Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy, ngoại trừ các biến Tốc độ tăng trưởng GR không tác động đến kỳ hạn nợ của các công ty, các biến cịn lại gồm quy mơ cơng ty SZ, kỳ hạn của tài sản AM, hiệu suất sử dụng tài sản TO, độ biến động thu nhập Volaility, khả năng thanh khoản CR, địn bẩy tài chính LER, trị giá trái phiếu phát hành BOND đều có tác động có ý nghĩa thống kê lên kỳ hạn nợ với dấu như kỳ vọng. Cụ thể, quy mô công ty, kỳ hạn tài sản, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh khoản và trái phiếu phát hành có tương quan dương với kỳ hạn nợ; hiệu suất sử dụng tài sản và độ biến động thu nhập có tương quan âm với kỳ hạn nợ. Thuế phải nộp TAX tương quan âm với kỳ hạn nợ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đối với các công ty nhỏ nhưng với các nhóm cơng ty khác và trên tồn bộ mẫu, thuế khơng tác động lên kỳ hạn nợ.

nghiên cứu của Flannery (1986), Diamond (1991), Ozkan (2002), Shah và Khan (2009), Stephan và cộng sự (2011), Lemma và Negash (2011), Hajiha và Akhlagi (2012), ….Để giảm chi phí đại diện phát sinh, các công ty xây dựng cấu trúc kỳ hạn nợ phù hợp với cấu trúc kỳ hạn của tài sản, các cơng ty nhỏ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn và việc kiểm sốt cịn lỏng lẻo thường phát sinh nhiều chi phí đại diện hơn các cơng ty lớn nên sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn, đồng thời các cơng ty có nhiều cơ hội tăng trưởng đồng nghĩa với xác suất phát sinh chi phí đại diện càng cao càng có động cơ rút ngắn kỳ hạn nợ để kiểm sốt chi phí này; Các cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh như độ biến động trong thu nhập thấp, khả năng thanh khoản cao có khả năng tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng nghĩa với việc họ có thể kéo dài kỳ hạn nợ trong cấu trúc nợ vay; Và cuối cùng, các cơng ty có khả năng tiếp cận thị trường vốn dài hạn (như thị trường trái phiếu, thị trường chứng khốn) có cơ hội phát hành nhiều nợ dài hạn hơn.

Theo đó, các cơng ty cổ phần Việt Nam đang có xu hướng lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ: (1) phù hợp với quy mơ của mình, các cơng ty nhỏ ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn, (2) phù hợp với cấu trúc kỳ hạn của tài sản: cơng ty càng có nhiều tài sản cố định càng ưu tiên sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn, (3) ưu tiên sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn khi cơng ty có hiệu suất sử dụng tài sản cao, tình hình tài chính lành mạnh hoặc độ biến động trong thu nhập lớn để giảm thiểu rủi ro, (4) tương xứng với khả năng thanh khoản, theo đó, các cơng ty có khả năng thanh khoản dồi dào, càng có khả năng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn và (5), các cơng ty có khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu có khả năng sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn trong cấu trúc nợ vay.

Bên cạnh đó việc kiểm định giả thuyết trên nhóm các cơng ty được phân chia theo khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho thấy có sự khác biệt về nhân tố tác động cũng như quy mô tác động của nhân tố, cho thấy khả năng tiếp cận thị trường tài chính là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty tại Việt Nam cả về nhân tố cũng như mức độ tác động của nhân tố, phù hợp với

nghiên cứu của Stephan và cộng sự (2011) trên dữ liệu các công ty tại Ukraine. Cụ thể, với các nhóm cơng ty phân chia theo quy mô công ty, khả năng thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường trái phiếu. Mức độ tác động của các biến ở hai nhóm cơng ty là khác nhau và có một số biến là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ trong nhóm các công ty này lại không tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ trong nhóm các cơng ty cịn lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết, bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 55 - 58)