Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn việt nam (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

5.1. Thống kê mô tả

Theo World Bank (2007) thì giáo dục của người mẹ có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em thông qua hàng loạt những nhân tố trung gian. Chẳng hạn, khi người mẹ được giáo dục tốt hơn thường có xu hướng sinh con muộn hơn, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và con cái tốt hơn, có vai trị quyết định trong gia đình hoặc thực hành vệ sinh, dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy, xuất phát điểm của nghiên cứu sẽ tập trung vào trình độ giáo dục của người mẹ.

Số liệu thống kê cho thấy trong số 8.070 người mẹ đã có ít nhất một lần sinh con trong mẫu thì có 651 người mẹ (chiếm 8,1% trong tổng số người mẹ) đã từng có ít nhất một con tử vong và 7.419 người mẹ (chiếm 91,9%) có con sinh ra vẫn còn sống đến năm 2006. Trong 651 người mẹ này có đến 32,4% khơng đi học và 37,6% mới học xong tiểu học, còn lại 27,8% học xong trung học cơ sở (THCS) và chỉ có 2,2% học phổ thơng trung học (PTTH), khơng có bà mẹ nào học ở những cấp cao hơn (Phụ lục 7). Ngược lại, đối với 7.419 người mẹ có con cịn sống thì chỉ có 17,7% khơng đi học, có đến 45% bà mẹ hồn thành THCS, 10,7% hoàn thành PTTH trở lên. Cũng chính vì vậy, tỷ lệ tử vong trẻ cao nhất nằm ở những người mẹ không đến trường (38,5%) hoặc mới chỉ học tiểu học, trong khi tỷ lệ sống sót của trẻ lại cao nhất khi người mẹ hoàn thành THCS (39,2%) trở lên.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn, nghiên cứu tiếp tục phân tích những đặc điểm giữa nhóm người mẹ có ít nhất một con tử vong với nhóm người mẹ có tất cả các con sinh ra đều sống khi họ cùng có cấp học (từ những nhóm khơng đi học đến những nhóm PTTH trở lên) để tìm hiểu xem tại sao lại có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trẻ ở các nhóm bà mẹ này.

Hình 5-1 Đặc trƣng của nhóm ngƣời mẹ có con tử vong và nhóm ngƣời mẹ có con cịn sống khi khơng đến trƣờng

(Nguồn: Tính tốn của tác giả, n=1.527, MICS 2006)

Trước tiên, nghiên cứu sẽ xem xét một trường hợp điển hình là nhóm những người mẹ khơng được đến trường. Hình 5-1 tổng hợp những đặc trưng của hai nhóm người mẹ, một nhóm là những người mẹ có ít nhất một con tử vong (gồm 211 người mẹ) và nhóm kia là những người mẹ có tất cả các con cịn sống (gồm 1.316 người mẹ). Chúng ta thấy rõ tuổi của lần sinh đầu tiên và bổ sung vitamin A sau khi sinh giữa hai nhóm người mẹ khơng chênh lệch nhiều. Sự chênh lệch thể hiện rõ ở khoảng cách giữa lần sinh đầu và lần sinh cuối dưới 5 năm. Số liệu cho thấy ở nhóm người mẹ có con cịn sống, dù có đến 48,1% trong số họ có khoảng cách sinh dưới 5 năm, song họ lại hồn tồn khơng có con tử vong, điều này có thể do họ sinh ít con hơn (với hơn 43,5% người mẹ có từ 1-2 con và chỉ có 9,2% người mẹ có trên 5 con). Ngược lại, ở nhóm người mẹ có ít nhất một con tử vong, dù chỉ có 21,8% trong số họ có khoảng cách sinh dưới 5 năm, nhưng có lẽ do 64,9% trong số họ có từ 3-5 con và 27,96% có từ 6-10 con nên những người mẹ này đều có con tử vong

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Tuổi của lần sinh đầu tiên dưới 20 tuổi Khoảng cách giữa lần sinh đầu và cuối dưới 5 năm Bổ sung vitamin A cho mẹ sau khi sinh Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời Hộ nghèo Số con sinh ra trên 5 con Xử lý chất thải an toàn Tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh Đồng bằng Bắc bộ Miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sơng Cứu Long Chăm sóc trước khi sinh Trợ giúp khi sinh con

Người mẹ có con tử vong Người mẹ có con cịn sống

DỊCH VỤ HỘ GIA ĐÌNH NGƢỜI MẸ VÙNG MIỀN

(Phụ lục 7). Có thể đây là lý do nhóm người mẹ có con cịn sống có điều kiện chăm sóc con trẻ tốt hơn và khoảng cách giữa các lần sinh khơng cịn là vấn đề lớn đối với họ. Bên cạnh đó, tình trạng khơng có con tử vong có lẽ cịn nhờ vào việc có 16,7% trong số họ được chăm sóc trước khi sinh và 10,3% được trợ giúp khi sinh bởi những cán bộ y tế có chun mơn, trong khi con số này ở nhóm người mẹ có con tử vong lần lượt là 10% và 4,7% (Hình 5-1 và Phụ lục 9).

Tương tự, nghiên cứu tiếp tục tổng hợp những nhóm người mẹ có trình độ giáo dục cao hơn là tiểu học, THCS và PTTH trở lên (Phụ lục 9), và nhận thấy một đặc trưng chung của nhóm người mẹ có con cịn sống là sinh con ít hơn, được chăm sóc trước khi sinh và trợ giúp khi sinh bởi những cán bộ y tế chuyên môn nhiều hơn. Sau khi sinh, tỷ lệ người mẹ được bổ sung vitamin A ở nhóm người mẹ có con sống cũng cao hơn. Trong khi đó, nhóm người mẹ có ít nhất một con tử vong lại là nhóm có tuổi của lần sinh đầu tiên dưới 20 tuổi cao hơn, cũng như sinh con nhiều hơn. Dữ liệu còn cho thấy khi người mẹ có trình độ THCS thì con của họ có khả năng sống sót cao nhất với tỷ lệ 39,2%. Sau khi tổng hợp dữ liệu của hai nhóm người mẹ theo trình độ giáo dục ở Phụ lục 9, nghiên cứu rút ra một số nhận định như sau:

Thứ nhất, dù cả hai nhóm người mẹ có cùng trình độ giáo dục, và có một vài điều kiện sống cơ bản tương đương như tiếp cận nguồn nước an tồn, thói quen xử lý chất thải, thì con của những người mẹ thuộc nhóm người mẹ có ít nhất một con tử vong vẫn gặp nguy cơ tử vong. Điều này có thể do nhóm này có tỷ lệ người mẹ sinh con nhiều hơn, tuổi của lần sinh đầu tiên nhỏ hơn 20 tuổi hay ít được chăm sóc hay hỗ trợ khi sinh bởi các cán bộ y tế chuyên môn.

Thứ hai, những người mẹ không đi học hoặc chỉ học đến tiểu học tập trung chủ yếu ở khu vực nơng thơn của miền núi phía Bắc (bao gồm Đơng Bắc và Tây Bắc), Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, những người mẹ có điều kiện học ở những cấp học cao hơn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ hay Đông Nam bộ.

Cuối cùng, khi phụ nữ sống ở nông thơn, thì với quan điểm “nhà phải có con trai”, người phụ nữ vẫn phải tiếp tục sinh cho đến khi nào có được con trai hoặc phải phá thai nếu đang mang thai là con gái. Chính vì vậy, ở nơng thôn, tỷ lệ trẻ gái cao hơn trẻ trai và

cả tỷ lệ tử vong ở trẻ gái cũng cao hơn (Phụ lục 6). Minh chứng cho lập luận này là tỷ lệ nạo/phá thai của phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng ở nơng thơn là 0,33%, cao hơn so với khu vực thành thị (0,26%). Tây Bắc có tỷ lệ nạo/phá thai cao nhất (0,8%) và thấp nhất là Duyên hải Nam Trung bộ với 0,1% (Phụ lục 10).

Sau khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiếp tục thực hiện các kiểm định về mối tương quan giữa các biến độc lập để kiểm tra tình trạng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Đây là bước cần thiết để loại trừ trường hợp thay đổi dấu kỳ vọng của các biến độc lập do đa cộng tuyến. Kết quả kiểm định về mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau (Phụ lục 13) cho thấy hầu như khơng có mối tương quan đáng kể giữa chúng.

Riêng kết quả kiểm định về mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy chúng đều có quan hệ với nhau dựa trên hệ số Pearson Chi-Square (chi tiết tại các Phụ lục 15 – 22) và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ em ở nông thôn việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)