Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ lysineme thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn từ 18-50 kg nuôi tại thái nguyên (Trang 39 - 41)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Các tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và Cs, 2001 [7] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/năng lƣợng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất của lợn thịt giống Yorkshire và con lai Yorkshire x Thuộc Nhiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với lợn Yorkshire có tiềm năng nạc cao, tỷ lệ lysine/ năng lƣợng của khẩu phần ảnh hƣởng có ý nghĩa đối với các tính trạng sinh trƣởng nhƣ mức độ tăng khối lƣợng, lƣợng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng. Đối với tính trạng thân thịt mặc dù có ảnh hƣởng nhƣng khơng có sự khác biệt. Ở cả hai đối tƣợng nghiên cứu trên, mức tăng trọng và tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ tăng lên đạt giá trị cao nhất ở mức 0,65 – 0,55 g lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa và sau đó tăng chậm hoặc có xu hƣớng giảm ở mức cao hơn là 0,75 – 0,65 lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa. Từ kết quả này các tác giả đề nghị tỷ lệ lysine/năng lƣợng tiêu hóa thích hợp cho lợn Yorkshire là 0,65 – 0,55 gam lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa, của lợn lai

Yorkshire x Thuộc Nhiêu là 0,55 – 0,45 g lysine/MJ năng lƣợng tiêu hóa cho 2 giai đoạn 20 – 50 và 50 – 85 kg khối lƣợng cơ thể. Đồng thời các tác giả cũng cho biết không nhận thấy sự tƣơng tác giữa lysine và năng lƣợng đối với các tính trạng sinh trƣởng và chất lƣợng thịt ở cả hai đối tƣợng đối tƣợng lợn là Yorkshire và Yorkshire x Thuộc Nhiêu.

Các tác giả Vũ Thị Lan Phƣơng và Đỗ Văn Quang (2001) [11] đã xác định tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích hợp cho lợn sinh trƣởng và lợn vỗ béo giống Yorkshire cho thấy: với các mức lysine khác nhau có ảnh hƣởng đáng kể đến các chỉ tiêu nhƣ tiêu tốn thức ăn của lợn trong giai đoạn từ sơ sinh – 8 tuần tuổi, khả năng thu nhận thức ăn và tốc độ tăng trọng của lợn giai đoạn cuối (8 – 16 tuần). Mức lysine là 0,65 g/MJDE đã làm giảm đáng kể tiêu tốn thức ăn (0,3 kg) so với mức 0,95 g/MJDE. Ở giai đoạn từ 8 – 16 tuần tuổi, với mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng là 12,5 MJDE/kg thức ăn cho khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng cao nhất (tƣơng ứng 2,31 kg/con/ngày; 680 g/con/ngày). Mức lysine là 0,75 g/MJ và mức năng lƣợng 12,50 MJ/kg thức ăn cho kết quả thấp nhất về các chỉ tiêu trên (1,96 kg/con/ngày; 585 g/con/ngày). Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không ảnh hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng, da và tỷ lệ thịt xẻ. Các tác giả cũng xác định đƣợc khẩu phần ăn có năng lƣợng là 13,5 – 12,5 MJDE với tỷ lệ lysine/MJDE từ 0,65 – 0,55 g tƣơng ứng với hai giai đoạn vỗ béo có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Lã Văn Kính và Cs, 1999 [8] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung L – threonine vào khẩu phần cơ sở là tấm – cám hoặc ngô cho lợn thịt thu đƣợc kết quả: mức tăng trọng đƣợc cải thiện đáng kể, hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn ở giai đoạn sinh trƣởng (20 – 50 kg) đƣợc nâng cao nhƣng ít có tác dụng đối với lợn ở giai đoạn vỗ béo (50 – 100 kg). Bổ sung L- threonine

vào khẩu phần đã nâng cao phẩm chất thịt xẻ, giảm độ dày mỡ lƣng, tăng tỷ lệ nạc có giá trị trong thân thịt xẻ.

Hoàng Nghĩa Duyệt và Cs (2002) [3] nghiên cứu tỷ lệ lysine/năng lƣợng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1 (Yorkshire x Móng Cái) tại miền Trung cho biết: ở giai đoạn nhỡ và lớn (31 – 90 kg), ME trung bình 3.000 Kcal/kg. Tỷ lệ lysine là 0,75 – 0,90% và 0,55 – 0,70% hoặc nuôi với mức năng lƣợng trao đổi thấp (2.750 – 3.000) nhƣng lysine cao 0,9 – 0,7%, lợn có tốc độ sinh trƣởng cao nhất đạt trung bình 572 – 616 g/ngày, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trọng của lợn ngoại, rút ngắn thời gian nuôi 12 ngày. Khi nuôi lợn với mức năng lƣợng và lysine cao trong khẩu phần đã giảm đƣợc tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng (từ 3,8 – 3,25 kg thức ăn), nâng tỷ lệ nạc trong thân thịt (từ 39 lên 45%) và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Mỗi giống lợn hay loại lợn đƣợc nuôi bằng các khẩu phần ăn khác nhau, tại mỗi địa phƣơng khác nhau đều cho kết quả tăng trọng khác nhau, bởi tác động của các yếu tố trong thức ăn đến kiểu gen ở các môi trƣờng nuôi dƣỡng khác nhau. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi lợn tại nhiều địa phƣơng cần có những nghiên cứu phù hợp với giống lợn đƣợc nuôi phổ biến, nguồn thức ăn ở địa phƣơng đó.

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ lysineme thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn từ 18-50 kg nuôi tại thái nguyên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w