Mã hóa các thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 50 - 58)

Quyết định của nhà quản trị

1 Quyết định của nhà quản trị có ảnh hưởng đến việc xử lý và trình bày

BCTC QD1

2 Việc quản trị lợi nhuận của nhà quản trị có ảnh hưởng đến việc lựa chọn

phương pháp kế toán của doanh nghiệp QD2

3 Nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kinh tế dựa trên BCTC của

doanh nghiêp QD3

4 Nhà quản trị có can thiệp vào việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế

toán QD4

5 Nhà quản trị có thể đọc và hiểu rõ BCTC QD5

Quy mô doanh nghiệp

1 Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn của doanh

nghiệp QM1

2 Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế

toán của doanh nghiệp QM2

3 Quy mơ doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít ảnh hưởng đến việc xử lý

thơng tin kế tốn QM3

Trình độ của kế tốn viên

1 Kế tốn viên có am hiểu về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh

nghiệp TC1

2 Kế tốn viên có tn thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp TC2

3 Kế tốn viên có thường xun được cập nhật, đào tạo, huấn luyện về sự

thay đổi chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định hiện hành TC3

4 Kế tốn viên có đủ trình độ và kiến thức để vận dụng các chuẩn mực kế

toán trong việc lập BCTC TC4

Quy định về thuế

1 Các quy định hiện hành về thuế có ảnh hưởng đến cơng tác kế toán của

doanh nghiệp TU1

2 Việc áp dụng và thực hiện đúng quy định về thuế giúp doanh nghiệp dễ

dàng hơn trong việc khai báo, quyết toán thuế TU2

3 Các quy định về chính sách thuế có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương

pháp kế toán của doanh nghiệp TU3

4 Doanh nghiệp phải chỉnh số liệu theo kiến nghị của thuế vào cuối mỗi kỳ

kế toán TU4

5 Cơ quan thuế thường gây áp lực đến việc xử lý, trình bày thơng tin kế

toán trên BCTC của doanh nghiệp TU5

6 Năng lực của cán bộ thuế quản lý trực tiếp ảnh hưởng đến cơng tác kế

tốn của doanh nghiệp TU6

Các quy định pháp lý về kế toán

1 Các quy định pháp lý về kế tốn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

của BCTC PL1

2 Các quy định pháp lý về kế tốn có cập nhật và hướng dẫn kịp thời cho

doanh nghiệp PL2

3 Khung pháp lý về kế toán chặt chẽ, dễ hiểu, dễ áp dụng PL3

4 Khung pháp lý về kế toán thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn và việc lập BCTC vào cuối kỳ kế toán PL4

Chất lượng BCTC

1 Việc trình bày BCTC có tn thủ khả năng hoạt động liên tục CL1 2 BCTC có trình bày các thơng tin khơng phải là thơng tin kế tốn CL2

3 Việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế tốn trên BCTC phù hợp với

chuẩn mực kế toán hiện hành CL3

4 BCTC cung cấp đầy đủ và trung thực các sự kiện có ảnh hưởng đến tình

hình kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán CL4

5 BCTC được trình bày theo mẫu của quy định hiện hành CL5

6 Bảng thuyết minh trên BCTC rõ ràng, dễ hiểu và trình bày giải thích các

thông tin CL6

7 BCTC được nộp cho cơ quan có thẩm quyền đúng thời gian quy định CL7 8 BCTC phản ánh kịp thời các sự kiện phát sinh trong kỳ kế toán CL8

9 BCTC của doanh nghiệp có thể so sánh thơng tin năm nay với thông tin

năm trước CL9

10 BCTC của doanh nghiệp có thể so sánh với thơng tin tài chính của tổ chức

khác CL10

Nguồn: Đặng Thị Kiều Hoa (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến CLBCTC của các DNNVV - bằng chứng thực nghiệm tại các DNNVV trên địa bàn TP. HCM

3.3.2.2. Mẫu nghiên cứu: * Phương pháp chọn mẫu * Phương pháp chọn mẫu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó tác giả tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là tác giả có thể chọn những phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 240). Ưu điểm của phương pháp này là tác giả có thể chọn mẫu theo sự thuận tiện của cá nhân, phù hợp với việc nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính đại diện thấp, khơng tổng quát hóa cho đám đơng (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233)

* Kích cỡ mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu tác giả sử dụng trong luận văn được kế thừa từ các nghiên cứu trước là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair &ctg (2006) thì phương pháp EFA cần kích thước mẫu lớn, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1, tức là kích thước mẫu = số biến quan sát *5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 409)

Bên cạnh đó, để đảm bảo phân tích hồi quy thì kích thước mẫu phải đảm bảo

theo cơng thức n>= 50 + 8p, với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499)

Trong luận văn, tác giả đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA 32 biến quan sát nên kích thước mẫu được xác định là 5*32 = 160 quan sát. Tác giả đã gửi mẫu đi khảo sát, và kết quả thu về 294 mẫu khảo sát phù hợp đảm bảo theo điều kiện kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

3.3.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát:

Đối tượng khảo sát trong luận văn này là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên … ở các DNNVV trên địa bàn Ninh Thuận. Đây là các đối tượng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc lập BCTC, có thể hiểu rõ về BCTC của doanh nghiệp mà họ đang công tác (Phụ lục 4)

3.3.2.4. Phân tích dữ liệu:

* Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Mục đích của việc dùng hệ số Cronbach’s Alpha là để loại bỏ bớt các biến không phù hợp và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008 thì những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 nên bị loại và thang đo phải có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên.

* Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bớt các biến số không đảm bảo độ tin cậy thì bước tiếp theo sẽ tiến hành phân tích nhân tố.

Theo Đặng Thị Kiều Hoa (2016) thì phân tích nhân tố khám phá là 1 kỹ thuật nhằm mục đích giảm khối lượng dữ liệu cần nghiên cứu. Một tập nhiều biến dùng cho phân tích có thể được khái quát hóa bằng 1 tập các nhân tố nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Muốn sử dụng EFA, thì hệ số tương quan giữa các biến phải >= 0,30. Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến thì dùng các tiêu chí sau:

Kiểm định Bartle: dùng để kiểm định giả thuyết H0: các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết H0 khơng thể bị bác bỏ thì việc phân tích nhân tố là khơng thích hợp.

Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn.50. Kaiser (1074) đề nghị KMO>=0.9: rất tốt, KMO>=0.8: tốt, KMO>=0.7: được, KMO>=0.6: tạm được, KMO>=0.5: xấu, KMO<0.5: khơng chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397)

* Phân tích mơ hình hồi quy

Mơ hình hồi quy có dạng:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + … + βPXPi + ei (Đặng Thị Kiều Hoa, 2016)

Đánh giá sự phù hợp của mơ hình:

Theo Đặng Thị Kiều Hoa, 2016 thì một thước đo cho sự phù hợp của mơ hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định mơ hình R2. R2 càng gần 1 thì mơ hình ta xây dựng càng gần với tập dữ liệu. Hệ số R2 là phần biến thiên của biến phụ thuộc do các biến độc lập giải thích.

Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để kiểm định. Nếu mức ý nghĩ có độ tin cậy 95% (sig<=95%), thì mơ hình được xem là phù hợp.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau. Để kiểm định hiện tượng này, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF. VIF càng nhỏ thì khả năng đa cộng tuyến càng nhỏ. Điều kiện để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến là VIF<10.

3.3.2.5. Cơng cụ phân tích dữ liệu

Để hỗ trợ phân tích dữ liệu, luận văn sử dụng phần mềm SPSS 22.0

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu chung của luận văn, mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi, phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn.

Với mục tiêu khảo sát (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLBCTC của các DNNVV tại Ninh Thuận? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? Luận văn đã kế thừa các nghiên cứu trước để xây dựng bảng câu hỏi, thang đo tương ứng với mơ hình được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Ninh Thuận gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập. Qua đó tác giả gửi đến các kế tốn trưởng, kế toán tổng hợp của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sau khi được thu thập đầy đủ số mẫu, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 tác giả tiếp tục phân tích dữ liệu bằng các phương pháp phân tích như thống kê tần số, hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp hai nhóm chuyên gia (danh sách chuyên gia ở phụ lục 3), sau khi phỏng vấn và thảo luận đã thu được nhiều ý kiến. Sau khi phân tích và đánh giá các ý kiến, tác giả nhận thấy rằng các thơng tin được trình bày trên BCTC chủ yếu phục vụ cho mục đích kiểm tra thuế. Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu như theo quy định của luật thuế và hiếm khi tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn. Vì để đối phó với cơ quan thuế nên BCTC của các DNNVV chưa phản ánh đúng tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của các chuyên gia còn cho rằng các doanh nghiệp hiện nay có hai hệ thống sổ, một hệ thống sổ nội bộ ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp, hệ thống sổ còn lại dùng để đối phó với thanh tra thuế khi doanh nghiệp bị kiểm tra thuế.

Ngồi ra, các chun gia cịn cho rằng nội dung trình bày trên các BCTC của các DNNVV chỉ phục vụ cho một vài đối tượng như chủ sở hữu, cơ quan thuế mà chưa phục vụ được đa dạng các đối tượng khác có liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ. Trong khi đó chủ nợ, ngân hàng là những đối tượng cần đến BCTC của các DNNVV nhiều nhất nhưng BCTC chưa thể hiện rõ được các thông tin cần thiết cho đối tượng này như tình hình nợ vay của doanh nghiệp, tuổi nợ bao lâu, vay của cá nhân, tổ chức nào… Và theo quy định của pháp luật hiện nay, BCTC của các DNNVV chỉ nộp cho cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản liên quan mà không công bố rộng rãi cho nhiều đối tượng khác.

Thêm vào đó, chất lượng BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bị chi phối bởi chất lượng của nhân viên kế toán. Hiện nay, nhân viên kế toán làm việc tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu có trình độ cao đẳng, họ cịn hạn chế nhiều về kiến thức và trình độ, thực hiện cơng tác kế tốn theo kinh nghiệm tích lũy được mà chưa kịp thời cập nhật những thay đổi mới của luât, chính sách kế tốn có liên quan. Và do hạn chế về kinh tế nên các DNNVV chưa đầu tư

và việc đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán cũng như tuyển dụng những nhân viên kế tốn có trình độ cao về làm việc tại doanh nghiệp.

4.2. Nghiên cứu định lượng

4.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế khảo sát trực tiếp và gửi cho 330 đối tượng cần khảo sát. Kết quả số bảng câu hỏi thu về là 294 (phụ lục 4 danh sách đối tượng tham gia khảo sát định lượng), trong đó có 36 bảng khảo sát khơng hợp lệ do 11 bảng không được gửi trả và 25 bảng khảo sát thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 294 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được mã hóa, nhập và làm sạch thơng qua phần mềm SPSS 22.0

Thống kê mô tả đặc điểm các doanh nghiệp tham gia khảo sát trong luận văn được tóm tắt theo bảng 4.1 sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ninh thuận (Trang 50 - 58)