CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.5 Xử lý dữ liệu
3.5.2 Xây dựng mơ hình hồi quy
3.5.2.1 Mơ hình tổng nợ
Mơ hình
Nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong ngành thủy sản, tác giả sử dụng phương pháp bình quân bé nhất để tìm ra mối quan hệ giữa các biến. Theo đó, bàng 4.2 mơ tả mơ hình hồi quy giữa biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ của doanh nghiệp và các biến độc lập gồm: lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tốc độ phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp, tính thanh khoản và tài sản cố định hữu hình.
Bảng 3.2 - Mơ hình hồi quy
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy mơ hình, giả thuyết là: Giả thuyết Ho: Beta i = 0
Giả thuyết H1: Beta i khác 0
Với mức ý nghĩa anpha = 5%, nếu các giá trị xác suất (prob hoặc pvalue) nhỏ hơn mức ý nghĩa anpha = 0,05 thì giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là biến độc lập sẽ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Do đó, biến lợi nhuận (profit) có prob = 0,6633; biến quy mơ (size) có prob = 0.8024, biến tốc độ phát triển (growth) có prob = 0,2138, biến thuế thu nhập doanh nghiệp (tax) có prob = 0,1328 và biến tài sản cố định hữu hình có prob = 0,5058 đều lớn hơn 0,05, nên ta chấp nhận Ho. Từ đó, tác giả cho rằng năm biến trên chưa có ý nghĩa thống kê hoặc chưa có mối quan hệ với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.
Về mức độ phù hợp của mơ hình, hệ số xác định (R-square) = 55,14% và hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R-squared) = 43,93% là tương đối. Ngoài ra, giá
trị Prob của thống kê F (F-statistic) = 0,002<0,05, vì vậy tác giả kết luận là mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, do hệ số hồi quy của các biến lợi nhuận, biến quy mô, biến tốc độ phát triển, biến thuế thu nhập doanh nghiệp, biến tài sản cố định hữu hình khơng có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, mơ hình hồi quy trên cần phải kiểm định lại và bỏ ra các biến không ý nghĩa.
Sau khi rà soát lại số liệu phát hiện 04 biến quan sát có số liệu khơng tương thích với nghiên cứu, tác giả đã hiệu chỉnh lại mơ hình như sau:
Bảng 3.3 - Mơ hình hồi quy – đã chỉnh sửa
Như vậy Mơ hình hồi quy sau khi điều chỉnh cung cấp các hệ số Prob của biến giải thích nhỏ hơn 0,05 (cụ thể biến thuế thu nhập doanh nghiệp có Prob = 0,0395, biến khả năng thanh tốn nhanh có Prob = 0,0001), nên giả thuyết Ho bị bác bỏ. Do đó, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, Mơ hình cịn thể hiện Prob (F-statitic)= 0,00 < 0,05, chứng tỏ mơ hình hồi quy sau khi điều chỉnh có ý nghĩa thống kê.
3.5.2.2 Kiểm tra các giả định của mơ hình a. Đa cộng tuyến a. Đa cộng tuyến
Mơ hình lý tưởng là các biến độc lập khơng có tương quan với nhau, mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng lẻ về biến phụ thuộc và thơng tin đó khơng có trong biến độc lập khác, khi đó hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc khi giả định các biến độc lập không đổi. Trong trường hợp này khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp biến độc lập nào đó có tương quan với một số biến độc lập khác, điều đó có nghĩa mơ hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Khi tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến sẽ dẫn đến các tính huống như: phương sai và hiệp phương sai của các ước lượng lớn, R-square cao nhưng giá trị thống kê nhỏ….
Có một số quy tắc kinh nghiệm nhằm phát hiện và đánh giá mức độ đa cộng tuyến như: hệ số tương quan giữa các biện độc lập cao, sử dụng hồi quy phụ, nhân tử phóng đại phương sai VIF,…. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn quy tắc kinh nghiệm nhân tử phóng đại phương sai VIF để xem mơ hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay khơng. Theo đó, hệ số được tính như sau
VIF = 1 = 1 = 2,17 (1-Rsquare) (1-0,5393)
Theo quy tắc kinh nghiệm, hệ số VIF = 2,17<5 thì mơ hình khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
b. Tự tương quan
Tự tương quan được hiểu là sự tương quan giữa các thành phần của dãy quan sát theo thời gian (đối với số liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (đối với số liệu chéo). Khi có tự tương quan, các ước lượng OLS (phương pháp bình phương tối thiểu) là không hiệu quả. Vì vậy, một trong những giả thuyết quan trọng của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên Ui trong hàm hồi quy tổng thể không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tương quan, trong đó có một nguyên nhân mà đề tài gặp phải đó là “việc xử lý số liệu”. Đề tài chọn số liệu trong khoảng thời gian ba năm, sau đó cộng lại và chia đều cho ba (làm trơn số liệu). Chính sự làm trơn số liệu có thể gây ra tự tương quan. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra tự tương quan của mơ hình hồi quy đã chỉnh sửa.
Có nhiều cách phát hiện tự tương quan như phương pháp đồ thị, kiểm định Durbin – Watson, Kiểm định Berusch – Godfrey,…
Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, phần mềm Eview cung cấp hệ số Durbin-Watson. Theo bảng 4.3 Mơ hình hồi quy – đã chỉnh sửa, hệ số Durbin – Watson là 1,39. Theo đó chỉ số này nằm trong khoảng 1<d<3, chứng tỏ mơ hình khơng tồn tại tự tương quan giữa các biến.
Ngoài ra, nhằm nâng cao độ tin cậy của hệ số Durbin – Watson, tác giả sử dụng phương pháp của Berusch – Godfrey Serial Correlation LM Test. Tác giả đặt các giả thuyết sau:
- Giả thuyết Ho: Không tồn tại tự tương quan ở bất kỳ bậc nào - Giả thuyết H1: Có tồn tại tự tương quan ở bất Kỳ bậc nào
-
Bảng 3.4 - Kiểm định tự tương quan
Qua bảng 4.4, hệ số Prob là 0,24 > 0,005 nên ta chấp nhận giả thuyết Ho. Vì vậy, trong mơ hình hồi quy – đã điều chỉnh không tồn tại tự tương quan.
c. Phương sai thay đổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phương sai thay đổi. Nguyên nhân mà đề tài gặp phải đó là trong mẫu quan sát có các outlier (một giá trị có thể rất nhỏ hoặc rất lớn so với giá trị của các quan sát khác trong mẫu). Việc bao gồm hay loại bỏ các outlier (đặc biệt là khi cỡ mẫu nhỏ) có thể là thay đổi việc bác bỏ hay thừa nhận giả thiết về phương sai thay đổi. Hậu quả của phương sai thay đổi khơng những làm mất đi tính chất khơng chênh lệch và tính vững của các ước lượng OLS mà còn làm cho các ước lượng đó khơng cịn là ước lượng hiệu quả nữa. Vì vậy, một trong
những giả thuyết quan trọng của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các sai số ngẫu nhiên Ui trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai khơng thay đổi.
Có nhiều cách phát hiện phương sai thay đổi, trong đề tài này tác giả sử dụng kiểm định White để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.
Các giả thuyết được đặt ra như sau:
- Giả thuyết Ho: Không tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi - Giả thuyết H1: Có tồn tại tự hiện tượng phương sai thay đổi
Qua bảng 4.5, hệ số prob là 0,41 > 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết Ho. Vì vậy, trong mơ hình hồi quy – đã điều chỉnh không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
d. Giải thích
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản và địn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến. Mối quan hệ này phù hợp với giả thuyết đặt ra và các nghiên cứu trước đây của Abe de Jong, 2008; Deesomsack, 2004
Khi doanh nghiệp có tỷ tính thanh khoản cao thì doanh nghiệp sẽ thanh toán các khoản nợ các khoản nợ ngắn hạn, khi đó các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống và như thế tính thanh khoản sẽ tương quan nghịch với địn bẩy
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp và địn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến. Các doanh nghiệp trong đề tài nghiên cứu đều sử dụng nợ vay, và nợ vay là một đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành thủy sản Việt Nam nói chung, do nhu cầu tồn trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là rất lớn. Khi sử dụng nợ vay, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ tấm chắn thuế do nợ vay mang lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 khảo sát những nghiên cứu trong thực nghiệm về xây dựng cấu trúc vốn của một số nước gồm một số nét chính như sau :
Thống kê một số các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty đã được kiểm chứng trong thực nghiệm như khả năng tăng trưởng, qui mô công ty, khả năng sinh lợi, tài sản cố định hữu hình, khả năng thanh tốn nhanh, quy mô Công ty đã ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vốn của công ty.
Sử dụng các phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan để phân tích mẫu nghiên cứu và đo lường mối quan hệ giữa các biến định lượng trong mơ hình nhằm phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến…Phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ngành thủy sản.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Trong nội dung chương này, tác giả chỉ đề cập đến những giải pháp nhằm xây dựng cấu trúc vốn phù hợp đối với doanh nghiệp
4.1 Nâng cao năng lực của doanh nghiệp
Một trong những vấn đề cốt lõi để xây dựng được một cấu trúc vốn tối ưu là các doanh nghiệp cần hoạch định cho mình một kế hoạch phù hợp. Kế hoạch đó cần phải xác định nhu cầu vốn thực sự của mình qua mỗi giai đoạn và nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn đó. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp cần phải lập cho mình những dự tốn và thường xuyên điều chỉnh để sát với thực tế. Muốn vậy, cần phải nâng cao năng lực của nhà quản trị nói chung và năng lực của từng bộ phận, phịng ban nói riêng. Để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp cần tập trung vào một số nội dung:
- Đảm bảo thực hiện nguyên tắc bình đẳng cho các cổ đông trong doanh nghiệp được tham dự các quyền của mình: như được tiếp cận thông tin, quyền đề cử, quyền biểu quyết… Tăng cường sự giám sát của cổ đông đối với hoạt động doanh nghiệp: nâng cao quyền hạn của Ban kiểm soát,… - Thực hiện cơ chế công bố thông tin công khai, kịp thời và chính xác theo
những mốc thời gian cũng như những quy định do Ủy Ban chứng khoán Nhà nước đề ra
- Nâng cao chất lượng của thông tin được cung cấp trên Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán nhằm cung cấp cho người sử dụng những thơng tin trung thực và hợp lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Để tiếp cận được các nguồn tài trợ một cách đa dạng, các doanh nghiệp nên thuê các tổ chức định mức tín nhiệm của doanh nghiệp mình. Thơng qua định mức này, các tổ chưa cho vay, các nhà đầu tư sẽ có những hiểu biết rõ hơn về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, và họ cũng có thể đo
lường mức độ rủi ro đối với khoản đầu tư tài chính của mình. Khơng những thế, hệ số tính nhiệm cịn là một phương thức quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ nâng cao hệ số tín nhiệm, hình ảnh doanh nghiệp sẽ tốt hơn trong mắt các nhà đầu tư. Khơng những vậy, căn cứ vào hệ số tín nhiệm, các doanh nghiệp có thể ý thức được khả năng thanh toán nợ và khả năng huy động vốn của mình trên thị trường để từ đó có những chính sách và biện pháp thích hợp để phát triển doanh nghiệp.
4.2 Các doanh nghiệp trong ngành thủy sản cần xây dựng cho “bản thân mình” một chiến lược kinh doanh cụ thể mình” một chiến lược kinh doanh cụ thể
Khi xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong dài hạn và các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn.
Chiến lược kinh doanh phản ánh cách thức doanh nghiệp lựa chọn vị thế của mình trong cạnh tranh phát triển và ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ vào thị trường truyền thống. Theo lý thuyết:
Lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản
=
Lợi nhuận
x
Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản
Như vậy, về mặt lý thuyết doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược sau:
- Cạnh tranh dựa vào chi phí thấp. Chiến lược cạnh tranh này thường được áp dụng tại các thị trường có các sản phẩm cơ bản, không yêu cầu cao về mặt chất lượng hay kỹ thuật. Lúc này, cách thức lựa chọn để hiệu quả kinh doanh chung (ROA) vẫn đạt được đó là gia tăng vòng quay tổng tài sản (gia tăng
doanh thu bằng cách bán nhiều sản phẩm) và chấp nhận tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp.
- Cạnh tranh dựa trên sự khác biệt sản phẩm. Chiến lược cạnh tranh này thường áp dụng tại cách thị trường cao cấp, có sự địi hỏi cao về chất lượng và kỹ thuật. Khi lựa chọn chiến lược này các doanh nghiệp chấp nhận số vòng quay tài sản thấp hơn để đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung.
Trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong đề tài nghiên cứu cũng có một số doanh nghiệp đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh cụ thể.
Như vậy, việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh nào còn tùy vào nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên số vịng quay thì doanh nghiệp nghĩa là doanh nghiệp đang chú trọng đến sản lượng tiêu thụ, duy trì chi phí thấp, hạn chế các dịch vụ đặc biệt dành cho khách hàng, nội dung quảng cáo chỉ nhấn mạnh đến giá cả và sự thuận lợi mua hàng, đồng thời chi phí nghiên cứu và phát triển thập. Điều này được thể hiện rõ ở các thị trường Đông Nam Á, thị trường Ấn Độ,…
Ngược lại, khi doanh nghiệp chọn chiến lược kinh doanh dựa trên sự khác biệt sản phẩm nghĩa là doanh nghiệp đang chú trọng nhấn mạnh chất lượng, cung cấp sự tiện ích phục vụ khách hàng, nội dung quảng cáo nhấn mạnh đến chất lượng cao và đặc điểm riêng của sản phẩm, đồng thời doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, cũng như đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, gia tăng chất lượng sản phẩm cũ.
4.3 Các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu
Trong thực tế, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản ln phải đối phó với tình trạng khan hiếm ngun liệu. Vì nguyên liệu của các doanh nghiệp trong ngành
thủy sản theo mùa và cần có thời gian ni trồng, chính vì thế họ thường mua và dự trữ một lượng lớn nguyên liệu dưới dạng hàng tồn kho, điều này gây tác động đến tỷ lệ Nợ/Tài sản. Để cải thiện tỷ số này các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp vào khâu nuôi trồng bằng cách ký hợp đồng bao tiêu với nông dân và cung cấp tài chính thơng qua thức ăn, thuốc chữa bệnh và kể cả bác sĩ và kỹ sư trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đây là một dự án lớn và có một số doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện lại vướng mắc một vấn đề lớn đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp liệu có đáp ứng đủ hay không? Và trong thực tế doanh nghiệp đã có cách giải quyết, một số doanh nghiệp lựa chọn hình thức vay để