Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5.2. Nhận xét về phát triểnngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Yếu tố điều kiện tự nhiên có mức ảnh hưởng khá lớn đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta = 0.264. Bên cạnh đó đánh giá điểm trung bình yếu tố này cũng khá cao với Mean = 3.6414. Theo đánh giá của ngành tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau, năm 2010, số lượng trang trại ni trồng thủy sản của tỉnh có xu hướng tăng.
Bảng 4.8:Đánh giá của các hộ nuôi trồng thủy sản về phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Beta Mean Std. Deviation
Điều kiện tự nhiên (DK) 0.264 3.6414 .70937
Chính sách (CS) 0.171 3.1931 .80319
Con người (CN) 0.205 3.5741 .73625
Kỹ thuật (KT) 0.182 3.3026 .59892
Thị Trường (TT) 0.246 3.5414 .67870
PT ngành NTTS (PT) 3.3966 .62701
“Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017”
Kỹ thuật là yếu tố có tác động mạnh thứ tư đến vấn đề phát tiển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta là 0.182 và điểm trung bình khá thấp, chỉ với 3.3026. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh hàng năm, nhưng lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã và đang gặp khơng ít khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Thực tế cho thấy các cơ sở chế biến của nhân dân hiện nay hầu hết là làm thủ công truyền thống, sản phẩm chế biến ra cịn ở dạng thơ, đơn giản, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư công nghệ chế biến để đạt giá trị cao hơn; nhiều
Thị trường được đánh giá có tác động mạnh thứ 2 đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta là 0.246 và điểm trung bình là 3.5414. Nhìn chung thị trường tiêu thụ thủy sản của Cà Mau còn tồn tại nhiều hạn chế. Sản phẩm thủy sản của tỉnh nhìn chung chưa phong phú, đa dạng, mẫu mã chưa đẹp, sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chưa nhiều; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm; việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã, nhãn mác còn nhiều thủ tục phức tạp, chưa được quan tâm; các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn chưa quan tâm tới thị trường trong nước; nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa còn hạn chế; liên kết giữa nhà chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân trong nước có thu nhập thấp lại mua sản phẩm với giá cao hơn trong khi sản phẩm đó bán ra thị trường nước ngồi lại có giá rẻ hơn.