Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố tân an (Trang 27)

Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

-Hiểu biết chung về thuế

-Nhận thức về tính cơng bằng thuế -Tuân thủ thuế

-Hiểu biết về thu nhập tính thuế -Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế

Nghiên cứu định tính

-Thảo luận nhóm -Thảo luận tay đơi -Phỏng vấn thử

Nghiên cứu chính thức

Định lượng n = 210

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tich hồi quy

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

Bảng phỏng vấn sơ bộ

Cronbach Alpha

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

Kiểm tra hệ số Alpha

Bảng phỏng vấn chính thức

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố trích được

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và phỏng vấn trực tiếp nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cho thuê nhà kê khai tại Chi cục thuế thành phố Tân An và xây dựng các biến phù hợp với mơ hình nghiên cứu.

Thảo luận nhóm được tiến hành với một nhóm khoảng 10 người là các thành viên trong Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Đội kê khai- kế toán thuế, các chuyên gia, người nộp thuế kê khai tại Đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế để thu nhập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh cho thuê nhà và các biến quan sát cho từng yếu tố đó.

Kết quả thảo luận được tổng hợp lại, sau đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia và một số cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để xây dựng nên một thang đo bao quát, hoàn chỉnh về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cho thuê nhà.

Thang đo chính thức cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cho thuê nhà tại Chi cục Thuế thành phố Tân An được xây dựng gồm 26 biến quan sát (trong đó, 18 biến quan sát dùng để đo lường 2 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ và 8 biến quan sát dùng để đo lường tính tuân thủ):

- Gồm có 2 nhân tố ảnh hưởng đến tính tn thủ: (1) "Hiểu biết thuế" được đo lường bằng 11 biến quan sát; (2)" Nhận thức về tính cơng bằng thuế" có 7 biến quan sát -Tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân được đo lường bằng 8 quan sát

Thang đo mức độ của nhân tố hiểu biết thuế được đo bởi thang đo nominal; nhân tố nhận thức về tính cơng bằng thuế và tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân được đo bởi thang đo Liker cấp độ 5.

Trên cơ sở thang đo chính thức, nội dung bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:

- Phần B: Các câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cho thuê nhà kê khai tại Chi cục Thuế thành phố Tân An và mức độ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh cho thuê nhà. Điểm số càng cao thì sự đồng ý của các cá nhân về quan điểm của họ về các nhân tố càng cao và ngược lại.

Để đảm bảo tính chính xác cao và kết quả thu được là khách quan, do tính chất nhạy cảm của đề tài có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân nộp thuế trên địa bàn thành phố Tân An nên bảng câu hỏi được thiết kế không thể hiện phần thông tin được khảo sát.

Trước khi đưa vào khảo sát chính thức, bảng câu hỏi đã được dùng để khảo sát thử 10 người để kiểm tra mức độ rõ ràng, sát nghĩa của câu hỏi và có sự điều chỉnh phù hợp.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết đã được đặt ra cũng như đo lường các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế TNCN, một nghiên cứu chính thức được tiến hành trên địa bàn thành phố Tân An với kích thước mẫu n=210.

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là: Hộ kinh doanh cho thuê nhà, kê khai nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế thành phố Tân An. Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát với bảng câu hỏi được chuẩn bị trước, thông qua hai hình thức: Gửi Mail, điện thoại đến những cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân là hộ kinh doanh cho thuê nhà và phát phiếu khảo sát trực tiếp vào những ngày cao điểm nộp tờ khai.

Mẫu nghiên cứu sau khi được thu thập sẽ đuợc xử lý qua phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.

nhất là 200. Ngồi ra cũng có những quy tắc kinh nghiệm thông thường khác là số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)). Mơ hình nghiên cứu có 26 số biến quan sát, theo tiêu chuẩn 5 phiếu khảo sát cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 130 (26x5). Đã có 210 phiếu khảo sát đã được phát ra và kết quả thu về là 207 phiếu.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total Correlation).

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Được dùng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là khá tốt sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là đã sử dụng được (Nunnally & Burnstein, 1994).

Hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation):

Hệ số tương quan biến tổng càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Ngoài ra, độ giá trị hội tụ (Convergent Validity) và độ giá trị phân biệt (Discriminent Vadlidity) của thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis). Độ giá trị hội tụ (Convergent Validity):

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002). Độ giá trị phân biệt (Discriminent Vadlidity):

Để đạt được độ giá trị phân biệt thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 (Jabnoun & ctg, 2003).

Số lượng nhân tố

Được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên đựơc giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu (Garson, 2003).

Như vậy, khi chạy EFA có những tiêu chí dùng để đánh giá như sau: - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0,5 ≤ KMO ≤ 1;

-Kiểm định Bartlett ≤ 0,05;

-Tổng phương sai trích (Cumulative) ≥ 50%; -Giá trị Eigenvalues của các nhân tố > 1;

-Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5 (do cỡ mẫu >100);

Phương pháp trích hệ số các yếu tố: nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Components với phép xoay Varimax.

3.3. Xây dựng thang đo

Bảng câu hỏi tự thực hiện, có một số tổ chức đã sử dụng. Nó bao gồm những câu hỏi hiểu biết thuế được đưa ra với câu trả lời "đúng", "sai", hoặc "không biết", và những câu hỏi đóng liên quan đến nhận thức về tính cơng bằng thuế và tính tn thủ thuế trả lời sử dụng 5 điểm giới hạn từ 1-rất không đồng ý đến 5-rất đồng ý. Bảng câu hỏi được chuẩn bị bằng tiếng Việt cho những người phản hồi là người Việt.

Những thang đo cho mục tiêu nghiên cứu bao gồm: (1) hiểu biết thuế, được đo lường bằng 11 biến quan sát ( từ kt1 đến kt11); (2) nhận thức về tính cơng bằng thuế, được đo lường bằng 7 biến quan sát (nt1 đến nt7); (3) tính tuân thủ, được đo lường bằng 8 biến quan sát (từ tt1 đến tt8).

Các thang đo được đánh giá sơ bộ thơng qua hai cơng cụ chính: hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis).

Bảng 3.3.1 Mã hóa các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến tính tn thủ thuế TNCN S TT M hóa Diễn giải Hiểu biết thuế

1

1

k

t1 Chi cục Thuế thu thuế cho Nhà nước

2 k

t2 Người nộp thuế phải tuân thủ với những quy định về Luật Thuế

3 k

t3 Người nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp thơng tin về thu nhập của mình

4 k

t4 Có những Thơng tư, Nghị định riêng cho Người nộp thuế có thu nhập thấp

5 k

t5 Thuế có thể được tính trên Doanh thu thuần

6 k

t6

Khoản giảm trừ Thuế TNCN là: Giảm trừ cho bản thân người lao động là 9 triệu, bản thân người phụ thuộc là 3,6 triệu

7 k

t7

Khoản giảm trừ Thuế TNCN là: Các khoản bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng Quỹ Hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học.

8 k

t8 Thu nhập tính Thuế TNCN là Thu nhập từ kinh doanh

9 k

t9 Thu nhập tính Thuế TNCN là Tiền lương, tiền cơng

10 k

t10 Thu nhập tính Thuế TNCN là Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

11 k

t11 Thu nhập tính Thuế TNCN là Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng Nhận thức về tính cơng bằng thuế

1 n

t1 Nhìn chung, số tiền nộp Thuế thu nhập phân phối giữa mọi người là công bằng

1 2

n t2

Tôi tin là hệ thống Thuế thu nhập là một hệ thống cơng bằng nhất mà Nhà nước có thể sử dụng để tạo ra Nguồn thu.

1 3

n t3

Những điều khoản đặc biệt trong luật thuế thu nhập chỉ áp dụng cho một số người có thể cho là cơng bằng.

1 4

n t4

Người có thu nhập cao có khả năng lớn để trả thuế thu nhập, thể hiện sự cơng bằng vì họ nên trả Thuế với một tý lệ cao hơn những người có thu nhập thấp.

1 5

n t5

Một tỷ suất thuế công bằng nên giống nhau đối với tất cả mọi người, không quan tâm đến thu nhập của họ.

1 6

n

t6 Phần đóng góp trong tổng thuế thu nhập của những người có thu nhập cao là chưa hợp lý

1 7

n t7

Tôi không nhận lại giá trị công bằng cho việc nộp thuế của tơi dưới dạng những lợi ích được nhận từ Nhà nước.

Tính tuân thủ thuế TNCN:

1 t

t1 Chúng tôi nộp thuế cho Chi cục Thuế trước khi thanh tốn bất cứ hóa đơn nào

2 t

t2 Chúng tôi không bao giờ cố gắng để tránh thuế.

3 t

t3 Chúng tôi không bao giờ phàn nàn về Chi cục Thuế

4 t

t4 Chúng tơi khơng có một khoản nợ chưa thanh tốn với CCT

5 t

t5 Chi cục Thuế buộc chúng tôi phải trả một khoản phạt khi chúng tơi trì hỗn việc nộp thuế.

6 t

t6 Chúng tôi công khai tất cả thu nhập kiếm được cho những mục đich thuế.

7 t

t7 Chúng tơi khơng bao giờ khai tồn bộ thu nhập để tính thuế.

8 t

t8 Chúng tôi nộp số thuế theo ấn định

3.4. Kiểm định các giả thuyết

Để thấy được mức độ tác động của các biến: X1, X2, X3, X4 tác động đến biến Y như thế nào thì chúng ta sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các hệ số và từ các hệ số này sẽ chứng minh cho các giả thuyết đưa ra.

Nghiên cứu sẽ đưa 2 biến độc lập: X1- Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN, X2 – Hiểu biết chung về thuế TNCN, X3- Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN, X4- Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN và biến phụ thuộc Y – Tính tuân thủ thuế TNCN vào phương trình hồi quy cụ thể như sau:

Y : là biến phụ thuộc, giải thích cho “ Tính tuân thủ thuế TNCN” Xi: là các biến độc lập, giải thích cho 4 nhân tố mới

βi là hệ số của các biến độc lập – cho biết chiều hướng và mức độ tác động

của các biến độc lập tới biến phụ thuộc.

3.5. Những chỉ số để đánh giá kết quả nghiên cứu

+ Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) > 0,5;(Garson, 2003) + Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05;

+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,4 nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,4 sẽ bị loại;

+ Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

+ Hệ số Eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998);

+ Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố> 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 người viết dùng mơ hình lý thuyết cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cho thuê nhà tại thành phố Tân An được xây dựng gồm 26 biến quan sát (trong đó, 18 biến quan sát dùng để đo lường 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ và 8 biến quan sát dùng để đo lường tính tuân thủ): Hiểu biết thuế, nhận thức về tính cơng bằng thuế, tính tuân thủ thuế TNCN.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật gởi mail, điện thoại trực tiếp NNT. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng thơng qua phiếu khảo sát và kỹ thuật phân tích của phần mềm SPSS 20.0. Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày cụ thể kết quả xử lý số liệu khảo sát theo trình tự kế hoạch phân tích dữ liệu đã được trình bày .

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ TNCN

Chương này bao gồm các nội dung chính: thống kê mơ tả mẫu khảo sát, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

Như đã trình bày ở chương 3, với 26 thang đo ứng với 26 biến nên nghiên cứu quyết định chọn mẫu là 210. Do đó, khi khảo sát nghiên cứu tác giả phát ra là 210 phiếu khảo sát bằng cách khảo sát trực tiếp, qua email và qua điện thoại. Sau khi khảo sát thì thu về được 207 phiếu, trong 207 phiếu khảo sát thu về có 2 phiếu khơng hợp lệ (vì người được khảo sát trả lời sót các câu hỏi và trả lời tất cả các câu hỏi ở 1 mức độ), do đó chỉ có 205 phiếu khảo sát là hợp lệ.

Sau khi có kết quả là các bảng khảo sát, tác giả sẽ mã hóa các biến, nhập liệu và xử lý dữ liệu 205 phiếu điều tra này bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20. Kết quả như sau:

4.1. Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu 4.1.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 4.1.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát Frequency (Tần số) Percent (Tỷ lệ %) N (Số quan sát) Phân loại đối tượng

Cá nhân cư trú tại Việt Nam 202 98.5

205

Cá nhân không cư trú tại Việt

Nam 3 1.5 Giới tính Nam 113 55.1 205 Nữ 92 44.9 Độ tuổi 19-29 tuổi 49 23.9 205 30-39 tuổi 88 42.9 40-49 tuổi 41 20.0 Trên 49 tuổi 27 13.2 Bằng cấp cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố tân an (Trang 27)