Phản ứng của GDP trước cú sốc của xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bộ ba phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 99)

Kết quả cho thấy hàm phản ứng phần lớn ở trên trục ngang, hàm ý GDP bị ảnh hưởng tích cực từ cú sốc xuất khẩu, cụ thể là: Tác động tức thời của xuất khẩu tới GDP làm GDP tăng lên ở 2 quý đầu tiên, sau đó tác động này giảm xuống ở quý 3 rồi tăng lên ở quý thứ 4. Từ quý thứ 4 trở đi, tác động này lúc giảm lúc tăng theo từng quý nhưng vẫn có xu hướng tăng nhiều hơn. Điều này là phù hợp với thực tế

nền kinh tế của Việt Nam; Trong những năm qua, Việt Nam đã có những đổi mới

về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu. Nhờ những thay đổi đó,

xuất khẩu đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu năm

2008 đạt 62,69 tỷ USD, đến năm 2010 đạt 72,2 tỷ USD - gấp khoảng 91 lần so với năm 1986 (Bảng 7). Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP luôn ở mức cao và ngày càng tăng. Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế cao từ năm 1986 đến nay, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, giảm bớt thất nghiệp và xóa đói, giảm nghèo. Bảng 7 và hình 5 đều cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ gia

tăng của xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam hầu như có mối quan hệ cùng chiều. Xuất khẩu tăng có xu hướng kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

tăng. Suy thoái kinh tế năm 2008 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cũng giảm mạnh. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng, xuất khẩu tăng trưởng cao từ 57,1 tỷ USD năm 2009 đã tăng lên 72,2 tỷ USD năm 2010. Con số này còn tiếp tục tăng lên thành

96,91 tỷ USD năm 2011 và lên đến 114,53 tỷ USD vào năm 2012. Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 10 tháng đầu năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu đạt 108,72 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đi

cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu, GDP thực tế của Việt Nam cũng tăng lên từ 551 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 584.073 tỷ đồng năm 2011 và 613.884 tỷ đồng

năm 2012. Đến năm 2013, Tình hình kinh tế 10 tháng đầu năm cho thấy tăng trưởng kinh kế tiếp tục có những chuyển biến tích cực: Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý và ước đạt 5,54% trong quý III, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6% do tổng cầu nền

độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm. Do vậy, tăng

trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (5,3%).

Bảng 7. Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Hình 5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu/GDP

4.6.2 Phản ứng của GDP trước cú sốc nhập khẩu:

Hình 6. Phản ứng của GDP trước cú sốc nhập khẩu:

Kết quả cho thấy GDP bị ảnh hưởng tích cực từ cú sốc nhập khẩu, cụ thể là: Tác động tức thời của nhập khẩu tới GDP làm GDP tăng lên ở 2 quý đầu tiên, sau

đó tác động này giảm xuống ở 3 quý tiếp theo rồi tăng lên tiếp ở quý thứ 6. Từ quý

thứ 6 trở đi, tác động này có xu hướng giảm xuống và tiếp tục tăng lên ở quý thứ

10. Kết quả này có thể được giải thích như sau: Thực tế phát triển kinh tế quốc tế

cho thấy ở các nước, nhất là các nước đang phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển

đều phải huy động vốn đầu tư bên ngoài để hỗ trợ phát triển kinh tế khi điều kiện

nguồn vốn trong nước hạn chế. Với cơ cấu nhập khẩu đến 90% là đầu vào đầu tư và nguyên liệu sản xuất như ở Việt Nam hiện nay, tiêu biểu như ngành dệt may (có

doanh thu gần 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP trong năm 2012) thì lại có đến 99% ngun phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Lý do cơ bản là: Thay vì sản xuất ra với

chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều. Năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ 28 thị trường, trong đó lớn nhất là Trung Quốc với gần 16,4 tỷ USD; Hàn Quốc: 9,96 tỷ USD, Đài Loan: 6,45 tỷ USD…Bởi vậy, có thể thấy nhập khẩu hàng hóa chủ yếu đi vào khu vực sản xuất nên nhập

khẩu thực sự là nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tác động từ cú sốc nhập khẩu lên GDP là không lớn và các thời kỳ tác động này giảm xuống thì nhiều hơn là tăng cho thấy tác động này là không được bền vững, sự tăng trưởng của GDP không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

4.6.3 Phản ứng của xuất khẩu trước cú sốc GDP:

Hình 7. Phản ứng của xuất khẩu trước cú sốc GDP

Kết quả cho thấy, cú sốc của GDP có tác động tích cực làm tăng xuất khẩu và tác

động này đối với xuất khẩu là rõ ràng và mạnh nhất sau 5 quý sau đó giảm dần ở 3

quý tiếp theo rồi tiếp tục có xu hướng tăng lên từ quý thứ 8 trở đi. Và một trong

những lý do chính khiến tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến xuất khẩu đó là: Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ góp phần nâng cao các cơ sở hạ tầng như: Đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thơng tin, hệ thống ngân hàng... Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu trong nước.

4.6.4 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc GDP:

Hình 8. Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc GDP

Kết quả cho thấy, cú sốc của GDP có tác động tích cực làm tăng nhập khẩu và tác động này đối với nhập khẩu là rõ ràng và mạnh nhất sau 3 quý, không rõ ràng ở quý thứ 4, sau đó giảm dần ở các quý tiếp theo. Từ quý thứ 7 trở đi, tác động này có xu hướng tăng lên. Điều này có thể được giải thích như sau: Thực tế cho thấy, nhập

khẩu có xu hướng tăng lên khi GDP tăng và thậm chí cịn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu.

4.6.5 Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc cung tiền M2 (LnM2):

Hình 9. Phản ứng của nhập khẩu trước cú sốc cung tiền M2 (LnM2)

Kết quả cho thấy, tác động của cú sốc cung tiền M2 đến nhập khẩu là tác động tích cực và tức thời, tăng lên liên tục và mạnh nhất ở quý thứ 6 , sau đó giảm xuống

ở quý 7 và quý 8. Tác động này là khơng rõ ràng ở q thứ 9 và có xu hướng tăng

nhẹ ở quý 10. Điều này có thể được giải thích như sau: Theo lý thuyết Kinh tế học vĩ mơ thì khi cung tiền tăng làm lãi suất trong nước giảm xuống so với lãi suất nước ngồi, tạo ra một dịng vốn lớn chảy ra nước ngoài khiến cho cầu ngoại tệ tăng lên

dẫn đến làm tăng tỷ giá hối đoái, giá cả các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, khi tỷ giá hối đối tăng sẽ làm cho nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, thực tế ở

Việt Nam, cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là đầu vào đầu tư và nguyên liệu sản xuất, trong khi đó các sản phẩm thay thế đạt chất lượng và giá cả phải chăng ở trong nước còn khan hiếm, bởi vậy việc nhập khẩu hàng hóa là vơ cùng quan trọng cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, mặc dù tỷ giá hối đối có tăng lên, hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn nhưng nhu cầu cho nguyên vật liệu đầu

vào để sản xuất không thể giảm xuống ngay được, đồng thời với điều kiện thuận lợi là cung tiền tăng, lãi suất giảm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên tác động này dần dần giảm xuống do các doanh nghiệp trong nước sẽ cố gắng tận dụng và nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước nhiều hơn.

4.7 Phân rã phương sai:

g phần này, tác giả cũng tập trung vào dự báo đối với biến tăng trưởng kinh tế và các biến có liên quan đến tăng trưởng dựa trên kết quả kiểm định nhân quả Granger.

Phân tích phân rã phương sai được sử dụng để dự báo vai trò của các cú sốc đối với các biến quan sát. Tron

4.7.1 Phân rã phương sai biến tăng trưởng (LnGDP):

Hình 10. Phân rã phương sai biến tăng trưởng (LnGDP)

Kết quả phân rã phương sai biến tăng trưởng (LnGDP) cho thấy ở quý đầu

tiên, việc biến động của GDP chỉ bị ảnh hưởng bởi cú sốc từ trễ của chính nó. Đến q thứ 5 thì sự thay đổi của GDP vẫn gần như chỉ chịu tác động chính bởi cú sốc trễ của bản thân nó gây ra (chiếm 94,02%). Bên cạnh đó, cú sốc từ nhập khẩu có tác

động đến GDP tuy không nhiều nhưng lớn hơn so với những yếu tố khác (chiếm

2,76%), còn tác động của cú sốc từ xuất khẩu đến GDP thì chỉ chiếm 0,91%. Sau 10 quý, GDP vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cú sốc trễ của chính nó nhưng thấp hơn giai đoạn sau 5 quý (chiếm 93,6%). Trong khi đó mức độ tác động của các cú sốc từ nhập khẩu và xuất khẩu lên GDP giảm xuống, ngược lại mức độ tác động của các cú sốc từ LnDC và LnM2 đến GDP lại tăng lên. Có thể nói, mức độ tác động của các cú sốc từ phát triển tài chính và độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế là nhỏ, hay nói cách khác kết quả này dự báo rằng: Sự thay đổi trong GDP phần lớn

phụ thuộc vào cú sốc trễ của chính nó hơn là các cú sốc từ các yếu tố khác tác động lên. Có nghĩa là cần phải có những giải pháp khiến cho nền kinh tế tăng trưởng một cách tồn diện, bởi vì khi kinh tế tăng trưởng tốt và bền vững thì sẽ là nền tảng thúc

đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển hơn nữa ở các thời kỳ tiếp theo. Mặc dù kết quả

chỉ ra là các yếu tố khác tác động không nhiều đến sự thay đổi của GDP nhưng

chúng vẫn đóng một vai trị quan trọng nhất định. Do đó, chúng ta cần đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế ở Việt Nam để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

4.7.2 Phân rã phương sai biến nhập khẩu (LnIM):

Hình 11. Phân rã phương sai biến nhập khẩu (LnIM)

Kết quả phân rã phương sai biến nhập khẩu (LnIM) cho thấy ở quý đầu tiên, việc biến động của nhập khẩu có liên quan phần lớn bởi cú sốc trễ của chính nó

(94,53%) và một phần nhỏ từ cú sốc của GDP (chiếm 5,47%). Sau 5 quý thì cơ cấu thay đổi rõ rệt, GDP lại là nhân tố quan trọng nhất trong việc lý giải cho sự thay đổi của nhập khẩu (chiếm 44,03%), tác động từ cú sốc trễ của chính nó giảm xuống cịn 34,68%. Bên cạnh đó tác động của cú sốc từ LnDC và LnM2 đến nhập khẩu cũng

tăng lên đáng kể (lần lượt là 10,04% và 9,3%), còn tác động từ cú sốc của xuất khẩu chỉ chiếm 1,95% . Sau 10 quý, tác động của cú sốc từ GDP và nhập khẩu đến nhập khẩu giảm xuống đáng kể, trong khi đó tác động từ cú sốc của LnDC và LnM2 đến nhập khẩu lại tăng lên (lần lượt là 12,41% và 18,98%), còn tác động từ cú sốc của xuất khẩu cũng tăng lên từ 1,95% lên 5,58%. Nói tóm lại, kết quả này là phù hợp với kết quả đạt được từ kiểm định nhân quả Granger khi dự báo rằng: Việc biến động của nhập khẩu được giải thích phần lớn bởi các cú sốc từ GDP rồi đến LnIM,

tiếp theo là LnM2 và LnDC, cịn xuất khẩu thì khơng giải thích được nhiều cho sự biến động của n

4.7.3 Phân rã phương sai biến xuất khẩu (LnEX):

Hình 12. Phân rã phương sai biến xuất khẩu (LnEX) hập khẩu.

Kết quả phân rã phương sai biến xuất khẩu (LnEX) cho thấy ở quý đầu tiên

90,88% thay đổi của xuất khẩu là do chính nó, trong 9,22% cịn lại thì cú sốc từ nhập khẩu tác động đến sự thay đổi của xuất khẩu chỉ có 6,15%, cao hơn tác động của GDP (2,96%). Tuy nhiên sau 5 quý thì cơ cấu thay đổi rõ rệt, xuất khẩu bị ảnh

hưởng mạnh nhất từ cú sốc của GDP (chiếm 50,24%), tiếp theo là sự tác động từ cú sốc trễ của chính nó (25,61%), rồi đến nhập khẩu (chiếm 16,86%), những nhân tố

còn lại ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi của xuất khẩu. Sau 10 quý, sự

thay đổi của xuất khẩu do cú sốc từ GDP gây ra giảm xuống ở mức 47,87%, cịn tác

động từ cú sốc của chính nó tăng lên ở mức 26,36% và tác động từ cú sốc của nhập

khẩu đến sự thay đổi của xuất khẩu thì giảm xuống. Thêm vào đó, tác động từ cú sốc LnDC lại tăng lên rất đáng kể (từ 5,43% lên 10,64%). Nói tóm lại, kết quả này

dự báo rằng: Việc biến động của xuất khẩu được giải thích phần lớn bởi các cú sốc từ GDP, tiếp theo là LnEX và LnIM, rồi đến LnDC, và cuối cùng là LnM2. Kết quả này c ng phù hợp với kết quả kiểm định nhân quả Granger. ũ

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1

tế ở Việt Nam. Ngồi ra, khơng

những độ mở thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế mà tăng trưởng kinh tế cũng có tác động ngược lại lên độ mở thương mại.

Các kết quả nghiên cứu chính:

Tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm kiểm định tính đồng liên kết và mối

quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua dữ liệu hàng quý từ quý 3/1999 đến quý 4/2012. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa một số cặp biến như là: LnGDP và LnEX, LnGDP và LnIM, LnM2 và LnDC, LnM2 và LnIM, LnDC và LnIM. Từ kết quả kiểm định đồng liên kết, tác giả tiến hành kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho tất cả các cặp biến, tuy nhiên chỉ những cặp biến nào có mối quan hệ đồng liên kết mới được đưa vào mơ hình ECM để đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả

trong dài hạn, những cặp biến còn lại chỉ dừng lại ở kiểm định quan hệ nhân quả

Granger thông thường để đưa ra những dự báo về mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn. Dựa vào các kết quả trong dài hạn, kiểm định quan hệ nhân quả Granger và bổ sung thêm mơ hình ECM cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa GDP và xuất khẩu, GDP và nhập khẩu, cung tiền M2 và tín dụng trong nước, cung tiền M2 và nhập khẩu, và cuối cùng là mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tín dụng trong nước và nhập khẩu. Đồng thời, thơng qua kết quả hàm phản ứng của GDP trước cú sốc xuất khẩu và nhập khẩu (hình 4 và hình 5) cho thấy tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng là tích cực. Qua đó, bài nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết độ

5.2

ố giải pháp để góp phần tăng

ở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, cụ thể

ận lợi cho

hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam ra các quốc gia trên thế giới.

Một số gợi ý chính sách:

Trong bài viết này, tác giả tập trung đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong dài hạn, bao gồm các gợi ý chính sách về xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bộ ba phát triển tài chính, độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 99)