Các loại thẻ hiện nay của các ngân hàng

Một phần của tài liệu đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện - phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thuong mại ở việt nam (Trang 25 - 35)

3.3.4.Ngân hàng Đông Á

 Thẻ Đa năng Bác sỹ (Dr Card)  Thẻ Nhà giáo (Teacher Card)  Shopping card

 Thẻ Tín dụng DongA Bank  Thẻ Đa năng CK Card  Thẻ Đa Năng Richland Hill  Thẻ liên kết sinh viên  Thẻ Đa Năng Đông Á

3.3.5.Vietcombank

 Thẻ ghi nợ nội địa

 Thẻ Vietcombank Connect24  Thẻ Vietcombank SG24  Thẻ ghi nợ quốc tế

 Thẻ Vietcombank Mastercard Debit - Phong Cách  Thẻ Vietcombank Connect24 Visa

 Thẻ tín dụng quốc tế  Thẻ Vietcombank Visa 49,547 28,732 26,376 72,941 45,765 39,875 100,826 64,038 59,842 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2007 2008 2009 Vietcombank Đông Á Sacombank

Chương IV: Đánh giá & giả pháp kinh doanh thẻ DH8NH Nhóm 3  Thẻ Vietcombank MasterCard

 Thẻ Vietcombank American Express

 Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng)

3.3.6.Sacombank

Thẻ tín dụng

 Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Platinum- Sang trọng bậc nhất  Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa -Thế giới trong tầm tay  Thẻ tín dụng quốc tế Parkson Privilege - Tận hưởng niềm vui mua

sắm

 Thẻ tín dụng quốc tế OS Member - Driving your way  Sacombank Mastercard – Master your life

 Thẻ tín dụng quốc tế Citimart - Mua sắm tiết kiệm hơn

 Vay tiêu dùng với Thẻ tín dụng Family - Thẻ của mọi gia đình  Thẻ tín dụng quốc tế Ladies First - Sự lựa chọn khác biệt.  Thẻ ghi nợ

 Thẻ ghi nợ quốc tế Sacom Visa Debit - Phương tiện mang tính toàn cầu

 Thẻ ghi nợ PassportPlus - Thẻ thông hành vào thế giới giao dịch điện tử

 Thẻ Ghi Nợ Viễn Thông A Club Card  Thẻ trả trước

 Sacombank Lucky Gift Card – Hơn cả

Chương IV: Đánh giá & giả pháp kinh doanh thẻ DH8NH Nhóm 3

CHƯƠNG 4:

ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN - PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THUONG MẠI TẠI VIỆT NAM

------

4.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM Việt Nam. 4.1.1 Những thuận lợi :

Công nghệ thông tin trong những năm gần đây ở Việt Nam những bước tiến bộ nhanh chóng:

- Ngày nay, tốc độ phát triển của tin học được ví như vũ bão và ở Việt Nam,công nghệ thông tin là một ngành đang có tiến bộ vượt bậc. Ngân hàng có thể áp dụng những thành tựu trên thế giới cũng như những phần mềm và đội ngũ nhân lực trong nước để đáp ứng những đòi hỏi về mặt tin học công nghệ thẻ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát triển tốt công tác phát hành và thanh toán thẻ.

- Trong hoạt động thanh toán thẻ, hệ thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thẻ là một thành tựu của công nghệ thông tin, chính vì thế để phát huy hết các tính năng ưu việt của thẻ, ngân hàng phát hành cần phải có một nền tảng công nghệ thông tin mạnh mẽ. Việc thanh toán thẻ không thể diễn ra suôn sẻ không có sự trợ giúp của hệ thống công nghệ thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế :

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và ngày càng phát triển, bước ngoặc đáng kể từ khi gia nhập WTO hoạt động giao thương ngày càng phát triển mạnh mẽ và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, mô hình tổ chức, các phương tiện và dịch vụ thanh toán.

Xã hội

Đến nay, số đông người dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Với thẻ ATM mọi người đã có thể dễ dàng thực hiện việc rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng đã có ý tưởng tạo sự tiện ích thêm chức năng của thẻ đơn cử như ngân hàng Đông Á đã cải tiến chiếc thẻ và hệ thống máy ATM của mình có thể thực hiện nhu cầu gửi tiền vào tài khoản trực tiếp ngay trên máy ATM, không phải đến trực tiếp ngân hàng, ngoài ra còn có thể thực hiện thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại tại một số nơi như Tp.HCM và Bình Dương.

Nối tiếp chiếc thẻ rút tiền tự động ATM, một số ngân hàng đã tranh thủ phát hành thẻ thanh toán. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thanh toán qua thẻ nhưng với đà phát triển kinh tế của Việt Nam như hiện nay thì việc ứng dụng hình thức thanh toán điện tử sẽ phổ biến trong tương lai.

Chương IV: Đánh giá & giả pháp kinh doanh thẻ DH8NH Nhóm 3

4.1.2 Những khó khăn:

Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư.

Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Đại đa số dân cư, công chức, viên chức thuộc khu vực chính phủ, lao động thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ thanh toán;

Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ vẫn còn những điểm hạn chế nhất định, số lượng máy ATM chỉ tập trung ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Máy ATM chỉ có khả năng phục vụ cho một nhóm nhỏ ngaan hàng, chứ không có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng như thực tế ở nhiều nước hiện nay

Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking... chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp;

Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt động dịch vụ thanh toán, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác;

Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. Ngoài ra, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt;

Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, tác phong phục vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Các nguyên nhân gây nên những hạn chế:

Thói quen và nhận thức: Sau đổi mới ngành ngân hàng, toàn bộ những yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ. Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó (kiểm đếm, vận chuyển), trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều

Chương IV: Đánh giá & giả pháp kinh doanh thẻ DH8NH Nhóm 3

doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt;

Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, thanh toán không dùng tiền mặt còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán...

Kinh tế không chính thức phát triển: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia

Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…).

Vốn đầu tư vừa thiếu, vừa được sử dụng kém hiệu quả: từ giác độ các ngân hàng thương mại, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài hạn. Vì vậy, chỉ có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật;

Cơ cấu tính phí dịch vụ thanh toán còn bất hợp lý, thể hiện ngay cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhà nước, cũng như trong nội bộ tổ chức tín dụng;

Trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán rất bất cập, chủ yếu do công tác đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này không chỉ phổ biến ở các ngân hàng thương mại, mà ngay cả ở Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước trong thanh toán;

Thông tin tuyên truyền chưa được định hướng đúng đắn: công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công bố đầy đủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến

Chương IV: Đánh giá & giả pháp kinh doanh thẻ DH8NH Nhóm 3

cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển;

Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành , chính quyền địa phương các cấp trong việc tạo ra môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

4.2. Đánh giá tìm năng hoạt động thẻ ờ An Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự phát triển khoa học công nghệ ngày nay,Thẻ ATM là một trong những phương tiện thanh toán hết sức là phổ biến và hiện đại trong việc thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu,trả lương qua thẻ cho các bộ công nhân viên chức để họ thanh toán trong các siêu thị,tại các quán nước lớn chấp nhận chi trả qua thẻ,…Bởi vì,mọi người nhận thấy thẻ ATM có nhiều nổi bật,sản phẩm thẻ đa dạng về màu sắc,kiểu dáng,hiện đại văn minh an toàn và hiệu quả tiết kiệm được chi phí.

+ Ngày nay thẻ ATM không chỉ những tầng lớp giàu có thượng lưu và cán bộ ngân hàng có thể sử dụng…thì bây giờ ngay cả giới sinh viên cũng có tấm thẻ này trong đó ngân hàng Đông Á là ngân hàng chiếm lĩnh thị phần rất lớn trong giới sinh viên.

+ An giang là một vùng nông nghiệp sống chủ yếu dựa vào nông ngiệp vì vậy việc sử dụng thẻ ATM trong thanh toán còn rất nhiều hạn chế chưa được phổ biến,người dân chỉ thích sử dụng tiền mặt trong lưu thông hơn là thanh toán qua thẻ ATM do trình độ cũng như là sự hiểu biết của người dân còn thấp trong đó những người dân ở nông thôn chiếm phần lớn. Vì vậy đây cũng là một trong những đối tượng để phổ biến và tuyên truyền hướng dẫn cho những người dân tiệp cận và biết cách sử dụng.

+ Tuy nhiên, người dân nông thôn vẫn có thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch, nên các ngân hàng phải có chiến lược quảng bá các tiện ích của thẻ ATM đến với người tiêu dùng. Hiện nay, các ngân hàng đang mở cuộc đua nước rút để lôi kéo khách hàng dùng thẻ ATM đến với mình, thông qua việc miễn giảm phí phát hành thẻ và thanh toán qua thẻ, giảm giá mua hàng hóa khi thanh toán bằng thẻ… để người tiêu dùng quen dần với việc sử dụng bằng thẻ ATM đa năng trong giao dịch hơn.

+ Hiện số lượng máy ATM ở Long Xuyên-An Giang còn rất hạn chế trong đó Ngân hàng Đông Á(13 máy),ngân hàng Vietcombank (7 máy),ngân hàng Đầu tư và Phát triển ( 5 máy ),…Nhìn chung sự cạnh tranh cũng như là sự xâm nhập vào thị trường thẻ An Giang gặp nhiều khó khăn và thách thức,vì vậy Ngành ngân hàng cần có

Một phần của tài liệu đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện - phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thuong mại ở việt nam (Trang 25 - 35)