Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn ngành quản lý đất đai đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai tại huyện tịnh biên, tỉnh an giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.3 Đánh hiệu quả về sử dụng đất, kinh tế, môi trường của phương án quy hoạch đến

3.3.2 Hiệu quả về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế

Năm 2011 là năm khởi đầu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2011- 2015,) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng cao và bền vững cho cả

45

giai đoạn. Dù thuộc khu vực đồi núi và giáp biên giới của tỉnh An Giang với nền kinh tế thiên về nông nghiệp tuy nhiên tồn huyện đã tích cực phấn đấu để đạt được tốc độ tăng trưởng cao (năm 2012 đạt 13,56%), đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, từng bước đưa huyện Tịnh Biên là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển mạnh của tỉnh. Mức tăng trưởng cụ thể của 3 khu vực qua các năm được thể hiện qua bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Tăng trưởng kinh tế năm 2011, 2012 và đến năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2020

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 14,07 13,56 17,90

Nông - lâm - thuỷ sản(%) 5,65 4,73 3,5

Công nghiệp - xây dựng (%) 17,92 12,63 21,27

Dịch vụ (%) 18,64 18,69 20,87

2. Thu nhập GDP bình quân đầu người (Triệu đồng)

22,84 25,32 99,07

Nguồn: UBND huyện Tịnh Biên

Qua bảng 3.13 cho thấy các khu vực kinh tế của huyện đều có tốc độ tăng trường khá. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng chung đạt 13,56%, tuy giảm 0,51% so với năm 2011 nhưng vẫn chiếm ở mức khá. Khu vực cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trường khá cao, hai lĩnh vực này được xác định là mũi nhọn của nền kinh tế huyện đến năm 2020. Cụ thể tăng mạnh nhất vẫn là dịch vụ, năm 2012 tăng 18,69%, kế đến là công nghiệp – xây dựng tăng 12,63 % và tăng ít nhất là nơng- lâm – thủy sản, tăng 4,73%. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có tăng nhưng do tình hình đầu tư vào các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn chưa đồng bộ nên đến năm 2012 giảm 5,29 % so với năm 2011.Sự tăng trưởng kinh tế góp phần làm tăng thu nhập bình qn đầu người của huyện. Năm 2012 đạt 25,32 triệu đồng/người tăng 2,48 triệu đồng/ người so với năm 2011, trong khi đó tồn tỉnh trung bình đạt 10,38 triệu đồng/người/năm, điều này cho thấy huyện đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Năm 2020 phấn đấu đạt 99,07 triệu đồng/ người/ năm góp phần nâng cao đời sống người dân. Để đảm bảo cho GDP/người tăng cao thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tịnh Biên cũng phải tăng cao tương ứng nhằm thu hẹp dần khoảng cách về sự phát triển kinh tế, dần vượt lên so với mức độ trung bình của cả tỉnh, phấn đấu tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt 17,90%, trong đó phấn đấu phát triển mạnh lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng (tăng 21,27%) và dịch vụ (tăng 20,87%).

46 b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 của huyện vẫn theo xu thế chung của cả nước, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản được thể hiện qua bảng 3.14:

Bảng 3.14: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2020 Tăng (+)

Giảm (-) Cơ cấu kinh tế

- Nông - lâm - thuỷ sản (%) 37,39 13,04 -24,35

- Công nghiệp - xây dựng (%) 14,35 18,96 4,61

- Dịch vụ (%) 48,26 68,00 19,74

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XH huyện Tịnh Biên đến năm 2020

Cụ thể qua bảng 3.14, ta thấy huyện chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, năm 2020 chiếm tỷ trong cao nhất, chiếm đến 68%, tăng 19,74%; tiếp đến là công nghiệp – xây dựng đạt 18,96% tăng 4,61%, trong khi đó khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất đạt 13,04%, giảm mạnh so với 2011, giảm tới 24,35%. Huyện lâu nay vốn dĩ là một huyện nơng nghiệp với diện tích đất nơng nghiệp lớn cũng như vẫn còn là một huyện miền núi nghèo, việc giảm mạnh tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản nhận thấy khó thực hiện và cần nhiều thời gian hơn nữa. Mặc dù vậy cũng khơng thề phủ nhận lợi ích đem lại từ cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Sự phát triển này không phải là sự phát triển chỉ thiên về một mặt là nền nơng nghiệp mà nó gắn liền với ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản đồng thời phát triển khối ngành dịch vụ với mũi nhọn là thương mại với các nước lân cận và du lịch sinh thái

Huyện Tịnh Biên tuy là huyện miền núi, nhưng cũng rất thích hợp với nhiều loại cây trồng và kiểu sử dụng khác nhau:

- Khu vực đồi núi: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực này chủ yếu là rừng và cây lâu năm tập trung với các loại cây lấy gỗ như: dầu, sao, giáng hương, dó bầu,… và các loại cây ăn quả như xồi, mít,…

- Khu vực đồng bằng cao ven chân núi: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực này chủ yếu là lúa nương, chỉ trồng được 1 vụ lúa Hè Thu sớm hoặc lúa mùa và không chịu ảnh hưởng ngập lũ hàng năm. Hiện tại, có khoảng 8 trạm bơm phục vụ sản xuất, tuy nhiên năng lực phục vụ chỉ khoảng 4.000 ha. Ngoài hệ thống trạm bơm ra, vùng này khơng có kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nên việc sản xuất vào mùa khô cịn gặp nhiều khó khăn

47

do thiếu nước tưới. Một số khu vực được bơm tưới có thể áp dụng lúa xen màu với 1 vụ màu ngắn ngày như: đậu xanh, đậu nành, đậu phộng… và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tại khu vực này canh tác lúa mùa 1 vụ năng suất đạt trung bình 4,9 tấn/ ha, sản lượng đạt 20.073 tấn, khi có chủ trương chuyển dịch cớ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế cao, cũng như đầu tư trạm bơm nước thì huyện đã tìm ra được nhiều hệ thống canh tác bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với điều kiện địa hình, có lợi nhuận cao hơn so với lúa 1 vụ. Điển hình mơ hình Lúa – động phộng, năm 2011 năng suất đạt 6,6 tấn/ha và lúa - đậu xanh năng suất đạt 5,7 tấn/ha góp phần tăng thu nhập cho người dân, thể hiện qua hình 3.1:

Nguồn: Phịng NN&PTNT huyện Tịnh Biên, 2011

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh năng suất giữa các kiểu dụng đất tại khu vực đồng bằng cao ven chân núi năm 2011 huyện Tịnh Biên

- Đối với khu vực đồng bằng: chủ yếu canh tác lúa 2 vụ (ĐX-HT) do hệ thống hạ tầng thủy lợi của khu vực này được đầu tư khá đồng bộ. Ở một số địa phương trong khu vực này có thể thích nghi với mơ hình sản xuất 3 vụ do có thể tận dụng hệ thống đê bao hiện hữu như: Tiểu vùng kênh Năm xã thuộc xã An Nông, hai tiểu vùng được giới hạn bởi kênh Văn Râu xã Văn Giáo đến kênh Đường Trâu xã Vĩnh Trung, tiểu vùng thuộc bờ Tây kênh Trà Sư khu vực xã Nhơn Hưng,…. Hiện nay, các nông hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng vụ. Ngồi tăng lên lúa 3 vụ có thể áp dụng thêm lúa xen màu với

0 1 2 3 4 5 6 7 8

1 vụ lúa lúa - đậu phộng lúa - đậu xanh

Năn g su ất (tấn /h a) Kiểu sử dụng 4,8 7,2 5,7

48

các loại đậu như: đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, mè đen hoặc luân canh với cây dưa hấu. Năng suất của các kiểu sử dụng đất tại khu vực này được thể hiện qua hình 3.2:

Nguồn: Phịng NN&PTNT huyện Tịnh Biên, 2011

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh năng suất giữa các kiểu dụng đất tại khu vực đồng bằng năm 2011 huyện Tịnh Biên

Qua hình 3.2 cho thấy hiệu quả kinh tế của các mơ hình chuyển đổi cao hơn so với mơ hình phổ biến ở địa phương, năng suất mơ hình Lúa – dưa hấu đạt 15,1 tấn/ha cao hơn 2 tấn so với lúa 2 vụ, mơ hình Lúa ĐX- Đậu nành XH – Lúa HT năm 2011 đạt 19,3 tấn/ha cao hơn 6,2 tấn so với mơ hình lúa 2 vụ, trồng đâu nành nơng dân có thể thu lợi trên 15,6 triệu đồng/ha, so với cây lúa lợi nhuận trồng đậu nành cao hơn khoảng 3 triệu đồng/ha. Khu vực nơng – lâm – thủy sản có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng những ngành hiệu quả kinh tế cao hơn đến năm 2020. Cụ thể qua bảng 3.15 ta thấy, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 82,73% (vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất), thuỷ sản chiếm 12,97%, lâm nghiệp 4,30%. Theo đó, nơng nghiệp giảm từ 95,14 % năm 2011 xuống còn 82,74 % năm 2020; lâm nghiệp tăng từ 1,87 % năm 2011 lên 4,3 % năm 2020; thủy sản tăng từ 2,99 % năm 2011 lên 12,97 % năm 2020. Giá trị sản xuất năm 2020 đạt 5.003,90 tỷ đồng tăng 3.342,2 tỷ đồng so với năm 2011.

0 5 10 15 20 25

2 Lúa (ĐX-HT) Lúa ĐX- đậu nành - Lúa HT

Lúa - dưa hấu

Năn g su ất (tấn /h a) Kiểu sử dụng 13,1 15,1 19,3

49

Bảng 3.15: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản thời kỳ 2011-2020

Nội dung 2011 2020 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng 1.660,70 5.003,90 Nông nghiệp 1.580,00 95,14 4.140,00 82,73 Lâm nghiệp 31,00 1,87 215,00 4,30 Thủy sản 49,70 2,99 648,90 12,97

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XH huyện Tịnh Biên đến năm 2020 - Về sản xuất nơng nghiệp: tiếp tục giảm dần diện tích lúa canh tác kém hiệu quả, năng suất thấp để sử dụng cho các mục đích cơng cộng, xây dựng khu kinh tế, khu thương mại... cụ thể từ 24.289 ha năm 2011 xuống khoảng 22.891 ha năm 2020. Ứng dụng khoa học công nghệ nhất vào sản xuất giống lúa chất lượng cao, nhân rộng mơ hình “1 phải 5 giảm”. Nâng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp lên 140 triệu đồng, tăng 75 triệu đồng so với năm 2011. Phương án quy hoạch chuyển đổi cây trồng tương đối phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện.

Một số cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện

Thuốc lá: Ngồi vụ lúa chính trong năm, hầu hết diện tích đất ruộng trên, bà con đều bỏ

không, do thiếu nước tưới. Định hướng quy hoạch sử dụng đất chuyển đổi kiểu sử dụng đất để sử dụng triệt để tối đa nguồn quỹ đất của huyện, từ kiểu sử dụng chuyên lúa chuyển đổi sang lúa- thuốc lá. Cây thuốc lá rất dễ trồng và khá thích hợp với vùng đất núi khơ cằn. Sau hơn 3 tháng, có thể thu hoạch lá dần dần, năng suất khoảng 170kg lá khô/ha, giá trung bình 25.000 đồng/kg, trừ chi phí lời gần 20 triệu đồng, ngoài ra thuốc lá còn trồng xen canh với với số cây khác: đậu phộng, đậu xanh...cũng cho năng suất cao.

Xoài: Năng suất 2012 đạt 200-300kg/cây, bán với giá trung bình từ 8.000- 12.000

đồng/kg. Xồi cát Hịa Lộc, xoài ghép bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao, bán với giá 15.000 đồng/kg, trừ chi phí, đạt lợi nhuận trung bình 12-18 triệu đồng.

Cây dược liệu: Với lợi thế núi rừng, huyện Tịnh Biên từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất thuận

lợi cho nhiều loài dược liệu phát triển, năm 2012 diện tích đạt 30 ha. Một số cây dược liệu chính: nghệ xà cừ, gấc…

50

Khoai mì và củ sắn

Bảng 3.16 Hiệu quả kinh tế đối với 2 loại cây trồng: củ sắn và khoai mì năm 2011

Đvt:1000đ/ha Củ sắn Khoai mì Doanh thu Chi phí - Vật tư - Lao động Lợi nhuận Lãi/vốn Lãi/ vật tư Lãi/lao động 50.400 10.860 9.593 1.267 39.540 3,64 4,12 31,21 11.834 3.780 2.650 1.130 8.054 2,13 3,04 7,13

Nguồn: Nguyễn Văn Minh, 2011

Qua bảng 3.16 ta thấy, củ sắn có lợi nhuận rất cao, lợi nhuận đạt 39.540.000 đồng/ha, chi phi thấp, do đặc tính sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng núi, nên cây sắn phát triển tốt, chất lượng cao. Thêm vào đó, nơng dân sử dụng giống mới có chất lượng và sản phẩm khơng bị chẻ khía nên rất được thị trường ưa chuộng, năng suất năm 2011 đạt rất cao 335,24 tạ/ha.

Cây khoai mì là cây có hiểu quả kinh tế tuy khơng cao, nhưng có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn so với lúa một vụ, tuy nhiên cây khoai mì trồng ở những nơi đất có độ dốc lớn và đất xấu khơng thể trồng những cây khác được và chi phí sản xuất thấp, đặc biệt là chi phí lao động rất thấp, điều này nói lên tính chất phù hợp bản địa và khơng thể thay thế của cây khoai mì.

Ngồi ra những mơ hình canh tác mới được áp dụng tại huyện và đem lại hiệu quả kinh tế cao như hoa sen, đây là cây trồng mới được áp dụng cho huyện từ đầu thời kì quy hoạch 2011, diện tích đạt 3 ha, sản lượng đạt 8 tấn, năng suất đạt 26,67 tạ/ha

- Về lâm nghiệp: Qua bảng 3.15 thấy giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) tăng từ 31 tỷ năm 2011 lên 215 tỷ năm 2020, tăng 184 tỷ so với năm 2011, cho thấy giá trị rất lớn. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, làm tăng diện tích đất lâm nghiệp, đến năm 2020 tăng 908,04 ha, trong

51

đó diện tích rừng phịng hộ giảm, chủ yếu chuyển sang trồng rừng kinh tế, lợi nhuận thu được từ việc bán rừng kinh tế là khá cao 40 – 55 triệu đồng/ha, nên việc chuyển đổi hết sức phù hợp góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng tại các xã. Ngồi ra cịn chuyển sang rừng đặc dụng một phần nhằm bảo tồn thiên nhiên phần khác nhằm thu lợi nhuận từ khu du lịch sinh thái.

- Về thuỷ sản: trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. Giá trị sản xuất từ 49,7 tỷ năm 2011 tăng lên 648,9 tỷ năm 2020, tăng mạnh đến 599,3 tỷ đồng được thể hiện qua bảng 3.15, một con số rất lớn góp phần làm tăng hiệu nền kinh tế của huyện, cũng như giải quyết việc làm ổn định cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập cho lao động. Tuy đây không phải là thế mạnh của huyện, cùng với sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhưng huyện đang tập trung đưa thủy sản là ngành mũi nhọn của huyện vì hiệu quả kinh tế từ thủy sản rất lớn, gia tăng thủy sản cũng là chiến lược phát triển chung của cả nước, huyện hạn chế dần đến năm 2020 sẽ chấm dứt việc nuôi cá lồng bè để ổn định sản xuất.

Một số mơ hình ni thủy sản đang phổ biến có thể áp dụng cho nuôi trồng thủy sản của huyện Tịnh Biên như: mơ hình ni cá lóc, mơ hình ni lươn trong bể lót bạt, mơ hình ni cá nàng hai, ni ếch Thái Lan…. Đây là những loại mơ hình ni phổ biến đạt năng suất cao, có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư vốn của chủ hộ.

- Đối với việc bố trí đất ở phục vụ mục tiêu phát triển nơng thơn, đơ thị: Theo đó đất ở nông thôn tăng 87 ha (tăng thấp do đất ở nông thôn chuyển sang đất ở đô thị), đạt 1.266 ha vào năm 2020 chiếm 17,76% trong cơ cấu đất phi nông nghiệp. Đất ở đô thị tăng gần 400 ha phục vụ cho khoảng 67 ngàn dân số đô thị với chỉ số sử dụng đất khoảng 33,43 m2/người, tỷ lệ đô thị hố đạt 43,23% đến năm 2020, với định hướng hình thành trục đơ thị dọc theo quốc lộ 91, quốc lộ N1 và tỉnh lộ 948, huyện Tịnh Biên sẽ có mạng lưới đơ thị gồm: 2 đơ thị trung tâm là thị trấn Tịnh Biên và thị trấn An Hảo, 2 đô thị mạng lưới là thị trấn Chi Lăng và thị trấn Nhà Bàng. Tỷ lệ đơ thị hóa cao góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố

Một phần của tài liệu luận văn ngành quản lý đất đai đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai tại huyện tịnh biên, tỉnh an giang giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)