Mối quan hệ giữa kiều hối với thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu á thái bình dương (Trang 29 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.3.2 Mối quan hệ giữa kiều hối với thu nhập bình quân đầu người

Kiều hối chiếm một vị trí ngày càng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do mà các nhà khoa học, các tổ chức ngân hàng cả khu vực tư nhân và chính phủ

các nước đã tìm hiểu nhiều năm về trước.

Những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung trên tổng thể toàn thế giới hoặc theo khía cạnh thu nhập nhưng chưa đi vào chi tiết từng vùng lãnh thổ, đặc biệt là Châu Á–Thái Bình Dương. Các nghiên cứu trước đây có nhiều kết quả khác nhau về sự ảnh

hưởng của kiều hối thông qua sự tác động của độ sâu tài chính tới sự tăng trưởng kinh

tế. Tính đến thời điểm hiện nay có ba quan điểm chính đang tồn tại về mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế. Đó là tác động tích cực, tác động tiêu cực và

không tác động đến các quốc gia tiếp nhận kiều hối. Những người cho rằng kiều hối có tác động tích cực dựa trên lập luận rằng kiều hối giúp gia tăng đầu tư vốn vật chất, tạo điều kiện cho cải thiện nghèo đói và góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tài chính. Ngược lại, quan điểm kiều hối có tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng kinh tế thì được

lập luận rằng kiều hối có thể làm giảm động cơ làm việc do những người tiếp nhận coi

đó là phần thu nhập của họ, đồng thời kiều hối cũng làm tăng giá trị đồng tiền trong nước, giảm tính cạnh tranh đối với hàng hóa xuất khẩu, dẫn đến kìm hãm tăng trưởng

kinh tế. Nguyên nhân phát sinh kiều hối thường là bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ yếu như mức lương, giáo dục, mức thu nhập trong gia đình di cư, số người phụ

thuộc người di cư, năm xuất di cư, rủi ro chính trị.....

2.3.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung kiều hối cho thấy có tác động tích cực trên một số biến, chẳng hạn

như xóa đói giảm nghèo (Adams & Page, 2003), tăng trưởng kinh tế (Giuliano & Ruiz-

Kunt, và Martinez-Pería, 2011, Giuliano & Ruiz-Arranz, 2009) và làm dịu bớt các biến

động sản lượng (Chami, Hakura, & Montiel, 2009).

Cụ thể, Adams & Page (2003) phát hiện ra rằng cả quy mô di cư quốc tế (được

đo bằng tỷ trọng dân số sống ở nước ngồi) và quy mơ kiều hối gửi về (được đó bằng

tỷ lệ lượng kiều hối trên GDP) đều có tác động đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo

ở các nước đang phát triển.

Còn Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) lập luận rằng kiều hối có thể thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế nhờ đóng vai trị như một nguồn thay thế cho nguồn tín dụng trên thị trường nội địa. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy ảnh hưởng tăng trưởng của kiều hối phát huy tác dụng rõ nhất ở các nền kinh tế có thị trường tài chính

cịn kém phát triển.

Theo Giuliano, P. Và Ruiz-Arranz, M. (2008) thì tầm quan trọng của kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế như một dòng chảy vốn quốc tế chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Nhằm hiểu rõ mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, tác giả

cũng đưa biến mức độ phát triển tài chính vào mơ hình và kiểm tra liệu năng lực yếu tố

tài chính có là điều kiện thuận lợi mà kiều hối có thể tận dụng để giúp tăng trưởng kinh

tế được hay không. Kết quả là kiều hối có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở

những nước có mức độ phát triển tài chính kém và giúp bổ sung cho sự hạn chế của thị

trường tài chính, góp phần cải thiện sự phân bổ vốn của các quốc gia. Tác giả thấy rằng

kiều hối là một kênh đầu tư khi mà tín dụng khơng đáp ứng đủ cho nhà đầu tư.

Aggarwal, R. et al., (2010) kiểm tra liệu kiều hối có thúc đẩy sự phát triển tài chính hay khơng. Trong khi tiềm năng phát triển của các dịng kiều hối ngày càng được cơng nhận, thì tác động của kiều hối trên lĩnh vực tài chính vẫn đang được khám phá

thêm. Vì sự tác động của kiều hối đối với sự phát triển tài chính là rất quan trọng trong việc đưa ra bằng chứng cho sự thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả giảm đói nghèo. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 109 quốc gia trong giai đoạn 1975-2007 để điều tra mối

quan hệ giữa kiều hối và sự phát triển tài chính. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ

đồng biến giữa kiều hối và sự phát triển tài chính. Nhìn chung, tác giả chỉ ra rằng kiều

hối tác động tích cực đến tổng tiền gửi ngân hàng, tín dụng ngân hàng. Báo cáo này nêu bật một kênh tiềm năng mà thơng qua đó kiều hối có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các nước tiếp nhận. Nếu kiều hối được chuyển qua kênh chính thức sẽ giúp phát triển tài chính theo như Aggarwal et al (2010); Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M.(2008). Và nhiều lý thuyết cho thấy phát triển tài chính có mối quan hệ với đầu tư và

tăng trưởng kinh tế và đây cũng là kết quả nghiên cứu của Deodat (2011).

Kapur (2005) lập luận rằng kiều hối cung cấp một nguồn tài chính ổn định bên ngồi đối với những quốc gia gặp khủng hoảng kinh tế và chính trị, xã hội. Phần lớn

các nghiên cứu thực nghiệm về dòng kiều hối và biến động sản lượng cho thấy rằng dịng kiều hối thì có tính co giãn đối với những biến động kinh tế, giúp các nước tiếp nhận viện trợ giảm thiểu những tác động bất lợi của các chu kỳ kinh doanh (Chami et al., 2009); Jackman, Craigwell, & Moore, 2009; Kapur, 2005; Ratha, 2003).

Cụ thể hơn Ratha (2003) thừa nhận kiều hồi là nguồn tài chính tăng trưởng

nhanh, quy mơ lớn và ổn định (ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế). Nhờ những đặc điểm

đó, tác giả đặt nhiều kỳ vọng vào kiều hối với tư cách một nguồn tài chính hữu hiệu

cho phát triển. Ngân hàng thế giới (World Bank 2003, 2004, 2006) công khai ủng hộ quan điểm này.

Trước đó theo nghiên cứu của Ketkar và Ratha (2001) cũng cho thấy rằng trong thời kỳ khủng hoảng, các nước đang phát triển khó có thể vay dài hạn với chi phí thấp. Một vài quốc gia đã dựa vào sự ổn định kiều hối và xem kiều hối như là tài sản thế

chấp để có thể vay nợ trên thị trường quốc tế với thời gian vay dài hơn và lãi suất thấp

hơn.

Một số các nghiên cứu khác của Yang (2004), Woodruff (2007), Woodruff và Zenteno (2007). Với kết quả của nhóm nghiên cứu này cho thấy kiều hối là nguồn

thành lập doanh nghiệp. Và theo nhà nghiên cứu Anton (2010) thì kiều hối cũng là nguồn tiết kiệm để có tác động tích cực đến sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng suy dinh

dưỡng. Cịn với nhà nghiên cứu Yang (2008) thì kiều hối là nguồn tiết kiệm và đầu tư

cho giáo dục. Tất cả các kết quả nghiên cứu này thì đều ảnh hưởng tới năng suất, việc làm và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó Faini (2007) sử dụng mơ hình bảng đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế và nếu như quốc gia đó có một chính trị ổn định thì tác động kiều hối càng mạnh hơn. Gupta,

Pattillo và Wagh (2007) cũng cho thấy được sự ảnh hưởng của kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế. Thể hiện rõ nhất là kiều hối đóng góp cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Nguồn vốn này chảy thẳng vào khu vực dân cư, và do đó có tính thúc đẩy đầu tư tư nhân cao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao

mức thu nhập cho các chủ thể nhận kiều hối và các chủ thể được hưởng lợi từ nguồn

đầu tư kiều hối.

Gyan P., et al (2008) cũng tìm thấy ảnh hưởng tích cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế bằng cách chạy hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên với dữ liệu

bảng của 39 nước trong thời gian trong giai đoạn 1980-2004. Họ tìm thấy rằng ảnh hưởng tích cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế và hệ số kiều hối dùng để giải thích

tới tăng trưởng thì chỉ có hai hệ số có ý nghĩa trong tổng số bốn hệ số được chạy.

Fayissa và Nsiah (2008) sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng với 37 nước châu

Phi trong giai đoạn 1980-2004. Họ thấy rằng dòng chảy kiều hối có ảnh hưởng tích cực

tới tăng trưởng kinh tế trong mẫu nghiên cứu với những nước có độ sâu tài chính thấp. Kiều hối sẽ cung cấp một dịng chảy tài chính mà ngành tài chính khơng hỗ trợ được.

Năm 2010, hai tác giả này cũng tìm thấy kết quả tương tự ở dữ liệu bảng 18 nước

Châu Mỹ La Tinh trong giai đoạn 1980-2005. Cả hai bài nghiên cứu đều sử dụng phương pháp GMM để nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế.

Ramirez, Miguel D. và Hari Sharma (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa kiều hối

và tăng trưởng kinh tế ở các nước Mỹ Latin bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn

vị, phân tích tính đồng liên kết của dữ liệu bảng. Để đánh giá ảnh hưởng thực tế của dòng kiều hối lên tăng trưởng kinh tế, tác giả dùng 23 quốc gia Mỹ Latin và Caribbean với mức thu nhập cao và thu nhập thấp trong giai đoạn 1990-2005. Kết quả cho thấy, kiều hối có thể hoạt động như là một sự thay thế cho thị trường tài chính đối với đất

nước bị hạn chế tín dụng. Một kết quả thú vị được báo cáo trong nghiên cứu này là tác động của kiều hối đối với nước có thu nhập cao thì cao hơn so với nhóm có thu nhập

thấp. Tác giả cũng chỉ ra rằng các nước có thu nhập cao hơn thì cũng có độ sâu về tài

chính hơn so với những nước có thu nhập bình thường hoặc thấp. Dữ liệu được xem

xét trong nghiên cứu là tất cả các quốc gia đang phát triển, cho dù nước đó thuộc nhóm có thu nhập cao hoặc nhóm thu nhập thấp. Sự khác biệt tác động của kiều hối có thể là do ở nước có thu nhập thấp họ sử dụng kiều hối chủ yếu cho chi tiêu trang trải cuộc

sống nên khơng có tác động nhiều lên tăng trưởng kinh tế, nhưng ở nước có thu nhập cao thì họ lại sử dụng kiều hối vào đầu tư và thu về một số khoản lợi nhuận. Nhưng nhìn chung thì dịng kiều hối có tác động tích cực và có tầm quan trọng đối với tăng

trưởng kinh tế ở các nước Mỹ Latinh và Caribbean trong khoảng thời gian 1990-2005.

2.3.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết nền tảng của kiều hối thường nghiên cứu mục đính của việc di cư và ảnh hưởng vi mô của nó. Những lý thuyết ban đầu này thường có những quan điểm tiêu cực về kiều hối và các nghiên cứu thấy rằng kiều hối khơng có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Bởi vì kiều hối thường được sử dụng cho tiêu dùng và sinh hoạt hằng ngày. Những người tiếp nhận kiều hối có thể coi đây là nguồn thu nhập của họ và họ dễ dàng bị tổn thương nếu có sự biến động xảy ra. Những nhà nghiên từ những năm

dùng cho tiêu dùng như mua nhà, thực phẩm, quần áo, và thậm chí là trả nợ mà khơng phải đầu tư sản xuất theo như Yéro Baldé (2009). Lipton (1980) chỉ ra rằng có đến 90% giá trị kiều hối tiếp nhận được dùng cho tiêu dùng hằng ngày.

Nghiên cứu của IMF (2005) sử dụng kỹ thuật biến công cụ với mẫu dữ liệu chéo 110 quốc gia giai đoạn 1970-2003 cho thấy khơng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa “tăng trưởng kinh tế - kiều hối”. Một vài nghiên cứu cho rằng kiều hối làm hạn chế tăng trưởng kinh tế như Chami, R. et al. (2003) với phương pháp IV-2SLS cho dữ liệu bảng 83 quốc gia giai đoạn 1970-1998.

Một số nghiên cứu khác cho rằng kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng

trưởng kinh tế, chẳng hạn như Lueth và Ruiz-Arranz (2008) hay các nghiên cứu liên quan khác bao gồm Ahamada và Coulibaly (2011), Chowdhury (2011) và Mallaye và Yogo (2011).

Còn nghiên cứu của Barajas, A Chami, R, Fullenkamp, C., Gapen, M., và Montiel, P. (2009) với dữ liệu bảng 84 nước trong giai đoạn 1970-2004 được trung bình hóa 5 năm. Nghiên cứu gồm hai bộ dữ liệu có tất cả các nước trong mẫu hoặc chỉ có những nước mới nổi. Kết quả nghiên cứu thấy rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Theo tác giả, kiều hối không thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế là do kiều hối không phục vụ đầu tư mà chủ yếu viện trợ cho gia đình để mua các nhu cầu cuộc sống hằng ngày.

Chami, R. et al., (2003) cho rằng sự tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Cả hai nhóm này đều quan tâm vì kiều hối là nguồn tài chính bổ sung cho thị trường kể cả nước đang phát triển và nước phát triển.Vì vậy, việc làm rõ sự ảnh hưởng của kiều hối giúp các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn về nó. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng với 113 quốc gia từ 1970-1998. Khi đo lường kiều hối bằng tốc độ tăng trưởng thì kết quả cho thấy kiều hối có tác động nghịch chiều với

tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê. Để kiểm tra kiều hối có quan hệ phi tuyến

hay không, tác giả sử dụng biến bình phương của kiều hối thì thấy biến này mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê nhưng biến tỷ lệ kiều hối trên GDP có dấu dương và khơng có ý nghĩa thống kê. Với mơ hình này và kết quả thực nghiệm, tác giả chỉ ra rằng kiều hối khó có thể là nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế.

Glytsos (2005) sử dụng mơ hình TSLS với mẫu gồm 5 nước: Egypt, Greece, Jordan, Morocco và Portugal trong giai đoạn 1969-1998. Với kết luận rằng, kiều hối

làm giảm sự tăng trưởng hơn là giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này.

2.3.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối khơng có tác động tới tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu trước cho thấy kiều hối thì khơng có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế như IMF (2005), Rao và Gazi Hassan (2009), Yuka Wakayama (2009).

IMF (2005) sử dụng dữ liệu của 110 quốc gia, bao gồm cả đất nước đang phát triển và

đất nước phát triển trong giai đoạn 1970-2003. Dữ liệu kiều hối được lấy ở NHTG theo định nghĩa sổ tay cán cân thanh toán của IMF. Tổng kiều hối bao gồm 3 yếu tố là kiều

hối của người người lao động, tiền lương nhân viên, chuyển tiền cho mục đích di cư. Trong thời gian nghiên cứu, các quốc gia này có lượng kiều hối tăng đáng kể do tăng số lượng người di cư ra nước ngồi để có thu nhập gửi về quê hương khi đất nước đang có tốc độ tăng trưởng yếu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có mối liên hệ trực tiếp giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực và kiều hối. Mặt khác,

khơng có mối quan hệ giữa kiều hối với mức độ giáo dục, giữa kiều hối với tỷ lệ đầu tư trên GDP.

Rao và Gazi Hassan (2009) sử dụng dữ liệu bảng gồm 40 nước, thuộc giai

đoạn 1965-2004.Trong bài tác giả lần lượt dùng hai định nghĩa của kiều hối là

REMRAT (tất cả kiều hối của những người không sống trong nước), WRRAT (chỉ những người không phải là cư dân ở nước nhận kiều hối nhưng là cư dân ở nước gửi

kiều hối) để kiểm tra. REMRAT thì có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. WRRAT có ý nghĩa thống kê 10% nhưng lại nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế. Mơ hình của tác giả với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế và với các biến kiểm soát được logarit như độ mở thương mại (tổng xuất nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu á thái bình dương (Trang 29 - 40)