CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI
2.2 THỰC TRẠNG VỀ NGHÈO ĐÓI Ở VÙNG TGLX VÀ SỰ PHÂN
2.2.3 Sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng ở vùng TGLX
2.2.3.1 Tích tụ ruộng đất – hai mặt của một vấn đề
Sự thành công của việc cải tạo vùng đất hoang hóa, đồng chua nước mặn trở
thành vùng một đất trù phú với hàng chục nghìn hecta đất được khai thác hiệu quả
và lớp “địa chủ mới” xuất hiện với việc tích tụ ruộng đất một người sở hữu vài chục hecta, nâng diện tích đất canh tác vùng TGLX đạt 550.000 hecta và trở thành vựa
lúa của cả nước.
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: Trong xu thế hiện nay, việc tích tụ ruộng đất là điều tất yếu vì khi nơng dân chỉ canh tác 1-2 hecta lúa thì khơng thể làm giàu được. Khi nơng dân biết tính tốn làm ăn phải biết
tích tụ ruộng đất để hình thành vùng chun canh, vùng sản xuất hàng hóa, tạo nền
tảng cho làm ăn quy mơ, áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trên đồng ruộng vì diện tích nhỏ manh mún sẽ khó đem cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào
sản xuất cũng như trực tiếp ký kết hợp đồng cung ứng bao tiêu lúa gạo với các
doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - người
đi đầu trong việc khai phá vùng hoang hóa TGLX cho rằng : “Ruộng đất manh mún
chỉ có thể sản sinh ra các tá điền chứ không thể sản sinh ra các doanh nhân làm nơng
nghiệp”10. Theo số liệu của Phịng NN & PTNT huyện Thoại Sơn: thuộc vùng
TGLX tồn huyện có 36.000 ha đất nơng nghiệp, trong đó có khoảng 10% nơng dân có 30 -40 ha đất. Thực tế cho thấy giá trị của 1 hecta đất nông nghiệp ở TGLX mang lại cao hơn nhiều so với các vùng khác bởi lẽ thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp với nơng nghiệp, khí hậu ơn hịa khơng khắc nghiệt như những nơi khác, chỉ có ở
ĐBSCL mới có tầng lớp nơng dân trở thành tỷ phú.
Nhận thấy với xu thế phát triển hiện nay thì khi có nhiều đất hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân sẽ cao hơn nhiều so với quy mô nhỏ, họ sẽ tiết kiệm
được chi phí trong suốt vụ mùa, lợi nhuận sau thu hoạch cũng rất lớn cho nên việc
nông dân hoặc người dân có nhiều tiền sẽ tích tụ ruộng đất là một điều tất yếu, lúc
đầu là tự phát sau là lan tỏa mạnh mẽ, hình thành giai cấp “ địa chủ mới”, những “tỷ
phú nông dân” sở hữu ngày càng nhiều ruộng đất hơn, và như thế TGLX cũng đã
xuất hiện tầng lớp người cày khơng cịn ruộng để canh tác do đã cầm cố hoặc đã
sang nhượng đất canh tác ngày càng nhiều hơn và cũng không lấy gì làm lạ khi
TGLX cũng có 6 huyện có tỷ lệ nghèo đói cao hơn 50% đó là các huyện nằm sâu trong lịng TGLX khơng thuận lợi về đường bộ cũng như đường thủy nên chậm phát triển hơn các vùng lân cận, theo số liệu nghiên cứu của tác giả thì trong 210
mẫu quan sát có đến 21% là nơng dân nhưng khơng có sở hữu đất canh tác, đây
chính là một điểm khác biệt so với các vùng khác vì dù mất đất nhưng họ vẫn
bám trụ với nghề nơng và có thể dễ dàng tìm việc làm thuê, việc làm phi nông
nghiệp từ những trang trại hoặc những “địa chủ đất mới” chứ họ không bỏ quê để
lên thành thị kiếm sống như những vùng khác.
Bảng 2.9: Tỷ lệ sở hữu ruộng đất của nơng dân vùng nghiên cứu
Diện tích đất Số hộ Tỷ lệ %
0 44 21%
< 3ha 145 69%
>= 3ha 21 10%
Tổng 210 100%
Nguồn : Tính tốn của tác giả theo mẫu nghiên cứu (n=210, VHLSS 2008).
Qua số liệu điều tra VHLSS 2008 cho thấy trong 210 hộ nông dân vùng
TGLX có 44 hộ khơng có đất canh tác chiếm 21% tổng số hộ nghiên cứu và số hộ vượt mức hạn điền được quy định (03 hecta) là 10%, trong đó có hộ sở hữu diện tích là 17,2 hecta, nếu phân theo 5 nhóm thu nhập thì tổng diện tích canh tác ở nhóm
nghèo chỉ chiếm có 5,3% và nhóm giàu chiếm đến 43,2% tổng diện tích đất canh
tác của 210 mẫu quan sát đã cho thấy sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt ở vùng nghiên cứu.
Bảng 2.10: Tỷ lệ sở hữu ruộng đất của nông dân vùng nghiên cứu theo 5 nhóm thu nhập. Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Tổng cộng Tổng DT đất canh tác(ha) 13,02 25,2 47,3 53,2 105,3 2.438.788 Tỷ lệ % 5,3% 10,3% 19,4% 21,8% 43,2% 100%
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả ( n=210,VHLSS 2008)
Bảng 2.11 : Tỷ lệ hộ nghèo phân theo địa phương
Khu vực Tỷ lệ 1 Tỷ lệ 2
(%) (%)
Cả nước 14.5 13.4
Thành thị 3.3 6.7
Nông thôn 18.7 16.1
Đồng bằng sông Hồng 8.0 8.6
Trung du và miền núi phía Bắc 31.6 25.1
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 18.4 19.2
Tây Nguyên 21.4 21
Đông Nam Bộ 2.3 2.5
Đồng bằng sông Cửu Long 12.3 11.4
An Giang 8.5
Kiên Giang 9.3
Cần Thơ 7.0
Nguồn : Niên giám thống kê năm 2009
- Tỷ lệ 1 : Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình quân 1
người/tháng với chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới cho các năm như sau:
+ 1998 : 149.000 đồng + 2008: 280.000 đồng + 2002 : 160.000 đồng + 2004 : 173.000 đồng + 2006 : 213.000 đồng
- Tỷ lệ 2 : Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình qn 1
người/tháng với chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng giai đoạn 2006 -2010 : + Thành thị: 260.000 đồng
+ Nông thôn: 200.000 đồng (đã loại trừ tác động của giá).
2.2.3.2 Kinh tế trang trại ngày càng phát triển với số lượng trang trại đứng đầu ĐBSCL và cả nước:
Thơng qua việc tích tụ ruộng đất của những người nơng dân tỷ phú, mơ hình kinh tế trang trại được hình thành và phát triển rầm rộ ở vùng TGLX. Ngoài dân địa phương chuyển sang mơ hình kinh tế trang trại thì TGLX đã thu hút hơn 1.000 tỷ
đồng từ doanh nghiệp và cá nhân đầu tư phát triển trang trại từ việc được chính
quyền địa phương cho thuê đất, quy mô của trang trại rất đa dạng từ 10 ha đến 1.000 ha.
Điểm khác biệt của vùng này là kinh tế trang trại kết hợp nông nghiệp, chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Chỉ riêng vùng
TGLX thuộc tỉnh Kiên Giang phát triển được 2.316 trang trại chiếm diện tích
63.271 ha, trong đó hơn 1.000 trang trại ni trồng thủy sản, bình quân 1 ha đất
trang trại tạo ra lợi nhuận là 6,36 triệu đồng/năm cao hơn mức bình quân của cả
nước là 5,23 triệu đồng/năm và vượt xa mức bình quân của ĐBSCL là 4,2 triệu
đồng /năm, thu nhập bình quân của 1 trang trại là 30,7 triệu đồng Người dân nơi đây đã khôn ngoan kết hợp một vài trong số các ngành nghề như: chăn nuôi, sản xuất,
trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp … trong mơ hình trang trại của mình. Hoạt động của các trang trại, nơng, lâm trường đã mang lại việc làm cho 24.000 lao
động thường xuyên và 20.000 lao động thời vụ gieo trồng thu hoạch11
Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc
làm cho những người nghèo. Người nông dân mất đất nhưng vẫn muốn gắn bó với
đồng ruộng, giúp họ thốt cảnh đói nghèo nhưng lại càng làm cho bức tranh phân
hóa giàu nghèo ngày càng đậm nét hơn.