THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 45)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong năm 2007, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam được nâng lên rõ rệt so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA trung bình của tồn hệ thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tốc độ tăng trưởng của khối

NHTMNN chậm hơn khá nhiều so với các NHTMCP. Nguyên nhân là do khối này tập trung vào việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu lành mạnh hố tài

chính để chuẩn bị cho q trình cổ phần hố. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời ROA,

ROE của các NHTMNN còn thấp. Trong khối, chỉ có Vietcombank có các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE vượt trội cao hơn mức trung bình trong khu vực và tương

đương với mức sinh lời của các NHTMCP hàng đầu như ACB, STB. So với các

NHTMNN thì khả năng sinh lời của các NHTMCP tốt hơn mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn. ROA và ROE trung bình của các NHTMCP năm 2007 đạt lần

lượt là 1,9% và 18,4%. Vượt trội trong khối về khả năng sinh lời là ACB, STB, và

TCB.

Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong

giai đoạn này với trung bình tăng trưởng của 8 NHTM hàng đầu là 46% trong năm 2008, 59% trong năm 2009 và 31% trong năm 2010. Trong đó các NHTM nổi bật

với mức tăng trưởng lợi nhuận tốt như EIB, MB, TCB và MSB đều là đại diện của khối NHTMCP. CTG là đại diện duy nhất của khối NHTMNN có được mức tăng nổi bật trong giai đoạn này.

(Nguồn: Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Năm 2011, CTG dẫn đầu toàn hệ thống NHTM về chỉ tiêu lợi nhuận trước

thuế với khoảng 8.000 tỷ đồng. VCB đứng vị trí thứ 2 trong hệ thống về lợi nhuận,

đạt 5.700 tỷ đồng. ACB có lợi nhuận trước thuế cao trong khối NHTMCP, đạt 3.900

tỷ đồng. CTG có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất (80,9%), tiếp theo là ACB

(35,5%) trong khi MSB giảm lợi nhuận 31,7%. CTG và MB có tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động cao nhất (90%), cho thấy cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa dạng. Tỷ trọng này của ACB cũng tăng mạnh lên 86,4% mặc dù những

năm trước ngân hàng có sự phân bổ thu nhập đa dạng hơn từ các nguồn. TCB,

ACB, và CTG là 3 ngân hàng dẫn đầu về khả năng sinh lời. ROA của 3 ngân hàng lần lượt là 1,92%, 1,32%, và 1,51%. ROE lần lượt đạt 28,14%, 27,49%, và 26,74%. Tiếp theo đó là VCB và MB. Ở các vị trí tiếp theo về khả năng sinh lời lần lượt là

LienVietBank và SHB, đạt lần lượt 1.086 tỷ đồng và 1.001 tỷ đồng. Tiếp theo đó là

VIB, PGB và MDB. GDB và PGD có mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến (379% và 103%), ngoài ra HDB, SHB và LVB cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan (61,4%, 52,4%, và 43,1%). Trong khi đó, lợi nhuận của HBB giảm tới 48,5%. VIB và BVB cũng là hai ngân hàng có lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2010. Về khả năng sinh lời, chỉ so SHB, PGD, HDB có ROE trên 14% trong khi chỉ số này của các ngân hàng còn lại năm trong khoảng 6-11%. Trong khi đó, LVB, GDB và PGD có chỉ số ROA trên 2%. SHB và HDB duy trì ROA trên 1% trong khi các ngân hàng cịn lại có chỉ số này dưới 1%.

Năm 2012, lợi nhuận sau thuế toàn ngành Ngân hàng là 31.000 tỷ đồng,

dụng và chi phí hoạt động tăng và thu nhập rịng từ lãi giảm; Do tình hình kinh tế

khó khăn trong năm 2011-2012, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong năm

2012. Các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn trong năm 2011 lại tiếp tục trải qua nhiều khó khăn hơn trong năm 2012, trong khi những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong năm 2011 phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, các NHTM phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn do chất lượng danh mục khoản vay suy giảm. Thêm

vào đó, trong khi hầu hết doanh nghiệp cố gắng khơng vay thêm và chỉ duy trì hoạt động, các ngân hàng cũng ngần ngại hơn khi cho vay do tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) trung bình của hệ thống Ngân hàng trong

nước năm 2012 là 0,78%, giảm so với mức 1,06% của năm 2011 (giảm 27%) so với năm trước. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2012 là 9,56%, giảm so

với mức 14,19% của năm 2011 (giảm 33% so với năm trước). Trong số 34 NHTM, chỉ có 2 NHTM có ROA và ROE tăng trong khi có tới 8 NHTM có ROA và ROE giảm hơn 50% so với năm 2011.

Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) tăng nhẹ trong toàn ngành, chỉ có duy nhất một NHTM có thu nhập rịng từ lãi âm. Các NHTM nhỏ có xu hướng có NIM cao hơn. Các NHTM lớn thường khắt khe hơn khi phê duyệt tín dụng trong khi các NHTM nhỏ hơn hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán lẻ và có thể chấp nhận rủi ro cao

hơn. Đồng thời, lãi suất tiền gởi trong toàn ngành ngân hàng tương đối đồng đều và NHNN đã quy định mức trần lãi suất tiền gởi là 14% trong năm 2012 và giảm xuống còn 7% trong năm 2013.

Tỷ lệ ROA và ROE trung bình của tất cả các NHTM đã giảm trong năm 2013. Xu hướng này đi xuống bắt đầu từ năm 2011 ở phần lớn các NHTM. Giữa

khu vực NHTMNN và NHTMCP thì NHTMNN có tỷ lệ ROA và ROE cao hơn, trái với tình hình các năm từ 2008 đến 2010 do các NHTMCP trừ MB đều gặp khó khăn

trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013. Nhìn chung, khả năng sinh lời của toàn hệ

thống được cải thiện nhẹ vào cuối năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ

năm 2012 khi đà tăng của lợi nhuận không theo kịp tốc độ mở rộng của tài sản và

0,62% và 6,31% của cả năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do NIM của các NHTM bị suy giảm và tăng trưởng tín dụng thấp trong năm 2013.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)