Sức khỏe SiNh SảN

Một phần của tài liệu Dạy thì sức khỏe sinh sản- tình dục (Trang 27 - 44)

4.1 Hiểu biết về bệnh lây truyền theo đường tình dục (LTTD)

có thể cho rằng sự hiểu biết về các bệnh LTTD không thay đổi sau 2 lần điều tra và còn cần nhiều nỗ lực để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các bệnh LTTD. điều tra ở Việt Nam về nhận thức với các bệnh LTTD cũng có nhận định rằng “kiến thức của VTN/TN về các bệnh LTTD vẫn còn chưa sâu vầ đầy đủ, mới là những kiến thức bề mặt. Nếu không có kiến thức thì cũng không phòng tránh được cũng như không không khắc phục được những hậu quả dù là với những bệnh có mức độ nguy hiểm không cao…”.

Ở SAVy 2 đã có một số câu hỏi để tìm hiểu những người trẻ đã có hiểu biết về các bệnh LTTD như thế nào và nhìn nhận chung

là những người trẻ có hiểu biết ít về các bệnh LTTD. cụ thể là: · Nói chung, những người trẻ

có ít hiểu biết về các bệnh LTTD.

· Sự hiểu biết có tăng theo nhóm tuổi nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.

· Những người trả lời đã nghe nói đến các bệnh LTTD sau: Viêm gan virus B (71%), giang mai (64%), Lậu (62%).

· Không đến 1/ 3 số người trả lời đã nghe nói đến các bệnh LTTD sau: Viêm âm đạo do nấm và chlamydia (24%), hạ cam (7.6%), u sùi (11%) và viêm âm đạo do trichomonas (28%). Viêm gan B là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTTD) được nghe đến nhiều nhất ở SAVy 2, tỷ lệ chung toàn mẫu là 69,4%, nhóm tuổi 22-25 có tỷ lệ cao nhất là 71,3%; nhóm tuổi 18-21: 69,9%; nhóm tuổi 14-17: 68,2%. SAVy 1 cũng có số liệu tương tự, tỷ lệ chung nghe nói về bệnh này là 72,2%, nhóm nam nữ thành thị cao hơn cả (81%).

Nấm và chlamydia là 2 loại bệnh khác nhau, một do nấm và một do vi khuẩn, SAVy 2 đã gộp chung 2 bệnh và có tỷ lệ được nghe nói đến là 24%. cần tách ra để biết bệnh nào phổ biến hơn. Thật ra người hỏi cũng khó trả lời chính xác nếu như không có xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh (thường là viêm âm đạo ở nữ) trong khi không phải bệnh viện nào cũng làm được xét nghiệm tìm chlamydia.

SAVy1 SAVy2

Nghe nói về Giang mai 61,9% 62,5% Lậu 62,8% 61,2%

Trùng doi 24,5% 27,5%

Mụn giộp 20,4% 24,6%

Sùi mào gà 21,8% 26,6%

để biết rõ hơn những người trẻ nào có ít hiểu biết về các bệnh LTTD, những người này được chia thành 3 nhóm: có hiểu biết ít (từ 2 bệnh trở xuống), có hiểu biết trung bình (3-4 bệnh) và có hiểu biết cao (từ 5 bệnh trở lên). Khi so sánh nhóm có hiểu biết thấp với các nhóm khác, ta thấy học vấn cao hơn thì tỷ lệ kém hiểu biết về các bệnh LTTD cũng giảm đi. Thanh thiếu niên thành thị có hiểu biết về các bệnh LTTD cao hơn thanh thiếu niên nông thôn nhưng không có sự khác biệt về dân tộc hay giới (bảng 13).

Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa những người được GDGT ở nhà trường và sự hiểu biết về các bệnh LTTD, ta thấy có mối tương quan mạnh và dương tính (bảng 14). Rõ ràng là việc GDGT ít nhất cũng tạo ra sự khác biệt về nhận thức đối với các bệnh LTTD. Nhìn chung, 61% số người trẻ đã được cung cấp hiểu biết về SKSS (38% không được học). Những người trẻ sống ở thành thị có cơ hội nhận được thông tin nhiều hơn về SKSS hơn những người trẻ ở nông thôn (68,7% so với 58,9%). Nữ cũng có cơ hội nhiều hơn nam được giáo dục về SKSS hơn nam (65,9% so với 57,1%). Trên thực tế, điều cần lưu ý các thầy thuốc thực hành là bệnh phụ khoa thường gặp nhất lại chính là viêm âm đạo (do nấm chiếm tỷ lệ cao nhất) và sự dễ tái diễn của bệnh này, có nguyên nhân từ hiểu biết hạn chế về vệ sinh phụ nữ và đời sống tình dục vợ chồng. cũng cần có chương trình tầm soát bệnh viêm âm đạo do virut gây u sui (hPV) ở phụ nữ trẻ vì là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này.

BảNg 13. Đặc điểm ở những người trả lời có hiểu biết về các bệnh LTTD.

tỷ lệ hiểu biết ít về các bệnh lTTD (trả lời đúng 0 -2)

tỷ lệ hiểu biết trung bình (trả lời đúng 3 – 4 ) hoặc cao

(trả lời đúng 5 – 6) tổng 100% (N) học vấn Không được học 88% (17) 12% 100% (16) Tiểu học (cấp 1) 71% (912) 29% 912 cấp 2 cơ sở 52% (3585) 48% 3585 cấp 3 trung học 28% (680) 72% 4102 đại học 10% (137) 90% 1414 Dân tộc Kinh 33% (2679) 79% 8021 Dân tộc thiểu số 34% (895) 66% 2022 Khu vực Thành thị 27% (591) 73% 2236 Nông thôn 37% (2983) 63% 7808 Giới Nam 36% (1839) 64% 5063 Nữ 35% (1735) 65% 4981

4.2 Hiểu biết và thái độ đối với các biện pháp tránh thai.

Tính chung cả nước hay xét theo giới, theo nhóm tuổi, theo dân tộc thì tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai đều rất cao, trung bình từ 4 biện pháp trở lên (bảng 9.2.1, sách SAVy2 Việt Nam), sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai cũng tăng lên theo nhóm tuổi. hầu như mọi người được

BảNg 14. Hiểu biết về các bệnh LTTD và giáo dục về SKSS

hiểu biết ít về các bệnh lTTD

hiểu biết trung bình về các bệnh lTTD

hiểu biết cao về các bệnh lTTD

được giáo dục về SKSS ở

nhà trường 50% 64% 73%

Không được giáo dục về

SKSS ở nhà trường 50% 36% 27%

hỏi đều biết một biện pháp tránh thai nào đó (trên 97%). Tuy nhiên, sử dụng hiểu biết về tránh thai trong trong thực tế như thế nào và các biện pháp tránh thai có đáp ứng nhu cầu không mới là điều quan trọng nhất. Một số biện pháp tránh thai thường được VTN và người trẻ sử dụng vì thích hợp với đặc thù về hoạt động tình dục của họ (ngẫu hứng, không chuẩn bị).

Biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên: Bao cao su (BcS) vẫn là hỗ trợ hàng đầu cho nam (72,7%) nhưng viên tránh thai khẩn cấp cho nữ lại có tỷ lệ sử dụng không cao (chỉ 4,5%).

Ngoài ra, trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, xuất tinh ngoài âm đạo có tỷ lệ 10,7%, tính vòng kinh 2,3%. Thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai dưới da xem như không có vai trò trong lần đầu quan hệ tình dục.

Biện pháp tránh thai hiện tại được sử dụng nhiều nhất: Tính chung cả nước BcS vẫn đứng hàng đầu với 42,9%, tiếp theo là DcTc 26,5%, thuốc uống tránh thai 18,8%, xuất tinh ngoài âm đạo 7,7%, tính vòng kinh 2,0%, viên tránh thai khẩn cấp 1,8%.

Nguồn thông tin về các biện pháp tránh thai: hầu hết thanh thiếu niên trong SAVy 2 đã nghe nói về mang thai hay KhhGđ qua các nguồn thông tin khác nhau. chỉ có 7% người được hỏi trong SAVy 2 cho biết họ chưa nghe về chủ đề này từ nguồn nào.

BảNg 15. Tỷ lệ phần trăm các nguồn thông tin về mang thai/KHHGĐ (SAVY 2)

TV: 65%.

Sách báo, tạp chí: 47% Vợ/chồng: 30% Radio: 27%

Loa truyền thanh: 21% Thầy cô giáo: 19% Mẹ: 15%

Nhân viên y tế, dân số: 14% Bạn bè hay người yêu: 12% Internet: 8%

Không nghe từ bất cứ nguồn nào: 7% Bố: 3%

Trung tâm tư vấn: 3% các câu lạc bộ: 1%

Bảng trên cho thấy những nguồn thông tin cần phát triển để nâng cao hiểu biết về các biện pháp tránh thai. Kết quả điều tra ở SAVy 1 cho thấy hầu hết thanh thiếu niên (97%) biết ít nhất một biện pháp và trung bình biết đến 5,6/10 biện pháp tránh thai (ở SAVy 2 trung bình biết 4/8 biện pháp). Ở SAVy 2 cũng vậy, tuyệt đại đa số người được hỏi biết về thuốc uống tránh thai (92%) và bao cao su (95%).

4.3 Hiểu biết và thái độ đối với sử dụng bao cao su

SAVy 2 khảo sát sự hiểu biết về BcS thông qua nhiều câu hỏi, đồng thời phát hiện các thái độ đối với việc tiếp cận sử dụng BcS (những lí do sử dụng và không sử dụng). Ý nghĩa của những thái độ này giúp khám phá những cản trở trong nỗ lực giảm tỷ lệ thai nghén không mong muốn và các

bệnh LTTD. có thể thấy 3 lí do chính ở bảng 17 khiến những người trẻ không chịu dùng BcS: cảm thấy xấu hổ khi hỏi mua – Sợ bị người quen nhìn thấy – Bao cao su không sẵn có.

BảNg 16. Tỷ lệ % biết về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai SaVy2 SaVy 1

Nam Nữ Nam Nữ

Tính vòng kinh Xuất tinh ngoài Tránh thai khẩn cấp Bao cao su

Thuốc uống tránh thai Dụng cụ tử cung 30% 47% 59% 68% 56% 52% 95% 94% 89% 94% 64% 78% 29% 52% 35% 33% 28% 32% 96% 92% 78% 82% 79% 87%

BảNg 17. Cản trở ảnh hưởng đến sử dụng BCS phân chia theo giới

Nam Nữ

cản trở chính Xấu hổ 51% Sợ bị nhìn thấy như đang

làm một việc xấu

68% cản trở thứ 2 Sợ bị nhìn thấy như đang làm

một việc xấu 49% Xấu hổ 55% cản trở thứ 3 BcS không sẵn có 32% BcS không sẵn có 38% 100% sở Y tế Cán bộ Y tế Hiệu thuốc Khách sạn Chợ Bạn Quầy thuốc đường phố Tuyên truyền viên đồng đẳng Tiếp cận BcS 80% 60% 40% 20% 0%

Nhìn chung, tỷ lệ hiểu biết về BcS rất cao, ở nhóm trẻ nhất, tỷ lệ ít hiểu biết về BcS là 6% nhưng ở nhóm tuổi 22-25 tỷ lệ ít hiểu biết về BcS đã giảm, còn 3%. Không có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc, một lần nữa lại thấy có sự khác biệt lớn theo trình độ học vấn. càng có học vấn thì càng hiểu hiểu biết hơn về BcS.

Bảng 19 sau đây tìm hiểu về những người trẻ có hiểu biết ít về BcS.

P <0.05

Bảng 20 cho thấy lí do không sử dụng BcS ở lần quan hệ tình dục đầu tiên.

BảNg 18. Hiểu biết và thái độ sử dụng BCS

SaVy 2 SaVy 1

Nam Nữ Nam Nữ

BcS giảm khoái cảm 45% 31% 76% 64%

Tốn kém khi sử dụng thường xuyên BcS 18% 24% 26% 33%

BcS có thể phòng ngừa thai nghén 95% 95% 99% 98%

BcS có thể phòng ngừa bệnh LTTD 95% 93% 98% 97%

BcS có thể phòng ngừa hIV 95% 92% 98% 96%

Nếu nữ mang theo BcS có thể bị cho là có quan hệ không đứng đắn. 34% 25% 61% 47%

Nếu nam mang theo BcS có thể bị cho là có quan hệ không đứng đắn 30% 28% 55% 51%

BcS chỉ dùng cho người mua dâm hay không chung thủy 17% 15% 34% 34%

5115 4928 3475 3471 So với SAVy 1, VTN và những người trẻ ở SAVy 2 nói chung có hiểu biết và thái độ tích cực hơn về sử dụng BcS. Bảng 18 tóm tắt hiểu biết và thái độ sử dụng BcS.

Tìm kiếm BcS ở đâu? Những người trẻ cho biết hiệu thuốc, cơ sở y tế và cán bộ y tế là những nguồn chính để có BcS. Không có sự khác nhau lớn giữa nam và nữ (82% ở hiệu thuốc, 85% ở cơ sở y tế và 69% ở cán bộ y tế). Xem bảng dưới đây.

BảNg 19. Đặc điểm ở những người trả lời có hiểu biết về các bệnh LTTD.

có hiểu biết ít về BcS có hiểu biết nhiều về BcS tổng số100% (N) học vấn Không đi học 45% (8) 55% 16 Tiểu học (cấp 1) 17% (188) 83% 912 cấp 2 trung học cơ sở 6% (220) 94% 3585 cấp 3 trung học 3% (101) 97% 4102 đại học 1% (17) 99% 1414 Dân tộc Kinh 4% (326) 96% 8021 các dân tộc 9% (211) 91% 2022 Khu vực Thành thị 3% (74) 97% 2236 Nông thôn 5% (463) 95% 7808 Giới Nam 4% (210) 96% 5063 Nam 36% (1839) 64% 5063 Nhóm tuổi 14 – 17 6% (298) 94% 4863 18 – 21 4% (152) 96% 2919 22 – 25 3% (87) 97% 2262

BảNg 20. Lí do không sử dụng BCS ở lần quan hệ tình dục đầu tiên

Nam Nữ

Không muốn sử dụng 38% 54%

Khi đó không có ý định quan hệ tình dục 26% 12%

Không biết sử dụng như thế nào 9% 7%

có thể nhận xét gì về các biện pháp tránh thai, kể cả BcS ?

Bảng 17 nêu trên cho thấy có sự tiến bộ hơn về hiểu biết các biện pháp tránh thai ở SAVy 2 và điều này có thể phát huy tác dụng tích cực trong thực tế.

1) hiểu biết về DcTT giảm đi ở SAVy 2 nhưng biện pháp này không khuyến khích sử dụng ở VTN, nhất là khi chưa kết hôn.

2) hiểu biết về thuốc tránh thai khẩn cấp gia tăng đáng kể ở SAVy 2 so với SAVy 1 là dấu hiệu đáng mừng vì đây là biện pháp giúp VTN tránh được nạo thai và mang thai ngoài ý muốn. Vì hành vi tình dục ở VTN có tính ngẫu hứng, không chuẩn bị trước nên càng cần sự hiểu biết.

3) hiểu biết về thuốc uống tránh thai cũng tăng ở SAVy 2, nhất là ở nữ, đó là xu thế phù hợp với trào lưu thế giới vì là biện pháp được giới trẻ sử dụng nhiều ở các nước phát triển nhằm chủ động tránh thai. hiểu biết về bao cao su luôn duy trì được ở mức cao ở cả 2 cuộc khảo sát, góp phần phát triển thực hành tình dục an toàn.

4) hiểu biết về xuất tinh ngoài cũng tăng ở SAVy 2, chứng tỏ có sự tiến bộ hơn về thực hành tránh thai bằng phương pháp tự nhiên.

5) hiểu biết về phương pháp tính vòng kinh vẫn thấp ở cả 2 cuộc khảo sát, phù hợp với nhận thức về không cao của số người trẻ được hỏi về sinh lý sinh sản (phân tích ở phần sau).

6) Sử dụng thuốc tránh thai ở lần quan hệ tình dục lần đầu có tỷ lệ 31,4%. Số liệu này gây sự nghi ngờ vì tại sao ở lần quan hệ tình dục đầu tiên các em gái lại đã sử dụng viên thuốc tránh thai thường xuyên? Phải chăng các em gái đã biết trước sẽ dẫn đến quan hệ tình dục cho nên đã dùng thuốc tránh thai từ nhiều ngày trước? Sử dụng vòng tránh thai (nay gọi là dụng cụ tử cung – DcTc) trong lần quan hệ tình dục đầu tiên còn gây sự ngờ vực lớn hơn nữa, thậm chí là điều không thể (tỷ lệ 6,7%): Nếu đã gọi là quan hệ tình dục đầu tiên thì các em chưa kết hôn hoặc mới kết hôn và không cơ sở y tế nào đặt DcTc cho những trường hợp đó (những chuyên gia thống kê của cuộc điều tra nên làm rõ hơn điều này. (Xem bảng 9.1.2, sách SAVy2 Việt Nam do chương trình cung cấp).

7) Những người đồng ý về việc dùng BcS là có ý thức trách nhiệm với bạn tình/vợ ở SAVy2 ( nam 83%, nữ 82%) đã nói lên sự nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thực hành tình dục an toàn của thanh thiếu niên.

Nhiệm vụ trước mặt (và còn lâu dài) của các cơ quan và cá nhân có liên quan đến sức khoẻ và dân số là cần giáo dục tốt hơn nữa về sức khoẻ sinh sản và các biện pháp tránh thai - một thách thức vì có thể gặp những rào cản về văn hoá, tâm lý hiện còn tồn tại trong cộng đồng, ví dụ chưa có sự đồng thuận cao về việc cung cấp hiểu biết về các phương pháp tránh thai cho cả học sinh trung học, vị thành niên. Thuốc tránh thai đã được biết đến nhiều hơn ở SAVy 2 nhưng sự đa dạng của loại thuốc tránh thai có hormon cũng như các biện pháp tránh thai khác (màng ngăn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng...) cũng cần phong phú hơn nữa để đáp ứng nhu cầu kiểm soát sinh đẻ ở người trẻ và các cặp vợ chồng.

4.4 Nhận thức về sinh lý thụ thai

Nhận thức về sinh lý sinh sản là cơ sở để có thể thực hành các phương pháp tránh thai tự nhiên. Vì thế SAVy 2 đã đưa ra 3 câu hỏi chính để đánh giá sự hiểu biết về việc vì sao có thể có thai. Không có dữ liệu của SAVy 1 để xem có tiến bộ nào về nhận thức với sinh lý thụ thai nhưng những phát

hiện ở câu hỏi “Liệu một bạn gái có thể mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên?” đã có 71% trả lời “có”(nam 67% và nữ 74%) cho thấy điều quan trọng là có đến gần 2/3 thanh thiếu niên đã biết đánh giá cao nguy cơ mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. điều này có ý nghĩa thực tiễn ở chỗ cần thiết phát triển hơn nữa việc giáo dục sức khoẻ sinh sản cho thanh thiếu niên để biết tự bảo vệ.

có 82% thanh niên (83% nam và 81% nữ) chọn phương án trả lời “Sử dụng các biện pháp tránh thai” khi được hỏi “Nếu không muốn mang thai, người ta nên làm gì , chứng tỏ số đông thanh thiếu niên đã biết đến và có niềm tin vào các biện pháp tránh thai.

Một phần của tài liệu Dạy thì sức khỏe sinh sản- tình dục (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)