Kiến nghị nâng cao công tác kế toán huy động vốn tại NHTMCP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 42 - 48)

chi nhánh Tây Hà Nội

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước

Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy để có đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật

Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, bảo đảm cho hệ thông ngân hàng hoạt động hiệu lực, hiệu quả, năng động và an toàn. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các đơn vị, các hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư khả thi được vay vốn ngân hàng. Khẩn trương xây dựng các thể chế về bảo hiểm tiền gửi và bảo đảm tiền vay, cùng với những chế tài nghiêm ngặt nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Đồng thời bằng các giải pháp thích hợp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội ; trước mắt cần tập trung xử lý tốt tình trạng tồn đọng vốn trong các ngân hàng thương mại.

Thực hiện chuyển đổi cơ bản về cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế quản lý ngoại tệ, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, tích cực xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện vận hành các công cụ mới của chính sách tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dân cư và các doanh nghiệp. Từng bước nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP lên ngang bằng các nước trong khu vực.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trước hết tập trung vào những khâu trọng yếu như chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán ... Chấn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan kiểm tra, giám sát của NHNN.

Tiếp tục cơ cấu lại nợ của các của các nhân hàng thương mại, kể cả việc xây dựng ngay các định chế cần thiết để xử lý dứt điểm nợ và tài sản thế chấp tồn đọng trong một thời gian nhất định nhằm nhanh chóng lành mạnh

hóa tình trạng tài chính, nâng cao chất lượng kinh doanh tiền tệ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tăng vốn tự có của các ngân hàng trên cơ sở cơ cấu lại sở hữu hoặc cho vay tái cấp vốn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng cổ phần phát triển bền vững; kiên quyết sát nhập hoặc giải thể các ngân hàng ngân hàng yếu kém, vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm những ngơời có hành vi sai trái ,củng cố và phát triển vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tốt vai trò tương trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong phạm vi xã phường. Chấn chỉnh các công cụ tài chính, bảo đảm hoạt động đúng quy định và chỉ thành lập mới khi có đủ điều kiện.

Từng bước nới lỏng các hạn chế hành chính không cần thiết trong hoạt đông tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng cho các ngân hàng thương mại, thúc đẩy và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của các ngân hàng.

Nâng cao năng lực và chất lượng quản lý tài sản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là phân định rõ bản chất và mức độ rủi ro của các loại tài sản, tăng cường giám sát và thu hồi nợ, cải tiến chính sách khách hàng và điều kiện tín dụng, trích lập các quĩ để bù đắp các khoản tổn thất do rủi ro trong kinh doanh. Chú trọng nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư và đánh giá thực trạng tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn, đi đôi với việc thành lập hệ thống đăng ký doanh nghiệp theo qui định của luật doanh nghiệp và thực hiện chế độ công khai tài chính doanh nghiệp. Giảm mạnh chi phí hoạt động, nhất là các chi phí quản lý hành chính, chi phí nhân lực và chi nhánh. Hạ thấp chỉ tiêu về chi phí nghiệp vụ trên tài sản có xuống tương đương với mức bình quân của khu vực.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

NHNN cần tiếp tục phát triển thị trường mở ở cấp độ cao hơn, đa dạng các sản phẩm và ngày càng tự động hoá quy trình.

NHNN cần quản lý tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế nạn rửa tiền, làm tiền giả đang có chiều hướng gia tăng.

Cần tập trung quỹ ngoại tệ nhà nước do NHNN quản lý để luôn có một lượng ngoại tệ đủ để can thiệp vào thị trường lúc cần thiết.

NHNN cần hoàn thiện thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ để NHNN có cơ chế điều hành, can thiệp tỷ giá. NHNN cũng cần xây dựng hệ thống xác định tỷ giá dựa trên các đồng tiền mạnh khác, thay vì quá phụ thuộc vào USD như hiện nay để tránh tình trạng biến động thất thường của tỷ giá.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương

Thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp từ cơ sở, góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế phong phú và biến động như hiện nay .

Ngân hàng TMCP CT cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thức tế từng địa phương.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh khó thực hiện được vì nguồn vốn có hạn, mặt khác không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Do đó, ngân hàng TMCP CT cần nghiên cứu, đầu tư cung cấp phần mềm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các chi nhánh ngân hàng thành viên, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. Các chi nhánh hiện nay đang thực hiện cơ chế khoán tài

chính của ngân hàng TMCP CT. Cơ chế khoán tài chính cho các đơn vị thành viên là vấn đề hết sức nhạy cảm, phải đảm bảo cân đối cân bằng mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ. Với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta phai ý thức rằng vai trò của ngành ngân hàng là cực kỳ quan trọng. Ngân hàng không những cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế quốc dân mà còn là công cụ điều tiết nền kinh tế nói chung.Ngành ngân hàng phát triển vững mạnh sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta có những sự phát triển bền vững trong tương lai. Trong hoạt động ngân hàng thì công tác huy động vốn giữ vai trò quan trọng. Đây là công tác không thể thiếu trong bất cứ hoạt động của ngân hàng nào trên thế giới. Mà việc thực hiện tốt công tác kế toán huy động vốn được coi là vấn đề sống còn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP CÔNG THƯƠNG - CN TÂY Hầ Nội” làm khóa luận tốt nghiệp. Là một

ngân hàng có nhiều tiềm năng phát triển em tin rằng trong tương lai không xa, ngân hàng Công thương nói chung và chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ xứng đáng là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng xong bài làm của em không thể tránh khỏi thiếu xót, em rất mong cô giáo sẽ góp ý để em có thể hoàn thiện trong những bài nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết tiền tệ - Học viện Ngân hàng 2. Kế toán ngân hàng - Học viện Ngân hàng 3. Marketing Ngân hàng- Học viện Ngân hàng 4. Quản trị NHTM – Peterose - ĐHKTQD 5. Nghiệp vụ kế toán huy động vốn

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7. Tạp chí Ngân hàng

8. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w