Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố tân an (Trang 60 - 95)

Bảng 4.2 : Kết quả thống kê mô tả

Bảng 4.21 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Bảng 4.21 cho kết quả hệ số VIF nhỏ hơn 2 cho thấy các biến độc lập không bị hiện tượng đa cộng tuyến. Ngồi ra, bảng 4.21 cịn đưa ra kết quả các hệ số hồi quy, và phương trình hồi quy sẽ được viết như sau:

Y= 0,673 + 0,075 X2 + 0,025 X4 + e

Các hệ số hồi qui mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi qui trên ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến tính tuân thủ thuế TNCN, hệ số hồi qui mang dấu âm thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi qui trên ảnh hưởng tỉ lệ nghịch đến tính tuân thủ thuế TNCN. Vậy 4 nhân tố : Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN, hiểu biết chung về thuế TNCN, hiểu biết về thu nhập tính thuế TNC và hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNC đều có tác động tích cực đến Tính tn thủ thuế.

Thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi qui. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì ảnh hưởng đến tính tn thủ thuế TNCN càng nhiều. Do đó trong mơ hình này chúng ta thấy tính tuân thủ thuế TNCN chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN (β = 0,556), thứ 2 đến yếu tố Hiểu biết về thu nhập tính thuế (β = 0,267), thứ 3 là yếu tố Hiểu biết chung về thuế TNCN (β = 0,075) và cuối cùng là yếu tố Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN (β = 0,025).

Tóm tắt chương 4

Chương 4 nghiên cứu đã thực hiện phân tích các vấn đề chính như sau:

(1) Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

Để kiểm định độ tin cậy của các thang đo, nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Anpha.

Với 2 yếu tố ban đầu được phân tích định tính cho là có ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN của đối tượng nộp thuế là: Hiểu biết thuế và Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN. Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo kết quả như sau:

- Đo lường yếu tố “Hiểu biết thuế ” sử dụng biến: kt1, kt3, kt5, kt6, kt7,

kt10, kt11.

- Đo lường yếu tố “ Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN” sử dụng biến: nt1, nt2, nt6.

Với yếu tố “ Tính tn thủ thuế” thì kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo là sử dụng cả 6 biến tt1, t2, tt4, tt5, tt6, tt8 để đo lường yếu tố này.

(2) Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố EFA 2 lần:

- Lần đầu tiên: Phân tích nhân tố khám phá của các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN. Nghiên cứu đưa 10 biến: kt1, kt3, kt5, kt6, kt7, kt10, kt11, nt1, nt2, nt6 vào phân tích nhân tố EFA thì có 4 nhân tố

mới được rút ra và mã hóa:

Nhân tố thứ nhất : gồm 3 biến nt1, nt2, nt6 . Nhân tố thứ nhất này

được đặt tên mới là “Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN” và mã hóa là X1.

Nhân tố thứ hai : gồm 2 biến kt1, kt3. Nhân tố thứ hai này được đặt

tên mới là “Hiểu biết chung về thuế TNCN ” và mã hóa là X2.

Nhân tố thứ ba : gồm 2 biến kt10, kt11. Nhân tố thứ ba này được đặt

tên mới là “Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN” và mã hóa là X3.  Nhân tố thứ tư : gồm 2 biến kt6, kt7 . Nhân tố thứ tư này được đặt tên

mới là “Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN” và mã hóa là

- Lần hai: Phân tích nhân tố của yếu tố “ Tính tuân thủ thuế” . Sau khi đưa 6 biến tt1, t2, tt4, tt5, tt6, tt8 vào phân tích nhân tố EFA thì có

1 nhân tố mới được rút ra và mã hóa là: Y.

(3) Kiểm định sự tác động tích cực của các yếu tố tác động lên động lực làm việc.

Để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H5 về sự tác động tích cực của các nhân tố Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN, Hiểu biết chung về thuế TNCN,

Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN và Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN tới Tính tuân thủ thuế TNCN, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy tuyến

tính để chứng minh các giả thuyết này.

Kết quả hồi quy cho thấy các biến Nhận thức tính cơng bằng thuế TNCN, Hiểu biết chung về thuế TNCN, Hiểu biết về thu nhập tính thuế TNCN và Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN đều có tác động tích cực đến Tính tn thủ thuế vì các biến này đều có hệ số hồi quy dương. Cụ thể, biến có tác động mạnh nhất đến tính tuân thủ thuế TNCN là biến nhận thức tính cơng bằng thuế, đứng thứ 2 là biến Hiểu biết thu nhập tính thuế, đứng thứ 3 là biến Hiểu biết chung về thuế TNCN và cuối cùng là biến Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN. Chương 5 người viết nhận xét và đưa ra các giải pháp.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

5.1. Nhận xét kết quả nghiên cứu

Nhà nước dùng thuế làm công cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, điều hịa thu nhập, thực hiện các chính sách an sinh và thực hiện công bằng xã hội. Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, trong đó thuế trực thu thể hiện tính ưu việt nhất, đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách một cách hợp lý. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồi quy của 207 phiếu khảo sát, người viết xác định các nhân tố tác động tới tính tuân thủ thuế TNCN theo mức độ từ thấp đến cao:

+ Nhận thức tính cơng bằng thuế. + Hiểu biết thu nhập tính thuế. + Hiểu biết chung về thuế TNCN.

+ Hiểu biết về các khoản giảm trừ thuế TNCN.

Kết quả cũng nêu lên thực trạng về cơng tác tun truyền chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh chưa được thực hiện thường xuyên thực hiện đối với địa bàn có số thu về cho thuê nhà: 34,5 tỷ đồng chiếm 9,7% tổng dự toán thu ( năm 2015) và chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Do đó, tun truyền, nâng cao vai trị công vụ của công chức thuế để hỗ trợ người nộp thuế trong việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và tìm hiểu chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân bằng nhiều nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của Người nộp thuế (NNT) nhằm nâng cao sự tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cơ quan thuế.

Qua hơn 7 năm thực hiện triển khai thực hiện Luật thuế TNCN và nhiều lần sửa đổi các Thông tư, Nghị định thì thuế TNCN đã đi vào cuộc sống của người dân, các thủ tục hành chánh và cách tính thuế ngày càng đơn giản hơn, gần đây nhất là Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và Quyết định số

sản cho thuê dưới 100 triệu/năm không phải kê khai nộp thuế TNCN, cá nhân có thu nhập từ tài sản cho thuê trên 100 triệu đồng/năm chỉ tính một mức thuế suất 5% (bỏ cách tính lũy tiến) và khơng tính tới yếu tố giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, để Luật thuế TNCN phát huy thực sự được vai trị là cơng cụ điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Hiện nay cơng tác quản lý thuế TNCN cịn bộc lộ một số hạn chế : tổ chức thực hiện chính sách kém hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh, cơng tác tin học hóa trong quản lý thuế TNCN chưa thực sự được phát huy hết tính năng.

5.2. Hàm ý chính sách

Với kết quả thang đo về kiến thức thuế TNCN dao động ở mức từ 1.91 đến 2.35. Kết quả này cho thấy những đối tượng được khảo sát có kiến thức về thuế chưa cao, về nhận thức tính cơng bằng động ở mức từ 3.76 đến 4.22 và với các thang đo về tính tuân thủ thuế TNCN kết quả giao động từ 3.30 đến 3.89. Kết quả này thấy người nộp thuế chưa có ý thức tuân thủ cao trong những vấn đề về thuế TNCN. Chính vì vậy, Chi Cục Thuế cần nỗ lực hơn trong công tác tuyên truyền, định hướng, nâng cao nhận thức của người dân để có thể làm giảm bớt sự khơng tuân thủ của NNT. Xuất phát chính từ chính sách thuế và cơng tác tập huấn tun truyền chính sách thuế và có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về hành vi kê khai thuế trong lĩnh vực hoạt động cho thuê nhà chưa được thực sự được quan tâm:

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia quản lý thu thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng nhằm khắc phục tình trạng cán bộ thuế kiêm nhiệm quản lý nhiều loại thuế như hiện nay.

- Đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực cán bộ quản lý và thu thuế. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho NNT các chính sách mới, kết hợp cơng tác thu thuế với công tác tuyên truyền, tờ bướm ở nơi phường xã các chính sách thuế mới và cách tính thuế gắn gọn, dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng NNT.

- “Đường dây nóng” và bộ phận một cửa cần bố trí cán bộ thường trực có đủ trình độ, kịp thời tư vấn, giới thiệu, giải đáp thắc mắc về thuế phát sinh trong suốt quá trình triển khai các luật thuế mới. - Hồn thiện việc nâng cấp các chương trình

ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đảm bảo phù hợp với các nội dung vừa được sửa đổi, bổ sung của Luật Quản lý thuế - Luật thuế thu nhập cá nhân và đảm bảo thực hiện cấp mã số thuế (MST) cá nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh và khơng có giấy phép kinh doanh đảm bảo cơng tác thu đúng, thu đủ.

- Bộ phận một cửa cần bố trí máy vi tính và cán bộ thuế có chun mơn hướng dẫn cá nhân có thu nhập chịu thuế từ nhà cho thuê kê khai tại Chi cục và nộp ngay tại bộ phận một cửa, tránh trường hợp kê khai nhiều lần cho 1 lần phát sinh, tránh phiền hà cho NNT.

- Bên cạnh có chính sách khen thưởng NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế còn phải tăng cường giám sát việc thực hiện kê khai, quyết toán thuế. Kiên quyết xử lý các đơn vị, cá nhân không nộp, nộp chậm hồ sơ khai thuế.

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với các ngành chức năng để phục vụ công tác quản lý thuế. Công tác tham mưu của Chi cục Thuế cần kịp thời và nhạy bén, báo cáo thường xuyên với ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, Thành ủy và Cục Thuế (CT) những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp thực hiện.

5.3. Hàm ý chính sách khác

Để các nhóm giải pháp trên có thể khả thi và tăng tính tuân thủ thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà trên địa bàn Thành phố Tân An mang lại kết quả thật sự cần một số giải pháp từ các cơ quan ban ngành:

+ Kiến nghị với Tổng cục thuế và Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế

- Các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn về thuế cần có chu kỳ ổn định 4 đến 5 năm để NNT có thời gian tiếp cận và sử dụng từ ngữ trong Thông tư cũng như văn bản hướng dẫn đảm bảo tất cả NNT có thể hiểu để thực hiện và an tâm đầu tư kinh doanh.

- Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cần có các chương trình và tài liệu bồi dưỡng được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn: giai đoạn bồi dưỡng cơ bản cho

đang thực hiện nhiệm vụ, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ lãnh đạo, công chức quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo đối với các khóa bồi dưỡng, đào tạo.

- Tổng cục Thuế cần có kế hoạch thi tuyển cơng chức ngành thuế hàng năm, đảm bảo có tính kế thừa.

+ Kiến nghị với Chi cục thuế

Thực hiện nghiêm túc công tác luân phiên, luân chuyển, điều động cán bộ trong đơn vị nhằm tránh tình trạng tiêu cực nảy sinh do cơng tác quá lâu ở một vị trí nhạy cảm. Đối với những cơng chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có hành vi vụ lợi khi thi hành cơng vụ thì khơng bố trí vào các bộ phận trực tiếp giải quyết công việc cho người nộp thuế.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra, giám sát công vụ của công chức thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, sai phạm và sẵn sàng loại bỏ những cá nhân lợi dụng quyền hạn, chức trách, cơng vụ, gây khó khăn cho NNT.

+ Đối với UBND Thành Phố Tân An

- Kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các phịng, ban ngành, đồn thể tăng cường phối hợp với Chi cục Thuế trong công tác chống thất thu thuế và cưỡng chế nợ thuế để đạt kết quả cao nhất và UBND thành phố xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác ủy nhiệm thu tại các xã, phường, thị trấn.

Tóm tắt chương 5

Cơng tác quản lý thuế TNCN đối với cá nhân có nhà cho thuê là địa bàn rộng, Công tác quản lý địi hỏi cần nhiều cơng sức và sự phối hợp của chính quyền địa phương và đặc biệt là sự phối hợp của NNT. Chương này nêu một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT tại Chi Cục thuế TP. Tân An. Bên cạnh các giải đưa ra cho 04 nhân tố tác động tới tính tn thủ cịn các giải pháp khác vào thực hiện đồng bộ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu NNT góp phần cải thiện, làm tăng tính tuân thủ thuế TNCN của NNT.

KẾT LUẬN

Thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng là một cơng cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước. Để tăng nguồn thu, thực hiện cân đối chi cho ngân sách nhà nước, địi hỏi phải có một chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ và phải có sự đồng thuận của NNT.

Luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá

nhân tại Thành phố Tân An” đã nghiên cứu định tính, xây dựng thang đo, kiểm định

giả thuyết, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế TNCN và căn cứ vào kết quả nghiên cứu đó tác giả đề xuất 06 giải pháp cơ bản và các kiến nghị với cơ quan cấp trên nhằm thúc đẩy tính tăng tuân thủ thuế TNCN. Mặc dù thuế TNCN chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mơ của Nhà nước thì thuế TNCN có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách cơng bằng xã hội.

Đóng góp của đề tài

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân

tại Thành phố Tân An” đã trình bày tổng qt về thực trạng cơng tác quản lý thuế

đối với cá nhân có nhà cho thuê. Kết quả điều tra được tổng hợp và phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố tác động của các nhân tới tính tn thủ của NNT.

Ngồi ra, một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế TNCN sẽ giúp cho lãnh đạo Chi cục Thuế thành Phố Tân An có cơ sở xem xét để từng bước cải thiện phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

chất của tổng thể nghiên cứu. Các nghiên cứu sau có thể chọn mẫu theo xác suất, kích cỡ mẫu lớn hơn và độ tin cậy của kết quả cao hơn nhưng thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu cũng tăng lên./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố tân an (Trang 60 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)