.4 Kết quả mơ hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 84 - 126)

Tên biến B Beta Sig. VIF

AGE -0.00005 -.001 .985 1.718 GENDER .053 .068 .136 1.084 MARITAL .030 .038 .440 1.250 HOMEOWNER .002 .003 .952 1.345 EDU .051 .060 .261 1.472 INCOME -.006 -.099 .046 1.283 LIMIT .003 .171 .020 2.778 OCCUP -.147 -.139 .010 1.508 OLEVEL -.022 -.027 .660 1.938 TOC .249 .208 .000 1.164 GUARTY -.102 -.065 .197 1.323

BLOAN .139 .163 .001 1.206 BALincome .032 .050 .530 3.287 BALcredit .839 .538 .000 2.472 DURATION .001 .070 .161 1.315 QUANTITY -.031 -.144 .017 1.902 CASHBAL .200 .107 .028 1.228 R 0.708 R2 0.501 R2 hiệu chỉnh 0.468 F 15.459 N 280

(Nguồn: kết quả trích xuất từ SPSS xem chi tiết tại phụ lục 5)

Kết quả phân tích cho thấy các biến sau: thu nhập (INCOME), hạn mức tín dụng LIMIT, nghề nghiệp(OCCUP), Loại hình cơng ty (TOC), dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác (BLOAN), hệ số sử dụng thẻ (BALcredit), giá trị giao dịch bình quân (QUANTITY), hệ số ứng tiền mặt (CASHBal) là những biến có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh tốn thẻ tín dụng của chủ thẻ (có Sig.<0.05).

R2 điều chỉnhbằng 0.468 có nghĩa là biến số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng được giải thích 46.8% bởi 8 biến vừa kể trên (cịn lại là của những biến khác).

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến cho thấy các giá trị VIF (Variance Inflaction Factor) của tất cả các biến giải thích đều nằm trong khoảng từ 1.084 – 3.287 (<10). Như vậy các biến nói trên đều phù hợp để đưa vào phân tích hồi quy, nói cách khác kết quả phân tích hồi quy như trên là phù hợp và chấp nhận được.

Mơ hình được biểu diễn dưới dạng mơ hình hồi quy tuyến tính dưới sự tác động của những nhân tố sau:

NOMINPAY = β0 – 0.099*INCOME + 0.171*LIMIT – 0.139*OCCUP + 0.208*TOC +0.163*BLOAN + 0.538*BALcredit – 0.144*QUANTITY + 0.107*CASHBAL+ε.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.6.1 Phân tích các biến có ý nghĩa 4.6.1 Phân tích các biến có ý nghĩa

Thu nhập bình qn (INCOME) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh tốn dư nợ

thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy rằng khi thu nhập bình quân tăng 10 triệu đồng, số lần chậm thanh toán giảm 0.99 lần. Sự tác động ngược chiều này giữa thu nhập bình quân và số lần chậm thanh tốn thẻ tín dụng khơng phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu theo Lopes (2008) là người có thu nhập càng cao thì càng có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn nên có dư nợ thẻ tín dụng lớn hơn và có nguy cơ chậm thanh tốn cao hơn. Thơng thường chủ thẻ sử dụng thu nhập của mình để thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng, với nguồn thu nhập cao ổn định, chủ thẻ sẵn sàng thanh tốn tồn bộ sao kê thẻ tín dụng nhằm tránh các khoản phí, lãi phát sinh do thanh tốn khơng hết dư nợ thẻ tín dụng hoặc thanh tốn trễ hạn.

Hạn mức tín dụng (LIMIT) có tương quan thuận đối với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy rằng khi hạn mức tín dụng tăng 1 triệu đồng thì số lần chậm thanh toán dư nợ tăng 0.171 lần. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu rằng hạn mức tín dụng càng cao, dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn và nguy cơ chủ thẻ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng càng cao (Lee và ctg, 2011).

Nghề nghiệp (OCCUP) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy khi nghề nghiệp của khách hàng thay đổi thì số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng cũng thay đổi, khi chủ thẻ là nhân viên văn phòng, số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ đó sẽ giảm đi 0.139 lần so với chủ thẻ khơng là nhân viên văn phịng. Theo nghiên cứu của Lee và ctg (2011) tính ổn định của nghề nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ đến hạn của chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ có nghề nghiệp ổn định có số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng thấp hơn so với chủ thẻ có nghề nghiệp ít ổn định hơn. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu.

Loại hình công ty (TOC) ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy khi chủ thẻ công tác tại các cơng ty TNHH tư nhân tăng lên thì số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng tăng lên 0.208 lần. Điều này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu.

Chủ thẻ có dƣ nợ tín dụng tại ngân hàng khác (BLOAN) có mối tương quan thuận với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy khi khách hàng có dư nợ tín dụng tại ngân hàng khác thì nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng tại Vietcombank tăng 0.163 lần. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng chủ thẻ tín dụng có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác sẽ có lượng quá hạn thẻ tín dụng cao hơn so với những người khơng có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác (Lee và ctg, 2011).

Hệ số sử dụng thẻ (BALcredit) có tương quan thuận với số lần chậm thanh toán

dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, theo kết quả kiểm định khi hệ số sử dụng thẻ tăng lên 1 thì số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng tăng lên 0.538, mức độ tác động này là thực sự đáng kể so với tác động của các biến có ý nghĩa khác trong mơ hình. Trong trường hợp thu nhập của chủ thẻ khơng đáp ứng được việc thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng và sau đó sử dụng số tiền này để thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng. Điều này hồn tồn phù hợp với kỳ vọng ban đầu rằng hệ số sử dụng thẻ càng cao làm tăng nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ.

Giá trị giao dịch bình qn (QUANTITY) có tương quan nghịch với số lần chậm

thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả kiểm định cho thấy khi giá trị giao dịch bình quân tăng lên 1 thì số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng giảm xuống 0.144. Có tương quan nghịch này là do chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh tốn hóa đơn hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện giao dịch ứng tiền mặt với số tiền thực hiện giao dịch lớn (gần bằng hoặc bằng hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho chủ thẻ), tuy nhiên do số lần giao dịch của chủ thẻ là thường xuyên, nhiều lần (mẫu lớn) nên giá trị giao dịch bình quân giảm xuống, điều này trái ngược

với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu là giá trị giao dịch bình qn có tương quan thuận với số lần chủ thẻ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng.

Hệ số ứng tiền mặt (CASHBal) có tương quan thuận với số lần chậm thanh tốn

dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank, kết quả hồi quy cho thấy khi hệ số ứng tiền mặt tăng lên 1 thì nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng tăng lên 0.107. Khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc máy POS, chủ thẻ phải chịu mức phí ứng tiền mặt và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, do vậy một khi chủ thẻ tín dụng ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng chủ thẻ đó đang thực sự gặp vấn đề khó khăn về tài chính trong ngắn hạn . Chủ thẻ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên phải đối diện với nguy cơ không thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc, phí và lãi phát sinh. Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu.

Bảng 4. 5 Bảng tóm tắt giả thiết và sự phù hợp với kỳ vọng ban đầu của các

biến có ý nghĩa trong mơ hình

STT TÊN BIẾN DIỄN GIẢI Giả thuyết

Kỳ vọng Kết quả mơ hình 1 INCOME Thu nhập bình quân Chủ thẻ có thu nhập càng cao thì nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng càng lớn + - 2 LIMIT Hạn mức tín dụng Chủ thẻ có hạn mức tín dụng càng cao thì nguy cơ chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng cao

3 OCCUP Nghề nghiệp

Chủ thẻ là nhân viên văn phịng (có tính chất ổn định) có số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với những chủ thẻ có nghề nghiệp khác - - 4 TOC Loại hình cơng ty Các chủ thẻ cơng tác tại các công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, hộ kinh doanh, tiểu thương…có nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng cao hơn các chủ thẻ khác + + 5 BLOAN Dư nợ tại ngân hàng khác

Chủ thẻ có dư nợ tại ngân hàng, TCTD khác có nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng hơn những chủ thẻ chưa phát sinh dư nợ tín dụng tại Tổ chức Tín dụng nào. + + 6 BALcredit Hệ số sử dụng thẻ Hệ số sử dụng thẻ càng cao thì nguy cơ chậm thanh tốn của chủ thẻ càng lớn + + 7 QUANTITY Giá trị giao dịch bình quân

Giá trị giao dịch bình quân của chủ thẻ càng cao thì nguy cơ chậm thanh tốn dư

nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn.

8 CASHBAL Hệ số ứng tiền mặt

Hệ số ứng tiền mặt của chủ thẻ càng cao thì nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng càng lớn.

+ +

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

4.6.2 Giải thích các biến khơng có ý nghĩa

Tuổi (AGE) có hai trường phái giả thiết về ảnh hưởng của tuổi đối với nguy cơ

chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ. Một trường phái cho rằng chủ thẻ lớn tuổi có ý thức trả nợ tốt hơn so với những chủ thẻ nhỏ tuổi hơn. Trường phái còn lại cho rằng người trẻ tuổi mới bắt đầu đi làm, thu nhập thấp và độ ổn định của công việc chưa cao nên họ sẽ tiết kiệm trong chi tiêu nhằm hạn chế nguy cơ khơng trả được nợ, trong khi đó theo giả thiết này người lớn tuổi có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cho gia đình cho mối quan hệ xã hội và nhu cầu gia tăng vay nợ để sở hữu nhà riêng làm tăng áp lực trả nợ lên thu nhập của những người lớn tuổi hơn khiến nhóm người này có nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng nhiều hơn nhóm người trẻ hơn. Như vậy chúng ta chưa thể kết luận chính xác độ tuổi có ảnh hưởng đến nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ và ảnh hưởng theo chiều hướng nào. Điều này phù hợp với kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập tại Vietcombank, với hệ số Sig. = 0.985 (>0.05) nên biến Tuổi khơng có ý nghĩa trong mơ hình này.

Giới tính (GENDER) theo kết quả kiểm định mơ hình biến giới tính (GENDER) khơng có mối quan hệ có ý nghĩa với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng khi hệ số Sig.=0.136. Như vậy khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa người thanh toán đúng hạn và người thanh toán trễ hạn dựa trên giới tính của người đó.

dư nợ thẻ tín dụng khi hệ số Sig.=0.440. Như vậy khơng có sự khác biệt rõ ràng giữa chủ thẻ có gia đình và chủ thẻ khơng có gia đình. Như đã phân tích ở trên cũng tồn tại hai trường phái, một cho rằng chủ thẻ độc thân có thu nhập thường thấp hơn chủ thẻ có gia đình, đơi khi chưa tự chủ và quản lý được chi tiêu của bản thân dẫn đến tình trạng chi tiêu q mức mà bản thân có thể chi trả được dẫn đến nguy cơ chậm thanh tốn thẻ tín dụng tăng lên. Trường phái thứ hai cho rằng chủ thẻ có gia đình thì thường có nhiều khoản chi tiêu phát sinh khơng kiểm soát được cộng với gánh nặng về số lượng người phụ thuộc cũng dẫn đến nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cao. Vì vậy dựa trên kết quả hồi quy trên chúng ta cũng kết luận biến tình trạng hơn nhân khơng có ý nghĩa đối với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng.

Tình trạng sở hữu nhà (HOMEOWNER) theo kết quả kiểm định mơ hình biến tình trạng sở hữu nhà có hệ số Sig.=0.952 (> 0.05) nên khơng có ý nghĩa tác động lên số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Điều này phủ định lại kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu cho rằng chủ thẻ có tình trạng sở hữu nhà riêng sẽ có ít khả năng chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng hơn các trường hợp sở hữu nhà còn lại, tuy nhiên qua số liệu thu thập được tại hệ thống quản lý thẻ tín dụng Vietcombank Sema cho thấy có 110 chủ thẻ (chiếm tỷ lệ 39%) sở hữu nhà riêng, tỷ lệ chủ thẻ có tình trạng sở hữu nhà cịn lại là 61%, trong khi đó tỷ lệ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ sở hữu nhà riêng là 47% so với 53% chủ thẻ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng khơng sở hữu nhà riêng, có nghĩa là khơng có sợ khác biệt rõ ràng giữa chủ thẻ sở hữu nhà riêng và chủ thẻ có tình trạng sở hữu nhà khác trong việc chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng.

Trình độ học vấn (EDU) dựa trên kết quả kiểm định mơ hình, ta nhận thấy biến

trình độ học vấn khơng ảnh hưởng đến số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng với hệ số Sig.=0.261(>0.05). Điều này đi ngược lại kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu khi cho rằng chủ thẻ có trình độ học vấn đại học và trên đại học với các nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của thẻ tín dụng sẽ có nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với các chủ thẻ có trình độ học vấn thấp hơn. Tuy

nhiên trình độ nhận thức đầy đủ cũng cịn phải kể đến nhiều yếu tố khác trong đó có yếu tố thiện chí trả nợ chiếm tỷ lệ cao trong việc hạn chế nguy cơ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng, có trình độ nhận thức cao hơn khơng có nghĩa là chủ thẻ đó có thiện chí trả nợ cao hơn. Dữ liệu qua nghiên cứu mẫu cho thấy chủ thẻ có trình độ học vấn từ đại học hoặc trên đại học chiếm tỷ lệ tương đối cáo 72% trong đó chủ thẻ chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng thì chủ thẻ có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học chiếm tỷ lệ 58% so với 42% chủ thẻ có trình độ học vấn khác. Rõ ràng khơng có sự khác biệt lớn trong trình độ học vấn ảnh hưởng đến số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ.

Chức vụ (OLEVEL) kết quả kiểm định mơ hình cho thấy chức vụ của chủ thẻ khơng có ý nghĩa trong mối quan hệ với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ Vietcombank với hệ số Sig.=0.660 (>0.05). Điều này phủ định giả thiết ban đầu của nghiên cứu khi cho rằng chủ thẻ tín dụng với một cấp độ cao hơn trong cơng việc (có chức vụ) sẽ có sự ổn định công việc và xác suất xuất hiện của nguy cơ chậm thanh tốn thẻ tín dụng của họ sẽ thấp hơn (Lee và ctg, 2011).

Hình thức đảm bảo (GUARTY) kết quả kiểm định cho thấy tài sản đảm bảo khơng có mối quan hệ có ý nghĩa với số lần chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng khi hệ số Sig.=0.197. Điều này có nghĩa là khơng có kết luận rõ ràng về chủ thẻ tín dụng thế chấp hay tín chấp trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn hơn. Quay lại vấn đề chủ thẻ tín dụng thường được ngân hàng phát hành thẻ yêu cầu chứng minh thu nhập, nếu thu nhập ổn định, lâu dài, trả qua tài khoản ngân hàng thì được phát hành thẻ theo hình thức đảm bảo tín chấp cịn ngược lại nếu chủ thẻ không chứng minh được thu nhập thường xuyên ổn định của mình sẽ được ngân hàng yêu cầu thế chấp tài sản, vì vậy chủ thẻ tín dụng thế chấp thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ khơng thể thanh tốn đúng hạn dư nợ thẻ tín dụng của mình, tuy nhiên nhìn theo một khía

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 84 - 126)