CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng để phân tích mơ hình hổi quy tuyến tính, phân tích ảnh hưởng của 5 nhân tố độc lập đến CLBCTC. Sau khi thực hiện phân tích, tác giả nhận thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận gồm: các quy định pháp lý về kế tốn (β = 0.394); trình độ kế tốn viên (β = 0.359); quy mơ doanh nghiệp (β= 0.306) và quy định về thuế (β = 0.089). Trong đó, ta thấy quy định pháp lý về kế tốn có tác động mạnh nhất đến CLBCTC, tiếp theo là trình độ kế tốn viên: quy mô doanh nghiệp và ảnh hưởng thấp nhất là quy định về thuế.
* Các quy định pháp lý về kế toán:
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố các quy định pháp lý về kế tốn có tác động mạnh nhất đến CLBCTC. Để nâng cao cơng tác kế tốn và CLBCTC thì cần có các quy định pháp lý về kế toán rõ ràng, thống nhất. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Holthausen (2009), Hansan (2013), của Võ Văn Nhị và cộng sự (2011).
Trong điều kiện kinh tế hiện nay của Ninh Thuận thì các DNNVV có ý nghĩa hết sức quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, công tác kế tốn tại các DNNVV ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng cịn nhiều thiếu sót. Kế tốn tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện theo trình tự khoa học mà được thực hiện theo mục tiêu quản trị của chủ doanh nghiệp hoặc theo mục đích thuế và các thơng tin kế tốn này chưa thực sự hữu ích với người sử dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong cơng tác kế tốn tại các DNNVV, trong đó một nguyên nhân được nghiên cứu nhiều nhất là các quy định pháp lý về kế toán cho DNNVV, các quy định này chưa được nghiên cứu ban hành một cách chặt chẽ, có hệ thống và phù hợp với thực tế hoạt động của DNNVV ở Việt nam hiện nay nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Nhiều vấn đề phát sinh trong cơng tác kế tốn chưa được quy định cụ thể trong các quy
định pháp lý và việc áp dụng các quy định pháp lý về kế tốn cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy đã tạo ra lỗ hỏng về mặt pháp lý trong cơng tác kế tốn cũng như tuân thủ các văn bản pháp lý ban hành về kế toán.
Trong điều kiện kinh tế tỉnh Ninh Thuận, để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các DNNVV phải tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Tuy nhiên, BCTC của các doanh nghiệp này chưa được minh bạch và tạo niềm tin cho người sử dụng. Vì vậy, minh bạch thơng tin kế tốn trên BCTC, nâng cao chất lượng BCTC sẽ giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khách quan làm cho BCTC của các DNNVV chưa được minh bạch là do hệ thống văn bản pháp luật về kế toán cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV khơng chỉ thiếu mà cịn chưa đồng bộ, các quy định chưa đạt được mức độ hài hịa cao với thơng lệ quốc tế. Điều này dẫn đến thông tin trên BCTC thiếu tin cậy, không được đánh giá cao và chưa phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
* Trình độ kế tốn viên
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trình độ kế tốn viên có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC. Trình độ kế tốn viên càng cao thì CLTT trên BCTC càng đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Heidi (2001), Trần Đình Khơi Ngun (2010), Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013), Phạm Minh Nguyệt (2014).
Hiện nay, các DNNVV Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng phải chịu áp lực về cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Các DNNVV trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để có thể hồn thiện một hệ thống kế toán tốt tại doanh nghiệp là điều rất khó vì chi phí đầu tư về nhân viên, xây dựng và vận hành bộ máy khơng hề nhỏ. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp này thường thuê dịch vụ bên ngồi hoặc tuyển dụng những kế tốn viên có trình độ thấp. Hệ quả tất yếu là thơng tin kế tốn sẽ khơng được cập nhật kịp thời hoặc cập nhật khơng chính xác, có nhiều rủi ro và hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh hầu như khơng có bộ phận kế tốn quản trị. Bộ máy kế tốn của cơng ty chỉ phục vụ cho cơng tác kế tốn thường nhật, cập nhật số liệu để hoàn thành BCTC và báo cáo thuế phục vụ cho mục đích thuế mà khơng có bộ phận xử lý, phân tích, đánh giá số liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị. Chính vì vậy, những thơng tin trên BCTC của Các DNNVV chỉ đưa ra được cái nhìn tổng thể trong quá khứ mà khơng đưa ra được dự đốn trong tương lai.
Bên cạnh đó, do trình độ nhân viên kế tốn cịn thấp nên chưa ứng dụng được công nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn. Trình độ excel, word và các thủ thuật kế toán của nhân viên chưa cao, sử dụng phần mềm kế toán chỉ thực hiện những thao tác cơ bản. Do vậy, việc thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ thơng tin cịn nhiều hạn chế, rủi ro.
* Quy mô doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều đến CLBCTC, tức là quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì chất lượng BCTC càng tốt hơn. Để thu hút vốn đầu tư hoặc tạo niềm tin đối với ngân hàng, các doanh nghiệp này phải tạo ra BCTC chất lượng. Và do doanh nghiệp có quy mơ lớn nên sẽ có tiềm lực về kinh tế để đầu tư vào bộ máy kế toán, hệ thống phần mềm kế tốn và chi phí để đào tạo, tuyển dụng đội ngũ kế tốn có chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có quy trình kế tốn rõ ràng, hệ thống kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước của Heidi (2001), Meek, Roberts & Gray (1995), Cao Nguyễn Lệ Thu (2014), Lê Thị Khoa Nguyên, Lê Thị Thanh Xuân (2015).
Trong cơng tác kế tốn hiện nay, để hồn thiện hệ thống kế tốn cần phải có sự hỗ trợ của phần mềm kế tốn. Hệ thống phần mềm kế tốn là cơng cụ giúp cho hoạt động kế toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn, giúp nhà quản lý có được thơng tin chính xác và kịp thời nhất do có sự kết nối dữ liệu giữa các bộ phận, các phòng ban trong doanh nghiệp, không cịn sử dụng các phương pháp thủ cơng để lưu trữ thông tin, truyền tải thông tin giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro trong lưu trữ thông tin.
Một số phần mềm được các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường sử dụng như ERP, Misa, Fast và các phần mềm này luôn được cập nhật thường xuyên bởi công ty sản xuất phần mềm, nâng cao khả năng quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vì hạn chế về tài chính nên thường sử dụng excel hoặc những phần mềm thử nghiệm, miễn phí để tiết kiệm chi phí. Mặc dù các doanh nghiệp đều biết khi sử dụng những phần mềm này sẽ có rất nhiều rủi ro như chất lượng phần mềm, tính cập nhật của phần mềm…làm ảnh hưởng đến thơng tin kế tốn và chất lượng BCTC.
* Quy định về thuế
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy định về thuế tác động cùng chiều với CLBCTC. Chính sách thuế rõ ràng, chặt chẽ, doanh nghiệp tuân thủ tốt chính sách sẽ giúp các DNNVV phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Heidi (2001), Hanlon, M. Hoopes, J.L., & Shroff, N. (2014), Desai, M.A., Dyck, A., & Zingales, L. (2007), Phan Đức Dũng (2014), Phan Thị Minh Nguyệt (2014), Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016).
Thực tế về cơng tác kế tốn hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho thấy, kế toán thực hiện cơng việc ghi nhận, hạch tốn và đo lường kế toán thường theo quy định thuế và khơng có sự tách biệt giữa báo cáo thuế và BCTC. Vì vậy, quy định thuế được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến cơng tác kế tốn.
Thực tiễn cho thấy, các quy định thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển, chính sách thuế của Việt Nam vẫn thiếu những quy định hỗ trợ phát triển DNNVV trong dài hạn. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn tỉnh khi mà chủ doanh nghiệp vừa làm cơng tác kế tốn vừa làm công việc kê khai thuế. Theo Trần Đình Thiên, Giám đốc Viện kinh tế Việt Nam nhận xét mặc dù đã có nổ lực cải thiện các thủ tục thuế nhưng vẫn cịn chậm, vẫn duy trì thủ tục “hành hạ” doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến cơng tác kế tốn và CLTTKT của doanh nghiệp, gây rất nhiều khó khăn cho DN, đặc biệt là DNNVV.
Từ đó, ta có thể thấy rằng các nhà xây dựng chính sách của các quốc gia đặc biệt
quan tâm đến mối quan hệ giữa quy định về thuế và chuẩn mực, chế độ kế tốn.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính chỉ ra rằng có 4 nhân tố: quy mơ doanh nghiệp, các quy định pháp lý về kế tốn, trình độ kế toán viên và quy định về thuế ảnh hưởng chất lượng BCTC của DNNVV ở Ninh Thuận.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, người sử dụng có thể dựa vào các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC được trình bày trong bài nghiên cứu để đánh giá chất lượng BCTC khi muốn đưa ra các quyết định quan trọng của mình.