Điều kiện tự nhiên các tỉnh thuộc vùng TGLX

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tăng chi tiêu của các hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh tỉnh tư giác long xuyên đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NGHÈO ĐÓI Ở VÙNG TGLX VÀ SỰ PHÂN

2.2.1 Điều kiện tự nhiên các tỉnh thuộc vùng TGLX

TGLX trước đây là một vùng đất hình tứ giác thuộc Vùng ĐBSCL trên địa

phận của ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam-Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Bassac

(sơng Hậu). Vùng TGLX có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hecta. Địa hình

trũng, tương đối bằng phẳng với độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 2 mét. Mùa lũ (từ tháng

Bảy đến tháng Mười hai), vùng này thường ngập trong nước với độ sâu từ 0,5 đến

2,5 mét; đây là khu vực chứa nước lũ của sông Mê Kông khi lũ về. Mùa khô vùng này thường khô hạn và bị nước mặn thâm nhập, nên hầu như đất ln bị tình trạng nhiễm phèn, có thể nói vùng TGLX là vùng có diện tích đất bị nhiễm phèn do ngập mặn lớn nhất ĐBSCL nên cả một vùng đất rộng lớn bị hoang hóa do đất bị nhiểm

phèn nặng. Do đó chỉ có loại lúa mùa nổi là có thể tồn tại với mùa nước kéo dài

trong 6 tháng, mỗi năm chỉ có 1 vụ với 200.000 hec ta đất canh tác cho sản lượng hơn 450.000 tấn/năm, sản lượng này không đủ cung cấp lương thực cho vùng.

Vùng TGLX có các khu rừng tràm lớn trải dài đến bán đảo Cà Mau như rừng U Minh thượng với diện tích 7.063 hecta, khu rừng tràm Trà Sư trong lịng TGLX

có diện tích hơn 800 hecta là dạng rừng ngập nước với hệ thống động thực vật

phong phú, mang lại nhiều tiềm năng về lâm nghiệp, thủy sản và du lịch cho vùng TGLX. Vùng thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang có diện tích khoảng 244.230 hecta là vùng có nguồn khống sản dồi dào, đặc biệt là vùng đá vôi lớn nhất tỉnh Kiên Giang.

Từ năm 1980, An Giang là tỉnh đi đầu trong việc khai phá vùng hoang hóa

này đó là đẩy mạnh thủy lợi nội đồng, cải cách ruộng đất và đưa khoa học kỹ thuật

vào trong sản xuất: Sau khi hình thành hệ thống kênh dẫn nước và kênh mương nội

đồng gồm cách 2km đào 1 con kênh lấy nước từ kênh tạo nguồn và cách khoảng

500-600m đào con kênh dẫn nước vào đồng có tác dụng rửa chua, tháo phèn; đồng

thời kết hợp với hệ thống thoát lũ ra biển Tây để chủ động kiểm soát lũ; Giống lúa IR 50404 được đưa vào sản xuất đại trà trên vùng đất phèn, đánh dấu bước đột phá của việc khai hoang vùng TGLX mang lại sự màu mỡ cho cánh đồng TGLX, chuyển

đất lúa mùa nổi 1 vụ/năm sang lúa 2 vụ/năm, rồi tăng lên 3 vụ/năm, biến TGLX trở

thành vùng sản xuất lúa gạo cho sản lượng cao nhất cả nước. Đây là việc làm táo

bạo được Bộ NN &PTNT đánh giá là thành công nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tăng chi tiêu của các hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh tỉnh tư giác long xuyên đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)