hàng hoá ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở một số nước trên thế giới
Phát triển nông nghiệp, nơng thơn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, khơng có một cơng thức phát triển chung cho q trình hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình, dưới đây là kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nước ở Châu Á :
* Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc:
Trung Quốc là nước có nền nơng nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, nền nơng nghiệp Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận
dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đến nay, nền nơng nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Kinh tế nơng nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nơng sản hàng hóa. Nơng nghiệp, nơng thơn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện từng bước, một bộ phận dân cư đã có đời sống khá giả.
Là nước có diện tích đất canh tác khan hiếm và eo hẹp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dơi dư lao động. Vì vậy, quốc gia này đã thực hiện thu hẹp kiểu kinh doanh cần nhiều lao động, mở rộng việc kinh doanh tập trung vốn và kỹ thuật. Đó là điều có lợi cho nơng dân, cho công cuộc cải cách nông thôn và việc phân bổ tối ưu các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, phương thức kinh doanh trên những mảnh ruộng manh mún cổ truyền trước đây khơng cịn phù hợp với việc thâm canh bằng tập trung vốn và kỹ thuật. Chỉ có phương thức kinh doanh với quy mơ lớn mới tạo tiền đề cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững.
Hiện nay, nơng nghiệp vẫn đóng một vai trị hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tổng kết kinh nghiệm 20 năm cải cách và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Khơng có sự ổn định của nơng thơn sẽ khơng có sự ổn định của cả nước, khơng có sự sung túc của nơng dân sẽ khơng có sự sung túc của nhân dân cả nước, khơng có hiện đại hóa nơng nghiệp sẽ khơng có hiện đại hóa của tồn bộ nền kinh tế quốc dân". Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng
định rằng, hiện nay và trong một thời gian dài nữa, nơng nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế; hiện đại hóa nơng nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm trên xuất phát từ thực tế là ở Trung Quốc, nơng nghiệp có vai trị mà khơng một ngành kinh tế nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, trên thực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa đạt tới trình độ hiện đại hóa và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, hiện đại hóa nơng nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển trở thành đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách có lợi cho việc giải quyết vấn đề "tam nơng" như: thực hiện xóa bỏ thuế nơng nghiệp và phụ thu thuế nông nghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thực hiện chế độ khám chữa bệnh loại hình mới trong cả nước, trong đó có việc giải quyết khám chữa bệnh cho nơng dân...
Qua hơn 20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được những bài học kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Đó là: Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nơng dân; phát triển nhiều loại hình sở hữu kinh tế, trong đó cơng hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khốn gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nơng hộ, khuyến khích nơng dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị...
* Thái Lan với chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, sức cạnh tranh mạnh:
Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nơng nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia cơng sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh, ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nơng dân. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững.
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong
nơng dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nơng nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên tồn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng thơn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.
Một trong những tiêu chí để phát triển nơng nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nơng nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nơng nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nơng thơn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nơng thơn. Khuyến khích nơng dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vịng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngơ, cao su, đường, nơng nghiệp Thái Lan cịn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích nơng nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á.
Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nơng nghiệp, nơng thơn với các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nơng dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe. Ngoài ra, cịn có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nơng nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nơng nghiệp - nơng thơn - nơng dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội.
* Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản:
Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đơng, đơn vị sản xuất nơng nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nơng nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cơng nghiệp hóa; phi tập trung hóa cơng nghiệp, đưa sản xuất cơng nghiệp về nơng thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại hóa.
Để tạo cơ sở thúc đẩy nơng nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho q trình cơ giới hóa và hóa học hóa nơng nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến
dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may...), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nơng thơn tồn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thơn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nơng thơn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xun có chính sách trợ giá nơng sản cho các vùng nơng nghiệp mũi nhọn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nơng nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho cơng nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập [6].
1.1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố ở Việt Nam
Trước năm 1980, sản xuất nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng đình đốn do mơ hình hợp tác kiểu cũ và cơ chế kế hoạch hố tập trung khơng phù hợp. Vào những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX, mức sản xuất lương thực bình quân đầu người liên tục giảm, lượng gạo hàng năm nhập khẩu tăng lên gần 1 triệu tấn, tình trạng khốn chui diễn ra phổ biến. Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bước đầu giải phóng lao động nơng dân, gắn trách nhiệm và lợi ích của họ với sản phẩm cuối cùng trên ruộng khốn, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón, vật tư để thu thêm nhiều sản phẩm vượt khoán. Kết quả đã đem lại 6-7 vụ được mùa liên tiếp, sản lượng lương thực tăng gần 1 triệu tấn/năm.
Bắt đầu từ cuối năm 1983 đến 1984, động lực khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động có dấu hiệu suy giảm, bởi lẽ khốn sản phẩm mới chỉ
điều chỉnh cơ chế phân phối và cơ chế quản lý giữa người lao động và hợp tác xã, giữa công nhân lao động và nông trường, chưa thiết lập đầy đủ quyền làm chủ cho các hộ nông dân. Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp đã chính thức thừa nhận vai trị của kinh tế hộ và coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nơng nghiệp. Đồng thời nhiều chính sách khác được thực hiện như xoá bỏ chế độ độc quyền thu mua nơng sản, xố bỏ chế độ 2 giá, thực hiện chính sách khuyến khích nơng dân tăng sản lượng để bán ra thị trường, cải cách chế độ thuế và hỗ trợ đối với nông nghiệp, từng bước cải cách pháp lý để hỗ trợ kinh tế thị trường phát triển trong nông nghiệp...Kết quả là đến năm 1995, lần đầu tiên hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1991-1995 trong đó có chỉ tiêu nơng nghiệp, đều hồn thành và hoàn thành vượt mức, đưa nước ta thành nước xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn gạo/năm.
Từ năm 1995 đến nay, đối mới trong nông nghiệp tiếp tục được thực hiện để tăng trưởng và hội nhập. Tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 06-NQ/TW về một số vấn đề nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn, trong đó khẳng định vấn đề trọng yếu là kinh tế trang trại. Tháng 2 năm 2000, Chính phủ ra nghị quyết 03 về phát triển kinh tế trang trại...Những văn bản chính sách về khuyến khích phát triển nơng nghiệp tiếp tục được hoàn thiện tạo động lực cho nông nghiệp nước ta phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng:
+ Sản xuất lương thực tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đến năm 2007, sản lượng lương thực có hạt cả nước đạt 40 triệu tấn (trong đó lúa là 35,9 triệu tấn) nâng mức