Mô tả các biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 41)

QMCT Quy mô công ty +

KNSL Khả năng sinh lời +

DBTC Địn bẩy tài chính + TTHK Tính thanh khoản + SHNN Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài + PTCD Tỷ lệ phân tán cổ đông + CTKT Chủ thể kiểm toán + LHNN Loại hình ngành nghề +

CBTT Mức độ cơng bố thơng tin kế tốn

Mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế toán đƣợc minh họa bằng sơ đồ minh họa dƣới đây:

Mức độ CBTT kế tốn + Quy mơ cơng ty Khả năng sinh lời + tài chính Địn bẩy Tính thanh khoản + Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài Tỷ lệ phân tán cổ đơng + Chủ thể kiểm tốn Loại hình ngành nghề

Sơ đồ 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

3.3. Cách thức đo lƣờng các biến 3.3.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc trong mơ hình chính là mức độ cơng bố thông tin trên BCTN của các CTNY trong mẫu nghiên cứu. Nhƣ đã đề cập ở trên, có hai phƣơng pháp đo lƣờng mức độ CBTT đó là phân tích nội dung và phƣơng pháp chỉ số CBTT. Trong điều kiện thực hiện bài nghiên cứu này, phƣơng pháp phân tích nội dung bằng thủ cơng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngƣời viết lựa chọn đo lƣờng mức độ CBTT theo phƣơng pháp chỉ số CBTT. Theo kết quả nghiên cứu của Robbins & Auston (1986), khơng có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả tính chỉ số CBTT có trọng số và khơng có trọng số. Vì vậy, để tránh việc đánh giá chủ quan về trọng số của mỗi mục thông tin, ngƣời viết lựa chọn đo lƣờng biến mức độ CBTT bằng phƣơng pháp chỉ số CBTT không trọng số.

Để thực hiện đo lƣờng mức độ CBTT theo phƣơng pháp này cần phải có bộ tiêu chí CBTT. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có bộ tiêu chí chính thức nhằm đánh giá mức độ minh bạch và CBTT của các CTNY. Vì vậy ngƣời viết tiến hành tham khảo một số bộ tiêu chí đo lƣờng chỉ số CBTT đã đƣợc đề xuất và sử dụng ở một số quốc gia nhƣ: Chỉ số T&D tại Mỹ, chỉ số GTI của Singapore, chỉ số IDTRS ở TTCK Đài Loan.

Chỉ số T&D tại Mỹ

Chỉ số T&D (Transparency and Disclosure) là cách thức xếp hạng tính minh bạch và CBTT đƣợc tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and Poor’s (S&P) đƣa ra vào năm 2001. S&P đánh giá tính minh bạch dựa vào thông tin đƣợc cung cấp trên BCTN của DN bằng 108 câu hỏi về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tƣ, thơng tin tài chính và tình hình kinh doanh, cơ cấu và hoạt động quản trị của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Chỉ số GTI tại Singapore

GTI (Governance and Transparency Index) là chỉ số quản trị và minh bạch thông tin đƣợc sử dụng tại Singaore từ năm 2009. Chỉ số này đƣợc chia thành 2

nhóm chính: quản trị cơng ty và minh bạch thơng tin với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm lần lƣợt là 75 và 25. Việc đánh giá dựa vào các nguồn thông tin sơ cấp nhƣ: báo cáo thƣờng niên, các thông tin công bố trên Sở Giao dịch chứng khốn Singapore (SGXNet) hoặc website của cơng ty.

Chỉ số IDTRS ở TTCK Đài Loan

IDTRS là chỉ số đo lƣờng mức độ minh bạch hóa thơng tin đƣợc áp dụng tại Đài Loan từ năm 2003. Các công ty đƣợc đánh giá dựa trên một hệ thống các tiêu chí về cơng bố thơng tin. Khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm 62 câu hỏi, năm 2004 là 85 câu hỏi và đến năm 2012 đã tăng lên 113 câu hỏi. Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính, cụ thể: tuân thủ CBTT bắt buộc, thời hạn báo cáo, CBTT về dự báo tài chính, CBTT trong các BCTN, công bố về website hoạt động.

Sau khi tham khảo một vài chỉ số CBTT tiêu biểu của các nƣớc trên Thế giới, ngƣời viết nhận thấy cách thức đo lƣờng chỉ số T&D của Mỹ có nhiều điểm tƣơng đồng với việc đo lƣờng mức độ CBTT đề tài đang nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Kim Anh (2016), bộ tiêu chí của Standard and Poor’s có nhiều ƣu điểm so với các bộ tiêu chí khác và có thể vận dụng vào trong điều kiện thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Vì vậy, ngƣời viết tiến hành lập danh mục CBTT trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí của Standard and Poor’s và các quy định của pháp luật Việt Nam về CBTT của các CTNY trên thị trƣờng chứng khoán, cụ thể là Thông tƣ 200/2014/TT- BTC Hƣớng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tƣ 155/2015/TT-BTC Hƣớng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trƣờng chứng khốn . Bộ tiêu chí đƣợc trình bày tại Phụ lục 2- Danh mục cơng bố thông tin.

Tiếp theo, ngƣời viết tiến hành đối chiếu các mục thông tin thực tế doanh nghiệp công bố trên BCTN so với danh mục công bố thông tin. Các khoản mục đƣợc xem là quan trọng nhƣ nhau khi trình bày lên BCTN, cơng thức xác định:

Trong đó:

: Tổng số mục đƣợc mong đợi thuyết minh của công ty thứ j

=1 nếu mục thứ i của công ty thứ j đƣợc thuyết minh

3.3.2. Đo lƣờng biến độc lập

Các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu đƣợc đo lƣờng bằng các dữ liệu thứ cấp có sẵn, đƣợc lấy từ BCTN của các CTNY.

Các biến độc lập đƣợc đo lƣờng cụ thể thông qua Bảng 3.2 Bảng 3.2: Đo lƣờng biến độc lập

Biến Tên biến Tiêu chí đo lƣờng

QMCT Quy mơ cơng ty Logarit của tổng tài sản

KNSL Khả năng sinh lời Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình quân

DBTC Địn bẩy tài chính Nợ phải trả/ Tổng tài sản TTHK Tính thanh khoản Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

SHNN Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài Số cổ phiếu phổ thông đƣợc nắm giữ bởi cổ đơng nƣớc ngồi/ Tổng số cổ phiếu phổ thông

PTCD Tỷ lệ phân tán cổ đông Số cổ phiếu phổ thông đƣợc nắm giữ bởi cổ đông nhỏ/ Tổng số cổ phiếu phổ thông

(Cổ đông nhỏ là cổ đông sở hữu dƣới 5% tổng số cổ phiếu của công ty) CTKT Chủ thể kiểm toán Biến giả = 1: Nếu cơng ty kiểm tốn

thuộc nhóm Big4

Biến giả = 0: Nếu cơng ty kiểm tốn khơng thuộc nhóm Big4

LHNN Loại hình ngành nghề Biến giả = 1: Nếu công ty thuộc lĩnh vực sản xuất

Biến giả = 0: Nếu công ty thuộc lĩnh vực phi sản xuất

3.4. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 3.4.1. Mẫu nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, ngƣời viết chỉ thực hiện nghiên cứu đối với các công ty phi tài chính. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán bị loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu này vì những doanh nghiệp này có đặc điểm kinh doanh riêng, rất khó để xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể với các công ty khác.

Tính đến thời điểm 31/12/2017 có 351 cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong đó có 11 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, 12 cơng ty thuộc lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng. Sau khi loại trừ 23 công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngƣời viết tiếp tục loại 67 công ty niêm yết từ năm 2016 đến nay, do những cơng ty này khơng có đủ BCTN của năm 2016. Nhƣ vậy, tổng thể điều tra là 261 công ty. Do giới hạn về mặt thời gian, ngƣời viết tiến hành chọn mẫu nghiên cứu. Từ 261 công ty trong tổng thể nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo thứ tự abc theo mã cổ phiếu, ngƣời viết tiến hành chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, với khoảng cách chọn là 2. Quan sát ngẫu nhiên đƣợc lựa chọn theo hàm RANDBETWEEN(1,2), số ngẫu nhiên thu đƣợc là 1, tƣơng ứng với công ty đầu tiên trong danh sách (mã chứng khốn AAM). Các cơng ty tiếp theo đƣợc lựa chọn sẽ là những công ty có số thứ tự là số lẻ trong danh sách tổng thể 261 công ty. Nhƣ vậy ngƣời viết chọn đƣợc 131 công ty. Danh sách CTNY đƣợc chọn thể hiện trên Phụ lục 1- Danh sách các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu

Bảng 3.3: Bảng mô tả chọn mẫu nghiên cứu

Tổng số công ty niêm yết trên HOSE: 351

Giảm trừ:

- Số cơng ty tài chính 23

- Số cơng ty khơng có đủ BCTN năm 2016 67

Tổng thể nghiên cứu 261

Số công ty trong mẫu 131

( Người viết tự tổng hợp)

3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ BCTN năm 2016 của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM, do BCTN năm 2017 chƣa đƣợc cơng bố đầy đủ trong thời gian ngƣời viết thực hiện nghiên cứu. Ngƣời viết truy cập website của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (https://www.hsx.vn/) để tải các BCTN năm 2016 của 131 công ty trong mẫu nghiên cứu trên. Sau đó dựa vào những BCTN đã tải để đo lƣờng biến phụ thuộc theo cách thức đo lƣờng đã trình bày ở mục 3.3.1. Tiếp theo, ngƣời viết tiến hành thu thập dữ liệu trên BCTN để đo lƣờng các biến độc lập theo cách thức đo lƣờng ở Bảng 3.2.

3.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Sau khi đo lƣờng biến phụ thuộc và các biến độc lập, ngƣời viết tiến hành phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 20 kết hợp cùng Microsoft Excel 2010. Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp tƣơng quan và hồi quy để tìm ra nhân tố nào thực sự ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng 3, ngƣời viết đã phát triển 8 giả thuyết liên quan đến 8 nhân tố tác động đến mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp niêm yết và xây dựng mơ hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa mơ hình của Aljifri và cộng sự (2013) và Anna Bialek - Jaworska & Anna Matusiewicz (2015). Mơ hình ngƣời viết đƣa ra gồm có 1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập. Biến phụ thuộc là mức độ CBTT kế toán và 8 biến độc lập bao gồm quy mô công ty, khả năng sinh lời, địn bẩy tài chính, tính thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngồi, tỷ lệ phân tán cổ đông, chủ thể kiểm tốn, loại hình ngành nghề. Ngƣời viết cũng đã nêu rõ cách thức đo lƣờng của từng biến. Sau đó tiến hành lấy mẫu nghiên cứu gồm 131 doanh nghiệp niêm

yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong năm 2016. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc ngƣời viết trình bày cụ thể tại chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng việc CBTT kế toán của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Thị trƣờng chứng khoán đang dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các DN Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội đầu tƣ cho các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nƣớc. Sự phát triển của TTCK địi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nhƣ môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện, sự quan tâm của các cơ quan chức năng... thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề kìm hãm sự phát triền của TTCK, đặc biệt là vấn đề công khai, minh bạch thơng tin kế tốn của các CTNY. Nhiều CTNY vi phạm trong việc trình bày và cơng bố thơng tin, cụ thể nhƣ:

Về nội dung thông tin công bố:

Sự chênh lệch đáng kể số liệu kế toán trƣớc và sau kiểm tốn của các cơng ty niêm yết đang là một vấn đề đáng quan tâm trên TTCK hiện nay. Có nhiều trƣờng hợp doanh thu, lợi nhuận bị giảm mạnh sau khi kiểm tốn hoặc nhiều doanh nghiệp cơng bố kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ nhẹ nhƣng sau khi kiểm toán kết quả trở thành lỗ, thậm chí lỗ nặng . Trƣờng hợp chênh lệch kết quả kinh doanh lớn, nếu khơng đƣợc kiểm tốn phát hiện sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích cổ đơng, chủ nợ, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ tiềm năng. Năm 2014, Tập đoàn Đại Dƣơng (OGC) báo lãi 400 tỷ đồng nhƣng kết quả kiểm toán thành lỗ hơn 2,000 tỷ. Gần hơn, trong báo cáo tài chính bán niên năm 2016, Cơng ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trƣờng Thành (TTF) báo lãi 54 tỷ đồng, sau khi kiểm tốn thì cơng ty Trƣờng Thành đang lãi chuyển thành lỗ 1211 tỷ đồng do thiếu hàng tồn kho.

Theo thống kê của các cơng ty kiểm tốn, những số liệu kiểm toán thƣờng phải điều chỉnh là các khoản mục liên quan đến các ƣớc tính kế tốn nhƣ trích lập dự phịng, khấu hao, phân bổ, hàng tồn kho và việc ghi nhận doanh thu chi phí khơng đúng niên độ.

Năm 2016, hàng loạt công ty xin gia hạn thời gian công bố thông tin. Công ty CP Kỹ thuật và Ơ tơ Trƣờng Long (HTL) xin dời thời hạn công bố BCTN đến ngày 19/5/2016. Công ty CP Tập đoàn Sao Mai (ASM), Cơng ty CP Phân bón Bình Điền (BFC), Cơng ty CP Tập đồn Bảo Việt (BVH ), Cơng ty CP Tập đồn Hoa Sen (HSG) xin gia hạn thời gian nộp BCTC kiểm toán năm 2015 đến ngày thứ 100 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong năm 2016, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã gửi thông báo đến 72 trƣờng hợp vi phạm về CBTT. Các trƣờng hợp điển hình nhƣ Cơng ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hịa Bình (HBC) chậm công bố thay đổi số lƣợng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lƣu hành, Công ty CP Thép Việt Ý (VIS) chậm công bố giải thể chi nhánh, Công ty CP Văn hóa Phƣơng Nam (PNC) chậm cơng bố BCTC cơng ty mẹ và hợp nhất sốt xét bán niên năm 2016 lần 4.

Về phƣơng tiện công bố thông tin, một số công ty niêm yết chƣa công bố thông tin đầy đủ và kịp thời theo quy định. Theo ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trƣởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính “Việc gửi báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý đƣợc DN báo cáo khá đầy đủ. Nhƣng việc công khai thông tin trên website của DN chƣa đƣợc thực hiện đến nơi đến chốn”.

Tóm lại, thơng tin cơng bố từ các công ty niêm yết trên HOSE còn hạn chế, nhiều thông tin khơng chính xác. Việc CBTT cịn bị chậm trễ, trì hỗn, một số CTNY khơng có website hoặc khơng cơng bố thông tin lên website theo quy định dẫn đến các nhà đầu tƣ khơng có thơng tin để kịp thời đƣa ra quyết định.

4.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết quả nghiên cứu đƣợc xem xét trên số liệu phân tích từ phần mềm SPSS 20 liên quan đến thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết và kết quả hồi quy, cụ thể:

4.2.1. Phân tích thống kê

Thống kê mô tả là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Các số liệu trên bảng 4.1 thể hiện một cách tổng quan kết quả thống kê mô tả về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT kế toán

của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Cụ thể, số quan sát mà ngƣời viết tiến hành phân tích là 131 quan sát. Mức độ cơng bố thơng tin bình quân đạt 0.8037, tƣơng ứng 80.37%, mức độ công bố thơng tin bình qn nhƣ vậy là đạt tỷ lệ chấp nhận đƣợc. Trong đó, mức tối thiểu đạt 54% và tối đa là 93%, điều này cho thấy mức độ CBTT của các cơng ty niêm yết trên HOSE có sự khác biệt khá lớn.

Quy mơ cơng ty nhỏ nhất là 10.54, lớn nhất là 12.32, bình quân đạt 11.11 và có độ lệch chuẩn 0.39295.

Khả năng sinh lời của các CTNY trên HOSE trung bình đạt 15.76%, trong đó cao nhất là 122% và thấp nhất là -7%. Điều này có thể lý giải về tính đa dạng và khơng đồng đều về hiệu quả kinh doanh của các công ty.

Địn bẩy tài chính của các cơng ty có sự khác biệt khá lớn, lớn nhất là là 98% trong khi nhỏ nhất là 2%, mức trung bình là 48.77%. Địn bẩy tài chính phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)