Do kiểm định sự khác biệt về các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng tiện lợi Co.op Food có độ tuổi khác nhau, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (one – way Anova). Trong phân tích này, tác giả lựa chọn mức ý nghĩa là 0,05 (tức là độ tin cậy 95%). Kết quả kiểm định Levene được thể hiện ở bảng 4.11 như sau:
Bảng 4. 11. Kết quả kiểm định Levene các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng tiện lợi Co.op Food theo độ tuổi
Thống kê Levene df1 df2 Sig. Sự tiện lợi mua sắm 1,409 3 164 0,242 Chăm sóc khách hàng 0,347 3 164 0,791 Không gian mua sắm 1,374 3 164 0,253 Hình ảnh thương hiệu 2,345 3 164 0,075
Sự gần gũi 6,867 3 164 0,000
Dịch vụ giá trị gia tăng 2,252 3 164 0,084
Giá cả 2,027 3 164 0,112
Kết quả phân tích trong kiểm định Levene cho thấy Sig. của các nhân tố sự tiện lợi mua sắm, chăm sóc khách hàng, khơng gian mua sắm, hình ảnh thương hiệu, dịch vụ giá trị gia tăng và giá cả lần lượt bằng 0,242; 0,791; 0,253; 0,075; 0,084 và 0,112 > 0,05 nên suy ra phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố này giữa bốn nhóm độ tuổi khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên giá trị Sig. của nhân tố sự gần gũi bằng 0,000 < 0,05 cho thấy có sự khác nhau về phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của nhân tố này giữa bốn nhóm độ tuổi khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng tiện lợi Co.op Food theo các nhóm tuổi trình bày trong bảng 4.12 bên dưới.
Kết quả phân tích từ bảng 4.12 cho thấy giá trị Sig. của cả bảy nhân tố đều lớn hơn 0,05. Vậy ta có thể kết luận: ở độ tin cậy 95%, khơng có sự khác biệt về mức độ đánh giá sự tiện lợi mua sắm, chăm sóc khách hàng, khơng gian mua sắm, hình ảnh thương hiệu, sự gần gũi, dịch vụ giá trị gia tăng và giá cả giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định hậu ANOVA (kiểm định Post Hoc) đối với nhân tố sự gần gũi để tìm xem sự khác biệt cụ thể ở nhóm nào. Do phương sai khác nhau, phương pháp kiểm định được sử dụng trong trường hợp này là Tamhane’s T2. Qua kết quả ở bảng kiểm định Post Hoc sự gần gũi theo độ tuổi (xem phụ lục 7.2) cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá sự gần gũi giữa các nhóm độ tuổi vì mức ý nghĩa quan sát Sig. đều lớn hơn 0.05.
Bảng 4.12. Kết quả phân tích ANOVA của các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại các cửa hàng tiện lợi Co.op Food theo độ tuổi Tổng các chênh lệch bình phương df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. TL Giữa nhóm 0,119 3 0,040 0,199 0,897 Trong nhóm 32,753 164 0,200 Tổng 32,872 167 CS Giữa nhóm 0,365 3 0,122 0,500 0,682 Trong nhóm 39,903 164 0,243 Tổng 40,268 167 KG Giữa nhóm 0,326 3 0,109 0,525 0,666 Trong nhóm 33,928 164 0,207 Tổng 34,253 167 TH Giữa nhóm 1,165 3 0,388 1,166 0,325 Trong nhóm 54,644 164 0,333 Tổng 55,809 167 GG Giữa nhóm 0,557 3 0,186 0,606 0,612 Trong nhóm 50,163 164 0,306 Tổng 50,720 167 DV Giữa nhóm 0,822 3 0,274 1,682 0,173 Trong nhóm 26,713 164 0,163 Tổng 27,535 167 GC Giữa nhóm 0,471 3 0,157 1,005 0,392 Trong nhóm 25,593 164 0,156 Tổng 26,063 167
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả, 2015)