CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.3 Đánh hiệu quả về sử dụng đất, kinh tế, môi trường của phương án quy hoạch đến
3.3.1 Hiệu quả về sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất trong thời kì quy hoạch 2011 – 2020 phát triển theo xu hướng tăng diện tích phi nơng nghiệp, giảm diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng, hướng tới cải tạo sử dụng triệt để đất chưa sử dụng sang các loại đất khác. Đây là phương hướng phù hợp với xu thế đơ thị hóa của huyện nói riêng và cả nước nói chung, ngồi ra việc tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tăng năng suất.
- Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu sử dụng đất, năm 2020 đạt 28.362,91 ha chiếm 79,92% so với tổng diện tích của tồn huyện, mặc dù
40
đã giảm 1.620,68 ha so với năm 2011, nông nghiệp vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động tại khu vực nông thôn.
Bảng 3.8: Biến động các loại đất nông nghiệp trước và sau quy hoạch
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2020 Tăng (+),
giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nơng nghiệp 29.983,59 100,00 28.362,91 100,00 -1.620,68 Đất trồng lúa 21.824,43 72,79 21.365,93 75,33 -458,50 Đất trồng cây lâu năm 2.118,74 7,07 978,16 3,45 -1.140,58 Đất rừng phòng hộ 4.769,45 15,91 3.911,25 13,79 -858,20
Đất rừng đặc dụng 701,31 2,34 1.089,51 3,84 388,20
Đất rừng sản xuất 168,18 0,56 688,02 2,43 519,84
Đất nuôi trồng thuỷ sản 52,82 0,18 55,82 0,20 3,00
Nguồn: Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020
Diện tích đất nông nghiệp giảm là do sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiệu quả từ đất phi nơng nghiệp cao hơn từ đất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hình thành các khu cơng nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các cụm, tuyến dân cư tập trung, yêu cầu sử dụng đất sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và nhu cầu sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Đất nơng nghiệp được chuyển bao gồm đất trồng lúa, đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm. Qua bảng 3.8 cho thấy các loại đất này đều giảm đến năm 2020, giảm mạnh nhất là đất trồng cây lâu năm giảm 1.140,58 ha, kế đến là đất rừng phòng hộ giảm 858,20 ha và đất trồng lúa nước giảm ít nhất, giảm 458,50 ha, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đất nông nghiệp, chiếm đến 75,33% so với tổng diện tích đất nơng nghiệp. Chuyển 982,2 ha diện tích đất nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp, trong đó chuyển đất lúa nước 204,42 ha, đất trồng cây lâu năm 704,84 ha.
Ngồi ra trong nội bộ đất nơng nghiệp, đất chuyên trồng lúa nước được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, làm tăng diện tích đất ni trồng thủy sản lên 55,82 ha năm 2020, tăng 3 ha so với năm 2011. Bên cạnh đó, diện tích đất nơng nghiệp được tăng thêm
41
519,84 ha từ đất chưa sử dụng chuyển sang mục đích lâm nghiệp.
Tổng diện tích gieo trồng tồn huyện năm 2011 đạt 44.473 ha, và năm 2012 đạt 45.105 ha tăng 632 ha so với năm 2011.Nổi bật nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là cây lúa ( cây trồng chính của huyện) năm 2012 diện tích gieo trồng đạt 41.826 tăng mạnh 2.636 ha so với năm 2011. Điều đáng chú ý, huyện đã mở mới diện tích sản xuất lúa thu đơng 1.530 ha, nâng tổng diện tích sản xuất lúa vụ 3 lên 4.474 ha nhờ vào việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, khai thác hiệu quả sử dụng đất, được thể hiện qua bảng 3.9:
Bảng 3.9 Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2011, 2012 đối với đất lúa
Nội dung 2011 2012
Lúa (ha) 39.190 41.826
1. Vụ đông xuân (ha) 15.254 16.415
2. Vụ Hè Thu (ha) 15.779 16.133
3. Vụ Thu Đông (ha)
- Lúa vụ 3 (đê bao khép kín) - Lúa vụ 3 (vùng cao)
3.150 4.400
3.930 470
4. Vụ mùa (ruộng trên) (ha) 5.007 4.878
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tịnh Biên
Ngồi ra cơng tác thâm canh, tăng vụ được tăng cường thực hiện nhằm mục đích tăng diện tích đất canh tác và diện tích gieo trồng của huyện, năm 2011 đạt 2,01 lần và năm 2012 đạt 2,034 lần ( tăng 0,024 lần so với năm 2011). Qua bảng số liệu 3.10 cho thấy hệ số sử dụng đất của huyện có xu hướng ngày càng tăng, công tác tăng vụ, luân canh của huyện ngày càng được đẩy mạnh, tận dụng tối đa, cải tạo diện tích đất chưa sử dụng, và đất sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp vào các mơ hình sản xuất có giá trị kinh tế cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất của huyện đang đi theo đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của huyện, cũng như sự phát triển chung của cả nước. Hướng tới mục tiêu năm 2020 hệ số sử dụng đất tăng gấp đôi năm 2010, tăng từ 1,87 lần lên 3,74 lần.
42
Bảng 3.10 Hệ số sử dụng đất nông nghiệp năm 2011, 2012 và đến năm 2020
Nội dung 2011 2012 2020
Hệ số sử dụng đất ( lần) 2,01 2,034 3,74
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tịnh Biên
Như vậy, nhìn chung các loại đất chính trong nhóm đất nơng nghiệp đều có sự biến động, giảm sang các mục đích chuyên dùng với số lượng lớn, diện tích bù đắp trở lại từ việc khai thác cải tạo quỹ đất chưa sử dụng ít, chỉ tập trung phát triển vào đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sản xuất nơng nghiệp theo phương án quy hoạch đã góp phần tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh ổn định, ưu tiên cho các loại hình sản xuất chiếm ưu thế đảm bảo mục tiêu giữ vững an toàn lương thực, đẩy mạnh sản xuất hàng hố nơng sản, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như các chỉ tiêu phát triển của ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân.
- Đất phi nông nghiệp:
Quy hoạch đất phi nông nghiệp được thể hiện qua bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11 Biến động các loại đất phi nông nghiệp trước và sau quy hoạch
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2020 Tăng, giảm
so hiện trạng (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất phi nông nghiệp 4.904,31 100 7.126,18 100 2.221,87 Đất xây dựng TSCQ, CTSN 42,76 0,87 135,88 1,91 93,12
Đất quốc phòng 585,49 11,94 941 13,20 355,51
Đất an ninh 0,92 0,02 6,72 0,09 5,80
Đất khu công nghiệp 52,90 1,08 58 0,81 5,10
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 173,16 3,53 507,76 7,13 334,60 Đất có mục đích cơng cộng 2.344,16 47,80 3.154,21 44,26 810,05
Đất sản xuất VLXD gốm sứ 74,45 1,52 74,45 1,04 -
Đất cho hoạt động khoáng sản - - 91,35 1,28 91,35
43
Đất xử lý, chôn lấp CTNH 4,09 0,08 12,53 0,18 8,44
Đất đô thị 266,60 5,44 502,58 7,05 235,89
Đất ở nông thôn 1.178,65 24,03 1.265,67 17,76 87,02
Nguồn: Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020
Qua bảng 3.11 ta thấy đến năm 2020, tồn huyện có 7.126,18 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 20,08% diện tích tự nhiên, tăng 2.221,87 ha so với năm 2011. Diện tích đất phi nơng nghiệp tăng lên một phần được chuyển từ đất nông nghiệp (2.140,52 ha), phần khác diện tích tăng lên từ việc cải tạo sử dụng đất chưa sử dụng mà mục đích chủ yếu là chuyển sang đất cho hoạt động khống sản.
Nhìn chung hầu hết các loại đất phi nông nghiệp điều tăng lên đến năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là đất cho mục đích cơng cơng đạt 3.154,21, chiếm 44,26% trong cơ cấu đất phi nơng nghiệp, kế đến là đất quốc phịng tăng 355,51 ha so với 2011, đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 334,60 ha so với năm 2011. Diện tích đất quốc phịng tăng trong kỳ quy hoạch là do chuyển từ các loại đất như: cây lâu năm, đất lúa. Việc tăng diện tích đất quốc phịng thật sự rất cần thiết vì huyện Tịnh Biên là một huyện biên giới, có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia cũng như là một trong những khu vực hậu cần quan trọng cho ngành quốc phòng. Huyện vốn đặc thù có diện tích quốc phịng, an ninh khá cao (chiếm 1,65% tổng diện tích tự nhiên của huyện và 73,07% tổng diện tích quốc phịng, an ninh của tỉnh An Giang năm 2011). Đối với đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đây được định hướng là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện, phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, đầu tư phát triển các khu thương mại lớn, khu du lịch, các khu trung tâm xã ở từng địa phương
Trong khi đó, diện tích đất vật liệu xây dựng gốm sứ khơng thay đổi, diện tích đạt 74,55 ha, chiếm chỉ 1,04 % trong cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Hoạt động khai thác khoáng sản dừng lại ở mức đáp ứng các nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trong huyện. Khai thác tài nguyên khoáng sản phải kết hợp với bảo vệ mơi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác
Tỷ lệ đất ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng đất ở của huyện, năm 2011 diện tích đạt 1.178,65 ha, chiếm 81,55% diện tích đất ở, bình qn khoảng 135,71 m2/người (cao hơn so với định mức 100 m2/người). Trong khi đó, đất ở đơ thị thì chỉ chiếm 18,45% diện tích đất ở, bình qn đất ở đơ thị khoảng 77,74 m2/ người (cao hơn so
44
với định mức theo quy chuẩn là từ 60 m2/người trở lên). Theo phương án quy hoạch giai đoạn 2011-2020 của huyện, xác định chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở theo phù hợp với xu hướng đơ thị hóa, chuyển đổi đất ở sang đất chuyên dùng 36,981 ha, đất ở nông thôn chuyển sang đất ở đô thị 130,47 ha đến năm 2020. Năm 2020, đất ở nông thôn tăng thêm 235,89 ha, lấy vào đất nông nghiệp (đất trồng lúa 33,67 ha), đồng thời đất ở nông thơn cũng giảm 130,75 ha (trong đó có 130,47 ha chuyển sang đất ở đô thị do xã An Hảo phát triển thành thị trấn). Diện tích đất ở đơ thị tăng thêm trong kỳ quy hoạch là 235,89 ha, lấy từ đất nông nghiệp 105,42 ha, đất ở nông thôn 130,47 ha. Việc chuyển đổi như thế làm tăng tỷ lệ đơ thị hóa của huyện, nhiều dự án và cơng trình lớn được đầu tư và xây dựng góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Đất chưa sử dụng: Qua bảng 3.12 cho thấy, đến năm 2020, huyện đưa vào khai thác toàn bộ 601,19 ha đất chưa sử dụng vào các mục đích: phi nơng nghiệp (81,35 ha), nơng nghiệp (519,84 ha ). Mục đích phi nơng nghiệp chủ yếu là khai thác khống sản (đá làm vật liệu xây dựng từ đất núi đá khơng có rừng cây), cịn mục đích nơng nghiệp chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất. Đối với đất bằng chưa sử dụng sau khi hồn thành cơng tác phân giới, cắm mốc trên địa bàn An Giang quỹ đất này sẽ được đưa vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện tuyến đường tuần tra biên giới. Qua đó cho thấy huyện tích cực trong cơng tác khai thác, cải tạo loại đất này đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nơng nghiệp, phát triển lâm nghiệp cũng như đáp ứng cho các mục đích phi nơng nghiệp, góp phần tăng khả năng sinh lợi của đất trên địa bàn huyện, đưa đất đai vào sử dụng triệt để và ngày càng hiệu quả hơn.
Bảng 3.12: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đến năm 2020
STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)
1 Đất nông nghiệp 519,84
1.1 Đất rừng sản xuất 519,84
2 Đất phi nông nghiệp 81,35
2.1 Đất khai thác khoáng sản 81,35
Nguồn: Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020