Các doanh nghiệp trong ngành thủy sản cần xây dựng cho “bản thân mình” một chiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các công ty niêm yết nghiên cứu ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2007 2009 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

4.2 Các doanh nghiệp trong ngành thủy sản cần xây dựng cho “bản thân mình” một chiến

mình” một chiến lược kinh doanh cụ thể

Khi xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong dài hạn và các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn.

Chiến lược kinh doanh phản ánh cách thức doanh nghiệp lựa chọn vị thế của mình trong cạnh tranh phát triển và ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ vào thị trường truyền thống. Theo lý thuyết:

Lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản

=

Lợi nhuận

x

Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Như vậy, về mặt lý thuyết doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược sau:

- Cạnh tranh dựa vào chi phí thấp. Chiến lược cạnh tranh này thường được áp dụng tại các thị trường có các sản phẩm cơ bản, không yêu cầu cao về mặt chất lượng hay kỹ thuật. Lúc này, cách thức lựa chọn để hiệu quả kinh doanh chung (ROA) vẫn đạt được đó là gia tăng vòng quay tổng tài sản (gia tăng

doanh thu bằng cách bán nhiều sản phẩm) và chấp nhận tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thấp.

- Cạnh tranh dựa trên sự khác biệt sản phẩm. Chiến lược cạnh tranh này thường áp dụng tại cách thị trường cao cấp, có sự địi hỏi cao về chất lượng và kỹ thuật. Khi lựa chọn chiến lược này các doanh nghiệp chấp nhận số vòng quay tài sản thấp hơn để đạt được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh chung.

Trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong đề tài nghiên cứu cũng có một số doanh nghiệp đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh cụ thể.

Như vậy, việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh nào còn tùy vào nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh dựa trên số vịng quay thì doanh nghiệp nghĩa là doanh nghiệp đang chú trọng đến sản lượng tiêu thụ, duy trì chi phí thấp, hạn chế các dịch vụ đặc biệt dành cho khách hàng, nội dung quảng cáo chỉ nhấn mạnh đến giá cả và sự thuận lợi mua hàng, đồng thời chi phí nghiên cứu và phát triển thập. Điều này được thể hiện rõ ở các thị trường Đông Nam Á, thị trường Ấn Độ,…

Ngược lại, khi doanh nghiệp chọn chiến lược kinh doanh dựa trên sự khác biệt sản phẩm nghĩa là doanh nghiệp đang chú trọng nhấn mạnh chất lượng, cung cấp sự tiện ích phục vụ khách hàng, nội dung quảng cáo nhấn mạnh đến chất lượng cao và đặc điểm riêng của sản phẩm, đồng thời doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, cũng như đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, gia tăng chất lượng sản phẩm cũ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các công ty niêm yết nghiên cứu ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 2007 2009 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)