Chƣơng 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi tuân theo qui trình khảo nghiệm giống cây trồng TW số 10 TCN 339-98.
Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi trực tiếp trên đồng rộng:
+ Từ gieo đến mọc: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ơ có 2 lá mầm xoè ra trên mặt đất.
+ Từ khi gieo đến ra hoa: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ô ra hoa đầu tiên.
+ Từ gieo đến chắc xanh: Tính số ngày từ khi gieo đến ngày có 50% số cây trong ơ có quả vào chắc.
+ Số ngày từ gieo đến chín: 95% số quả/cây có vỏ quả chuyển sang màu chín đặc trưng của giống (vỏ chuyển sang màu nâu sẫm).
+ Chiều cao cây: Đo 10 cây mẫu/ô. Đo từ mắt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng.
+ Số cành cấp I: Đếm số cành cấp I trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại), rồi tính trung bình. Đếm vào lúc thu hoạch.
+ Số đốt trên cây: Đếm số đốt trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại) rồi tính trung bình.
+ Đường kính thân: Được đo ở phần giữa của lóng trên lá mầm, đo vào lúc thu hoạch, trên 10 cây mẫu (3 lần nhắc lại) rồi tính trung bình.
* Đánh giá tính chống chịu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm - Khả năng chống chịu sâu
+ Sâu xám: Đếm số cây bị hại/ô rồi tính trung bình % cây bị hại cho từng công thức.
+ Sâu cuốn lá, sâu xanh (bị hại lúc đậu tương ra hoa): Đếm toàn bộ số sâu trên một ơ thí nghiệm, làm tồn bộ các công thức. Lấy tổng số sâu đếm được/ô chia cho số m2 trên ô ta được số con/m2 ( làm 3 lần nhắc lại rồi lấy trung bình).
+ Sâu đục quả: Tiến hành đếm số quả bị sâu hại ở 10 cây mẫu (đếm lúc thu hoạch) ta có: % quả bị hại = Kq/Kt x 100%
Kt là tổng số quả của 10 cây mẫu
(Làm 3 lần nhắc lại với mỗi giống thí nghiệm rồi lấy trung bình).
- Khả năng chống đổ.
Đánh giá theo thang điểm từ 1-5 như sau: Điểm 1: hầu hết các cây đều đứng thẳng Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn
Điểm 3: 26-50% số cây bị đổ hẳn Điểm 4: 51-75% số cây bị đổ hẳn Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số quả trên cây: Đếm số quả trên cây của 10 cây mẫu, qua các lần nhắc lại, tính số quả trung bình trên cây.
- Số quả chắc trên cây ( số quả 1 hạt, quả 2 hạt, quả 3 hạt trên cây). - Số hạt chắc trên quả = Tổng số hạt chắc / Tổng số quả chắc (10 cây mẫu/ô)
- Khối lượng 1000 hạt: Dàn đều hạt, chia theo đường chéo thành 4 phần, loại bớt hạt ở 2 phần đối đỉnh, 2 phần còn lại đếm 500 hạt ở mỗi phần và cân khối lượng được M1và M2.
M M
Khối lượng 1000 hạt = M1+ M2 khi M 1 21 M2 3% 2
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo các yếu tố cấu thành năng suất (tạ/ha)
(Quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ
NSLT = 10.000
- Năng suất thực thu: Được tính bằng năng suất thu được trên ơ thí nghiệm qua các lần nhắc lại.
- Một số chỉ tiêu sinh lý của dịng đậu tương tham gia thí nghiệm 2: + Chỉ số diện tích lá (m2lá / m2 đất) tính ở hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Mỗi ơ thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, làm ở 3 lần nhắc lại rồi lấy trung bình.
Phương pháp làm: Ngắt tồn bộ lá của 3 cây, sau đó cân khối lượng lá ta được Pb, lấy 3 loại lá ( gốc, giữa, ngọn) xếp kín 1 dm2 bìa cứng, đem lá cân lên ta được Pa. Sau đó tính chỉ số diện tích lá theo cơng thức.
Chỉ số diện tích lá ( CSDTL) = ( Pb/Pa x 3 x100) x mật độ cây/m2. Trong đó: Pa là khối lượng 1 dm2 lá.
Pb là khối lượng lá của 3 cây mẫu. + Khả năng tích lũy vật chất khơ (g/cây).
Nhổ 3 cây trên ô, rửa sạch để ráo nước đem cân khối lượng tươi, sau đó đem sấy khơ ở nhiệt độ 70 – 800C, đến khi khối lượng không đổi đem cân sẽ được số gam chất khô của 3 cây. Làm ở hai giai đoạn hao rộ và chắc xanh.
Phương pháp tính:
Khả năng tích lũy vật chất khơ ( KNTLVCK) = Pk/3 (g/cây). Trong đó: Pk là khối lượng sấy khơ của 3 mẫu.
+ Nốt sần: Xác định nốt sần hữu hiệu cả số lượng nà khối lượng vào hai thời kỳ hoa rộ và chăc xanh ( nốt sần hữu hiệu có dịch hồng ở bên trong).
Cách làm: nhổ 3 cây liên tiếp trên ô.Trước khi nhổ, tưới đẫm nước sau đố dùng bay sắn lấy nguyên cả bộ rễ, rửa sạch, vặt toàn bộ nốt sần hữu hiệu đến số lượng và cân khối lượng ơ sau đó lấy hiệu trung bình 3 lần nhắc lại.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu sau khi tập hợp được xử lý bằng các thuật toán thống kê (phương pháp thí nghiệm của Phạm Chí Thành, 1988 ).
- Các số liệu thu thập được xử lý trên máy tính theo chương trình IRRISTAT.