3. hàNh Vi Và thái Độ Với tìNh Dục
3.8 Tình dục đồng giới và rối loạn bản sắc giới
Không biết về tình dục đồng giới (TDđG) tương tự ở cả 2 cuộc khảo sát, tính chung cả nước thì ở SAVy 1 là 40%, ở SAVy 2 là 36,6% - không thay đổi mấy, điều đó chứng tỏ nhận thức của cộng đồng về xu hướng tính dục này không được cải thiện bao nhiêu.
Ở SAVy 1 tỷ lệ nam trả lời không biết về TDđG là 35,7%, nữ là 37,7%; trong khi ở SAVy 2 tỷ lệ tương ứng là 37,7% và 35,4%.
có hiểu biết về TDđG ở thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ 59% ở SAVy 1 (62% nam và 56% nữ); tỷ lệ này tăng lên chút ít ở SAVy 2: 63% (62% nam và 65% nữ), khoảng 2 / 3 số người được hỏi.
Người sống ở thành thị biết về TDđG nhiều hơn người sống ở nông thôn (72% ở thành thị và 61% ở nông thôn), và người Kinh/hoa biết về TDđG nhiều hơn người DTTS (67% ở người Kinh/hoa và 44% ở người DTTS).
có hiểu biết về TDđG cũng tăng theo tuổi nhưng không nhiều, khoảng 60% ở nhóm tuổi 14 - 17 tăng lên 65% ở nhóm tuổi 18 - 21 và tăng đến 68% ở nhóm tuổi 22 - 25
Sự khác biệt trong hiểu biết về TDđG thể hiện rõ hơn ở trình độ học vấn. Những người chưa bao giờ đi học chỉ có 12% biết về TDđG so với nhóm có trình độ đại học là 86% Ở trình độ tiểu học số người có hiểu biết về TDđG là 37%, ở trung học cơ sở là 55%, ở trung học phổ thông là 73%.
Khi được hỏi về xu hướng tính dục, chỉ có một phần ba số người trên 18 tuổi trả lời, khoảng 6% (6,5% là nam và 6,2% là nữ) cho biết có hấp dẫn tính dục với người cùng giới. Xu hướng tình dục đồng giới nam có tỷ lệ xem ra phù hợp với các khảo sát khác trên thế giới tức khoảng 1% nhưng với các xu hướng tính dục khác chỉ có tính chất tham khảo vì Tính dục người (human sexuality) không phải là trọng tâm khảo sát của SAVy 2.
Tỷ lệ biết về TDđG tương đối hạn chế nhưng sự kỳ thị hay không chấp nhận hành vi tình dục này cũng cao ở cả 2 cuộc khảo sát. cụ thể là trên 4 /5 số người trẻ được khảo sát ở cả 2 cuộc khảo sát đều phản đối hành vi này (SAVy 1 là 80,2% và ở SAVy 2 là 84,1%). Ở SAVy 2 có tới 92,1% cho biết Không có bạn là người có xu hướng TDđG (SAVy 1 cũng cao tương tự). Tất cả những dữ liệu đó cung cấp bằng chứng về sự kỳ thị của cộng đồng với xu hướng TDđG, trở thành lí do để nhóm dân số này không dám lộ diện và như vậy không được hưởng sự quan tâm của xã hội về mặt tiếp cận hiểu biết để phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm hIV.
Thái độ kỳ thị với người TDđG xem ra không phù hợp với xu thế chung toàn cầu vì ngày nay do hiểu rõ hơn về xu hướng TDđG, một thực thể có nguồn gốc sinh học chứ không phải sự suy đồi về đạo đức hay sự lựa chọn của cá thể cho nên nhiều nước phát triển trên thế giới đã có thái độ dung nạp hơn, coi đó là xu hướng của một số người hạn chế, là nạn nhân của một cấu trúc sinh học chứ không phải là xu hướng bệnh hoạn, phi đạo đức và họ hoàn toàn không có hại cho cộng đồng.
Về xu hướng TDđG, cần có cách nhìn rộng trên phạm vi toàn cầu cũng như xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại để hiểu thái độ của cộng đồng với các xu hướng tình dục khác nhau, cụ thể là đối với xu hướng tình dục đồng giới – một xu hướng gây rất nhiều bàn cãi từ xưa đến nay. có thể
thấy các cộng đồng ở các châu lục có sự nhìn nhận rất khác nhau về TDđG nhưng thái độ của các nền văn hoá với xu hướng tính dục này đã cởi mở hơn nhiều theo thời gian và theo sự tiến bộ của xã hội; có thể nói, càng văn minh thì xã hội loài người càng tỏ ra dung nạp hơn với mọi xu hướng tính dục và như vậy càng tiếp cận hơn với quyền con người.
Trong tương lai, cũng cần có một khảo sát rộng và sâu hơn về chủ đề bản sắc giới và tình dục như nhiều nước phát triển đã làm từ lâu (Kinsey report…) để có những khám phá toàn diện hơn về con người. Ví dụ năm 2002, cơ quan thống kê y tế quốc gia ở Mỹ đã tiến hành cuộc khảo sát và phát hiện có 1,8% nam giới độ tuổi 18-22 tự coi mình là người lưỡng tính dục, 2,3% tự coi có xu hướng tình dục đồng giới và 3,9% thấy mình “có cái gì đó khang khác” (something else). cũng ở cuộc khảo sát này, 2,8 phụ nữ độ tuổi 18 - 44 tự coi mình là lưỡng tính dục, 1,3 % tự coi là tình dục đồng giới và 3,8% tự thấy “khang khác”. (Nguồn Wikipedia, Bisexuality). Nước ta còn chưa có nhiều những khảo sát về nguy cơ sức khỏe và nhu cầu của những người có xu hướng tình dục đồng giới, lưỡng tính dục hay có vấn đề về bản sắc giới - những người cảm thấy mình thuộc giới đối lập (là nam/nữ về sinh học nhưng lại thích mình là giới đối lập đến mức nhiều người có nguyện vọng được chuyển giới, thể cực đoan nhất của rối loạn bản sắc giới. y học đã thừa nhận trạng thái này và nhiều nước đã cho phép chuyển giới. Những người thấy mình thuộc giới khác (transgender) có biểu hiện đa dạng về xu hướng tính dục, có thể khác giới, đồng giới, lưỡng tính dục hay không có hấp dẫn với giới nào cả (asexual). Tuy nhiên, Nghị định 88/2008/ND-cP (có tên là nghị định về xác định lại giới tính), trong đó điều 4 nghiêm cấm quyền chính đáng của một bộ phận dân số không nhỏ nên cần xem xét về tính khoa học và chính đáng của nghị định này.
hành vi nghiêm cấm đầu tiên của Nghị định (điều 4) là không được thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính. câu này có nghĩa là những người đã có đủ các yếu tố để coi là nam hay nữ (có giới gien học là XX hoặc Xy; có cơ quan sinh dục ngoài và trong thuộc nam hay nữ) không thuộc diện được xác định lại giới tính. điều này mới là đáng bàn nhất vì trong thực tế không thể bỏ qua được một hình thái bệnh lý của một bộ phận dân số hoàn toàn bình thường về giới gien học, được khai sinh ngay khi đẻ ra là trai hay gái, cơ thể hoàn chỉnh cả trong lẫn ngoài, chỉ có bản sắc giới là không bình thường và có tên y học là rối loạn bản sắc giới (gender identity disorder). chính bộ phận dân số này mới là đối tượng chủ yếu của quyết định chuyển giới. Nhiều người trong số những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính nếu có biểu hiện rối loạn bản sắc giới cũng có nhu cầu chuyển giới và tất nhiên cần tạo hình lại cơ quan sinh dục.
Vậy quyền chính đáng của một bộ phận dân số nếu không được xã hội công nhận là sự bạo hành tinh thần với họ.