phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế
Trong thời kỳ mới, tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ có bước phát triển mới, trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cho thấy, chúng ta không chỉ đề cập đến việc hội nhập KT quốc tế mà còn đề cập đến vấn đề chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, khơng chỉ về KT mà còn các vấn đề về giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và cả việc: “Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh” [35, tr.233]. Như vậy, với việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, tác động mạnh mẽ hơn, đan xen giữa các yếu tố thuận chiều và không thuận chiều đối với nhiệm vụ phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Các lĩnh vực KT - XH, QP, AN của nước ta sẽ có bước phát triển mới về quy mơ, trình độ. Các lĩnh vực văn hoá, XH, y tế, GD - ĐT, KH - CN của đất nước sẽ có bước phát triển vượt trội. Tình hình đó quy định, tác động mạnh mẽ đến q trình thực hiện chủ trương phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở nước ta nói chung, một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng.
Theo đó, trong thời gian tới, việc “mở cửa” biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng có chung đường biên giới sẽ được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt là một số tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thực hiện xây dựng các khu KT cửa khẩu, thành phố cửa khẩu để quan hệ giao lưu KT với
bên ngoài mà trực tiếp là với Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực đang đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Vấn đề đặt ra là trong quá trình “mở cửa” biên giới phải đảm bảo giữ vững nguyên tắc phát triển bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Mở cửa phải vừa mạng lại lợi ích KT - XH cho đất nước, vừa phải đảm bảo QP, AN quốc gia. Đây là quan điểm cơ bản, là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hiện nay, nhất là trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc thì quan điểm đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; đòi hỏi hai quốc gia phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa KT đối ngoại và chính trị đối ngoại, QP, AN, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, để góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, nơi đây đang rất cần mời gọi đầu tư của nhiều chương trình, dự án, kể cả các dự án đầu tư của nước ngoài. Nhưng một thực tế hiển nhiên là để mời gọi được các chương trình, dự án đầu tư vào một số tỉnh này là không dễ. Bởi lẽ, địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc có điều kiện địa lý tự nhiên, KT, XH khơng thuận lợi, do đó khơng mấy hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì vậy, để hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, địi hỏi phải có một cơ chế thơng thống, có chính sách ưu đãi để tăng sự hấp dẫn, khuyến khích các nhà đầu tư vào làm ăn. Cũng cần phải thấy rằng, một khi đã có cơ chế, chính sách ưu đãi, mời gọi được nhiều dự án đầu tư, nhất là những dự án có vốn đầu tư của nước ngồi, các tổ chức quốc tế sẽ dẫn đến một hiệu ứng hai chiều, cả tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, trong thời kỳ mới, “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “DBHB”, gây BLLĐ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [35, tr.185]. Trong đó, một số tỉnh biên giới phía Bắc là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch xác định để chống phá. Do đó, khơng phải tất cả mọi dự án đầu tư của nước ngoài, các tổ chức quốc tế đều tốt... Chính vì vậy, trong q trình mời gọi đầu
tư, chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác cao độ, xây dựng các phương án sẵn sàng đối phó kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, khơng phải tất cả các dự án, chương trình đầu tư của nước ngồi đều gây tổn hại đến QP, AN của ta. Có dự án của nước ngồi, trong quan hệ được ta xác định nước đó vừa là đối tượng, vừa là đối tác, nhưng nếu xem xét dự án đầu tư khơng thấy có vấn đề xâm hại đến đảm bảo QP, AN quốc gia, mà có lợi cho phát triển KT - XH cho quê hương, đất nước thì chúng ta nên hợp tác làm ăn với họ.
Trong quá trình thực hiện cần tránh một số khuynh hướng: Một là, quá chú trọng đến phát triển KT - XH, coi nhẹ yếu tố QP, AN sẽ dễ rơi vào cái bẫy của kẻ thù dùng “thòng lọng” KT để khống chế ta về chính trị. Hai là, quá chú trọng đến đảm bảo QP, AN, dẫn đến trong quan hệ KT, thương mại với các nước, các tổ chức quốc tế đều thấy có nguy hại đến đảm bảo QP, AN, như vậy sẽ không dám ký kết làm ăn với các nước, các tổ chức quốc tế, cịn nếu làm thì rụt rè, tạo nên những khó khăn, thủ tục phiền hà khơng đáng có.
Ba là, cần ra sức đấu tranh với tư tưởng mở rộng đầu tư nước ngoài bằng mọi
giá, đấu tranh với những biểu hiện xem thường lợi ích QP, AN trong xét duyệt đầu tư, quản lý các dự án nước ngồi của nhiều cán bộ các cấp, các ngành… Chính đây là một trong những yếu tố tạo nên sự không phù hợp trong điều kiện hội nhập quốc tế. Có như vậy, mới đảm bảo cho quá trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xãhội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh