.3 Độ lớn của tác động biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 62 - 79)

Nguồn: Tổng hợp tính tốn từ bộ số liệu VHLSS 2008

Nhìn vào hình 4.3 ta có thể nhận thấy có hai nhóm nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam là nhóm nhân tố có tác động tích cực (nằm phía trên trục hồnh) và nhóm nhân tố có tác động tiêu cực (nằm phía dưới trục hồnh).

Trong số các nhân tố có tác động dương đến xác suất thốt nghèo của hộ gia đình, nhân tố dân tộc của chủ hộ có tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố hộ kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp, nhân tố hộ sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhân tố số năm đi học trung bình. Nhân tố có mức tác động nhỏ nhất là diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn đầu người.

Đối với nhóm nhân tố có quan hệ nghịch biến, yếu tố hộ gia đình được hưởng tín dụng ưu đãi năm 2006 có tác động mạnh nhất đến thoát nghèo của hộ gia đình. Nhân tố số người phụ thuộc cũng có ảnh hưởng mạnh đến xác suất thốt nghèo và số người lao động có tác động nhỏ nhất trong nhóm. Mặc dù hai nhân tố số lao động và hộ được hưởng tín dụng ưu đãi năm 2006 có tác động khơng như kỳ vọng. Tuy nhiên, điều này lại giúp chúng ta phát hiện ra hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đang triển khai ở nơng thơn có thể chưa tốt hoặc các hộ nghèo chưa sử dụng nguồn vốn tín dụng hiệu quả để từ đó tiến hành rà sốt lại nguyên nhân của sự không hiệu quả này và cải thiện chính sách tốt hơn, thực sự giúp các hộ nghèo ở nơng thơn thốt nghèo. Vấn đề thứ hai là hộ gia đình có nhiều lao động khơng đảm bảo sẽ giúp hộ thốt nghèo. Bởi vì trước đây Việt Nam là một quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp và sử dụng phần lớn sức người nên hộ gia đình càng có nhiều lao động càng tốt. Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, sản xuất nơng nghiệp đang dần dần được cơ giới hóa, đồng thời Việt Nam gia nhập thành công Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra một cánh cửa mới với nhiều cơ hội việc làm phi nơng nghiệp thì việc địi hỏi trình độ và chun mơn của người lao động để đáp ứng cho những xu thế phát triển này là điều cần thiết.

Chương 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã cho thấy được những nhân tố có khả năng tác động đến thốt nghèo của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn. Từ lý thuyết và những kết quả nghiên cứu về nghèo đói ở các quốc gia trên thế giới, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể là mơ hình hồi quy binary logistic, và bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư 2006 và 2008 của Tổng cục Thống kê Việt Nam để xác định các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tám nhân tố tác động đến thốt nghèo của hộ gia đình là dân tộc của chủ hộ, số người phụ thuộc, số năm đi học trung bình của hộ gia đình, số lao động trong hộ, chủ hộ tự sản xuất kinh doanh-dịch vụ, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình quân đầu người, được hưởng tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo năm 2006, và hộ sinh sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hầu hết các nhân tố này đều có chiều hướng tác động tích cực đến thốt nghèo của hộ gia đình như kỳ vọng. Ngoại trừ hai nhân tố số lao động trong hộ và hộ được hưởng tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo năm 2006 có dấu trái với kỳ vọng. Hộ gia đình có chủ hộ là người Kinh/Hoa có nhiều cơ hội thốt nghèo hơn hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc thiểu số khác nên biến chủ hộ là người Kinh/Hoa có tác động dương đến xác suất thốt nghèo của hộ gia đình.

Giáo dục là một trong những khía cạnh quan trọng của vốn con người, một lần nữa được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến sự giàu có của cá nhân và hộ gia đình khi yếu tố đại diện trong bài nghiên cứu này là số năm đi học trung bình của hộ gia đình có tương quan dương với khả năng thốt nghèo của hộ gia đình.

Ở khu vực nông thôn, sinh kế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Trong khi sản xuất phi nông nghiệp được hầu hết các nhà kinh tế cơng nhận rằng có suất sinh lợi cao hơn sản xuất nông nghiệp. Biến kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp làm tăng xác suất thoát nghèo của hộ gia đình cho thấy khả năng làm thay đổi tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn qua các hình thức sinh kế sản xuất phi nông nghiệp.

Sự khác biệt vùng miền cũng tác động rất lớn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình. So với các vùng khác, hộ gia đình sinh sống ở nơng thơn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều cơ hội thốt nghèo hơn.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Kiến nghị về mặt phương pháp

Mơ hình hồi quy binary logistic là một phương pháp phân tích định lượng tốt trong việc dự báo khả năng thoát nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam. Đây cũng là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện.

Cần có sự kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng để đưa ra những yếu tố có khả năng tác động đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình, mang tính đặc trưng từng vùng nơng thơn Việt Nam. Phân tích định tính có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về nghèo đói ở Việt Nam đồng thời kết hợp với phỏng vấn những hộ gia đình thực sự thốt nghèo.

Những nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng bộ dữ liệu có tính cập nhật hơn, như bộ dữ liệu 2010 và 2012. Đồng thời, để xác định chính xác các nhân tố tác động đến khả năng thốt nghèo bền vững của hộ gia đình, vì có những hộ chỉ thốt nghèo tạm thời sau đó lại tái nghèo, cần sử dụng bộ dữ liệu lặp được khảo sát trong một thời gian dài. Có như vậy, người nghiên cứu mới có được những phân tích sâu sắc hơn về các nhân tố này.

Chuẩn nghèo nên được xác định đa chiều bao gồm các chỉ báo như y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội thay vì chuẩn nghèo đơn chiều được đo lường bằng chi tiêu bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người như hiện nay.

5.2.2. Kiến nghị về mặt chính sách

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách như sau: Ưu tiên hỗ trợ hộ gia đình dân tộc thiểu số thoát nghèo. Theo Cuong (2012) người nghèo là dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở các vùng núi và cao nguyên hẻo lánh, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, theo tác giả này đã có sự chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp của các hộ

gia đình dân tộc thiểu số và tỷ lệ đóng góp của hoạt động phi nơng nghiệp vào thu nhập tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ này vẫn cịn thấp. Do đó, để giúp hộ gia đình dân tộc thiểu số thốt nghèo cần có chính sách hỗ trợ tăng thu nhập, nhất là nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

Số người phụ thuộc có tác động tiêu cực đến thốt nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn. Để giảm số người phụ thuộc nên giảm tỷ lệ sinh đẻ. Chính quyền địa phương ở các vùng nơng thơn nên có chính sách vận động, tun truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình, khơng sinh con thứ ba.

Giáo dục đã được khẳng định là một yếu tố có thể giúp hộ gia đình thốt nghèo bền vững qua rất nhiều nghiên cứu. Do đó, đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề cần thiết như xây dựng trường học ở nông thôn, cung cấp dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho giáo viên ở các vùng sâu vùng xa an tâm công tác bằng việc trả lương cao và chế độ tốt. Bên cạnh đó, chính sách khuyến học cũng là một cách thức để khuyến khích tinh thần học tập trong người dân như tặng sách vở, trao học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học.

Kinh doanh sản xuất phi nông nghiệp là một hoạt động giúp cho hộ gia đình thốt nghèo nên việc thực hiện chuyển đổi ngành nghề từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp là điều cần thiết. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của các hộ gia đình ở nơng thơn nên khó thực hiện việc chuyển đổi này. Trước hết, cần nâng cao sự hiểu biết của họ về các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, về hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích hộ gia đình chun sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp hoặc bn bán nhỏ. Ngồi ra, chính phủ nên có chính sách phát triển cơng nghệ để tạo ra máy móc sản xuất nơng nghiệp với giá thành thấp, tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo ở nơng thơn có khả năng mua sắm máy móc, thực hiện chuyển đổi ngành nghề và thốt nghèo.

Diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu người tăng có khả năng giúp cho hộ gia đình ở nơng thơn thốt nghèo. Tuy nhiên, trong vịng 12 năm từ năm 2000 - 2012 diện tích đất nơng nghiệp ở các vùng đồng bằng châu thổ giảm đáng kể trong khi đó dân số tại các vùng này lại liên tục gia tăng làm cho diện tích đất nơng nghiệp bình quân đầu người giảm xuống (Nguyễn Hồng Quang và Lương Thùy Dương, 2013). Vì vậy, để tăng diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người hoặc ít nhất khơng tiếp tục giảm chính quyền địa phương cần thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nơng nghiệp sang các mục đích phi nơng nghiệp nhất là diện tích đất trồng lúa, đồng thời khuyến khích nơng dân khai hoang mở rộng diện tích đất nơng nghiệp.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo chưa giúp cho hộ gia đình ở nơng thơn thoát nghèo. Kết quả này nhiều khả năng do chính bản thân chính sách này chưa hoạt động tốt hoặc có thể do hộ gia đình sử dụng nguồn vốn khơng hiệu quả. Vì vậy một số gợi ý chính sách có thể là: thứ nhất, thiết kế chính sách tín dụng cho hộ nghèo cần cụ thể hơn về đối tượng vay, số được vay, thời gian vay…, không cho vay đại trà, ưu tiên hộ gia đình có kế hoạch sản xuất ni trồng phù hợp vì nguồn vốn cho vay ít sẽ khó đầu tư vào kinh doanh sản xuất và thời gian cho vay đủ dài để hộ gia đình thu hồi vốn và trả nợ gốc nợ lãi, đồng thời cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho những nhân viên xét duyệt cho vay; thứ hai, chính sách tín dụng ưu đãi nên kết hợp với khuyến nông nhằm định hướng cho nông dân sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương; thứ ba, nâng cao nhận thức của nơng dân về việc sử dụng đúng mục đích nguồn vốn tín dụng mà hộ gia đình được hưởng ưu đãi để tránh việc sử dụng vốn vay tùy tiện vào chi tiêu của hộ hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Khả năng thốt nghèo của hộ gia đình sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc thấp hơn hộ gia đình ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Chính phủ nên có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về động thái nghèo của hộ gia đình theo từng vùng miền để từ đó đưa ra chính sách xóa đói giảm nghèo cụ thể hơn. Ngoài ra, ngân sách dành cho các chương trình xóa đói giảm nghèo nên ưu tiên dành cho vùng

nơng thơn trung du và miền núi phía Bắc. Chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình đang được triển khai ở Việt Nam hiện nay là Chương trình 135 và nguyên tắc phân bổ ngân sách trung ương cho các tỉnh của chương trình này là dựa trên cơ sở định mức vốn bình qn của xã, thơn đặc biệt khó khăn nằm trong danh sách phê duyệt của chính phủ1. Từ đó cho thấy hộ gia đình nghèo ở vùng trung du và miền núi phía Bắc và hộ gia đình ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long nhận được hỗ trợ như nhau mặc dù hộ gia đình ở vùng trung du và miền núi phía Bắc ít có khả năng thốt nghèo hơn. Vì vậy, ngân sách cấp cho các tỉnh cần tính đến trọng số theo mức độ khó khăn của vùng miền nhằm ưu tiên hỗ trợ cho hộ gia đình sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc thốt nghèo.

Trên đây là một số đề xuất về mặt chính sách của người nghiên cứu với mong muốn giúp các hộ gia đình ở nơng thơn thoát nghèo từ kết quả nghiên cứu được. Chắc chắn những giải pháp này chưa thể tồn diện và cần có sự tham gia của những nhà hoạch định chính sách để có thể thiết kế chính sách giảm nghèo hiệu quả và toàn diện nhất.

5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu này còn gặp một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, những nhân tố tác động đến thốt nghèo của hộ gia đình ở nơng thơn là những nhân tố được chọn lựa mang tính chủ quan mà tác giả tìm hiểu được, nó chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố giúp cho hộ gia đình thốt nghèo. Đồng thời do sự hạn chế của bộ dữ liệu nghiên cứu nên còn nhiều nhân tố có khả năng tác động đến thốt nghèo của hộ gia đình chưa được khai thác, chẳng hạn vốn xã hội của hộ gia đình và cá nhân.

Thứ hai, bài nghiên cứu chỉ phân tích sự thốt nghèo của hộ gia đình trong hai năm 2006-2008. Như vậy sẽ không đầy đủ vì có thể có những hộ gia đình chỉ thốt

1 Theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC-BXD ngày 18/11/2013 của

Ủy ban dân tộc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng

nghèo tạm thời sau đó lại tái nghèo. Mục tiêu xa hơn của bài nghiên cứu là tìm ra những nhân tố có khả năng tác động đến sự thoát nghèo bền vững của hộ gia đình. Thứ ba, dữ liệu nghiên cứu tác giả chỉ sử dụng duy nhất bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê và bộ dữ liệu được khảo sát trong năm 2006 và 2008 trong khi đến thời điểm hiện tại bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình 2012 đã được cơng bố.

Cuối cùng, bài nghiên cứu chưa phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục và sức khỏe của cá nhân với khả năng thoát nghèo của người đó. Đây là một khía cạnh nghiên cứu hấp dẫn vì chúng ta khơng biết một cá nhân nghèo đói là do họ thiếu học và sức khỏe kém không thể lao động kiếm thu nhập cải thiện cuộc sống hay do nghèo đói mà cá nhân này khơng được đi học dẫn đến khơng thể tìm được việc làm tốt và do nghèo nên không được sống trong môi trường tốt dẫn đến bệnh tật triền miên. Từ đó đưa đến một hướng nghiên cứu mới trong tương lai để có thể hiểu sâu thêm về những cơ chế dẫn đến sự thốt nghèo bền vững của hộ gia đình ở nông thôn.

[1]. Andersson M. et al., 2006. Determinants of poverty in Lao PDR. Country

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình ở nông thôn việt nam (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)