những năm tới

Định hướng phát triển của công ty cần phải phù hợp và gắn với các chủ trương sau: - Đề án “Tái cơ cấu ngành thủy lợi” theo quyết định số 794 /QĐ-BNN-TCTL ngày 21/04/2014.

- Luật thủy lợi số: 08/2017/QH14 ngày19/06/2017.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030.

- Quy hoạch các nghành kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2030: Quy hoạch đơ thị, quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch nông nghiệp, thủy sản....

Định hướng phát triển của công ty:

Muốn tạo nên tiến bộ mới trong cơng tác quản lý thủy nơng phải có sự đổi mới toàn diện về tổ chức, quản lý và xây dựng con người. Trước mắt, Công ty cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, các thể chế trong quản lý khai thác cơng trình thủy lợi thơng qua Luật thủy lợi, các nghị định và thông tư, phải làm tốt công tác tổ chức để đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, chấn chỉnh sắp xếp lại sản xuất, tổ chức bộ máy phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế theo Thông tư số 06 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Hai là, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của hệ thống thủy lợi, thực sự đổi mới trong quản lý tưới, quản lý cơng trình, tiết kiệm nước là quốc sách, thực tế quản lý đổi mới quản lý kinh tế.

Ba là, làm tốt công tác khoa học - kỹ thuật, phát huy sáng kiến, áp dụng các tiến bộ khoa học phù hợp tình hình cụ thể của từng địa phương.

Bốn là, mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề khai thác hiệu quả các nguồn lực, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.

+ Phát triển thủy lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và môi trường, làm cơ sở để phát triển nơng nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hóa, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Công ty thực hiện đổi mới, ổn định bộ máy tổ chức điều hành công ty, thực hiện phương án luân phiên lao động giữa các trạm bơm tưới với các trạm bơm tiêu phù hợp theo từng thời kỳ công việc. Thực hiện bố trí lao động hợp lý, tận dụng thời gian lao động nhàn rỗi của công nhân để thành lập các tổ thủy nông thực hiện nạo vét kênh dẫn, tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh ngồi nhiệm vụ cơng ích.

+ Quan tâm và chú ý đến đời sống của cán bộ công nhân viên, nhất là việc thanh toán trả lương đảm bảo, đúng chế độ và thời gian, khơng có bộ phận nào chậm trả lương CBCNV quá 2 tháng. Ngoài ra tổ chức thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và những đơn vị hoàn thành tốt theo kế hoạch giao và bên cạnh đó những đơn vị và cá nhân khơng hồn thành kế hoạch sẽ bị trừ phạt ngay và tiền lương. Tăng thu nhập bình quân cho CBCNV hàng năm.

+ Thực hiện chế độ khốn để có thể cân đối thu chi, tích kiệm chi phí sản xuất cho cơng ty.

+ Thực hiện chính sách tích kiệm điện năng bằng cách bơm đêm và bơm vào giờ thấp điểm tránh bơm những giờ cao điểm. Cán bộ cơng nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao quản lý bơm đúng, bơm đủ lượng nước cần thiết để tránh việc bơm thừa gây lãng phí.

+ Thực hiện cơng tác khốn chi, chi phí quản lý doanh nghiệp được giao khoán cứng theo các khoản chi cần thiết. Tích kiệm điện năng thắp sáng, tiết kiệm chi phí hội nghị tiếp khách, ngồi ra tiền cơng tác phí thì thường khốn mức cụ thể cho từng trạm, cụm, văn phịng và từng cá nhân phụ thuộc vào vị trí làm việc của từng cán bộ cơng nhân viên.

+ Chất lượng dịch vụ tưới tiêu nâng cao hơn nữa. Tránh tình trạng nơi này thừa nước, nơi kia thiếu nước. Các văn phịng ln đảm bảo bơm nước tưới và rút nước tiêu kịp thời làm cho bà con nơng dân n tâm canh tác. Ngồi ra cơng nhân khơng những chỉ có đảm nhận việc bơm nước như trước kia mà còn vớt bèo, rong rêu vật cản trên kênh

dẫn, kênh tiêu thường xuyên và trực sản xuất phòng chống úng hạn trực bảo vệ thường xuyên tránh tình trạng bị úng hạn ảnh hưởng đến hoa màu.

Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An phấn đấu tưới đủ và kịp thời; thực hiện tốt công tác chống hạn, phịng chống bão lụt, bảo vệ an tồn cơng trình trong mọi tình huống; đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, thu nhập hàng năm tăng 12-16%; tăng cường công tác kinh doanh dịch vụ, phấn đấu doanh thu hàng năm tăng từ 15-20%, đến cuối nhiệm kỳ doanh thu từ kinh doanh dịch vụ khác đạt 5 tỷ đồng.

3.2 Những cơ hội và thách thức cho việc tăng năng suất lao động ở công ty

3.2.1 Những thách thức

Khó khăn nhất của đơn vị đó là hầu hết các cơng trình đầu mối kênh mương, hồ chứa và trạm bơm đều xa dân cư, do đó rất dễ bị hư hỏng và xảy ra mất mát. Bên cạnh đó, lưu vực các hồ chứa ở địa bàn tương đối rộng, địa hình lại dốc nên vào mùa mưa lượng nước tập trung về rất nhanh, dễ gây ra những thiệt hại lớn. Để khắc phục tình trạng này, hằng năm đơn vị ln có kế hoạch phân cơng, bố trí cán bộ có kinh nghiệm, có chun chun mơn thường xuyên kiểm tra, giám sát và túc trực 24/24 giờ ở các cơng trình trọng điểm để vận hành, đóng mở nước kịp thời mỗi khi có mưa bão, nhờ đó đã hạn chế tối đa sự cố xảy ra. Đặc biệt, để mở rộng hoạt động của cơng ty, hằng năm ngồi việc đảm bảo phục vụ tốt, hiệu quả các hoạt động cơng ích theo sự chỉ đạo của ngành Nông nghiệp và UBND tỉnh, Cơng ty cịn thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như: Thi công, sửa chữa, xây dựng các cơng trình thủy lợi... , nhờ đó doanh thu của đơn vị ngày càng tăng lên đáng kể. Chỉ tính từ năm 2015 đến 2017 tổng doanh thu cơng ty đạt trên 15 tỷ đồng, riêng trong năm 2017 đạt trên 16 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước.

Xu thế hội nhập và tồn cầu hóa trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước. Cơ chế này cũng tạo ra những điều kiện và cơ hội mới cho ngành Nơng nghiệp & PTNT Việt Nam nói chung, cho sự nghiệp củng cố, phát triển cơng trình Nơng nghiệp & PTNT Nghệ An nói riêng thực hiện những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

Ngày 9/10/2009, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1590/QĐ-TTg phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Trong đó quy hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng là một căn cứ pháp lý và cũng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nơng thơn nói chung, trong phát triển thủy lợi nói riêng.

Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đây là chương trình địi hỏi đầu tư nguồn vốn rất lớn với rất nhiều dự án đầu tư để xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”. Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng là cơ hội to lớn cho đầu tư xây dựng Nơng nghiệp & PTNT có bước phát triển mới.

Kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nơng nghiệp trong những năm gần đây đã có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xây dựng cũng như quản lý của các ngành, các đơn vị, trong đó có ngành Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thuỷ lợi là yếu tố đầu tiên cho sự phát triển của cây trồng trong khi đó Tỉnh Nghệ An luôn quan tâm đầu tư rất nhiều nguồn vốn, thời gian và công sức cho công tác thuỷ lợi. Công tác quản lý của các sở, ban, ngành có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, đồng thời tăng cường liên hệ với nhân dân, nhanh chóng kịp thời phản ánh những bức thiết, sự cần thiết phải đầu tư các cơng trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.

- Công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi tại đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Tỉnh Nghệ An đã xây dựng thành lập BQL dịch vụ – Mơ hình quản lý khai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng nhằm nâng cao hiệu quả các cơng trình thủy lợi.

3.2.2 Những khó khăn

Thực hiện nhiệm vụ Thủy lợi trong tình hình đất nước đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và trên cơ sở nền tảng của Ngành thủy lợi đã phát triển, bên cạnh những thuận lợi, cịn có nhiều khó khăn như sau:

Nhìn chung các cơng trình thủy lợi được đầu tư từ rất sớm, từ những năm 1960 đến nay hệ thống các cơng trình thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng như các trạm bơm lớn, kênh mương, cống dưới đê, hệ thống đê điều... góp phần quan trọng trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An. (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)