1.3. Tổng quan các lý thuyết nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng
1.3.2.6. Lý thuyết về sự phổ biến công nghệ
Được xây dựng năm 1962 bởi Roger và được xem là khung lý thuyết tiêu biểu đánh giá các công nghệ mới. Sau đó, Moore & Benbasat (1991) mở rộng và bổ sung một số nhân tố khác như thêm nhân tố dễ sử dụng, hình ảnh và sự tự nguyện vào mơ hình, đồng thời thay thế nhân tố “khả năng cảm nhận” và “trải nghiệm” bởi các nhân tố tương tự là “sự hiện hữu” và “kết quả có thể nhận thấy được”.
Bảng 1.1 Các nhân tố trong mơ hình lý thuyết về sự phổ biến cơng nghệ
Thành phần Định nghĩa
Lợi thế tương đối
Mức độ một công nghệ được cho là đem lại kết quả tốt hơn so với hiện tại.
Sự dễ sử dụng Mức độ một công nghệ được cho là khó hoặc dễ để có thể sử
dụng.
Hình ảnh Mức độ cảm nhận rằng việc sử dụng công nghệ mới này sẽ làm
nâng cao hình ảnh hoặc vị thế hiện tại trong xã hội.
Sự hiện hữu Mức độ phổ biến mà một cá nhân dễ dàng nhận thấy được những
người khác cũng sử dụng cơng nghệ này trong một tổ chức.
Sự tương thích Mức độ một công nghệ được cho là phù hợp với giá trị, nhu cầu,
tình hình hiện tại và những kinh nghiệm đã có được của người dùng tiềm năng.
Kết quả nhận thấy
Những kết quả hữu hình có thể thấy được từ việc ứng dụng công nghệ mới bao gồm khả năng có thể nhận biết và truyền đạt cho người khác.
Sự tự nguyện Mức độ sử dụng cơng nghệ được cho là hồn tồn tự nguyện, chủ
động từ chính cá nhân đó.
(Nguồn: Venkatesh et al., 2003)
Lý thuyết này được ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục trực tuyến (Agarwal et al., 2000) nhằm nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng công nghệ mới. Nghiên cứu của Lee et al. (2011) cịn kết hợp mơ hình IDT vào mơ hình TAM để nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống giáo dục trực tuyến.