Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Sai số và hạn chế sai số trong nghiên cứu
2.6.1. Sai số
- Sai số đo lường có thể xuất hiện do bộ công cụ và phương pháp khám
lâm sàng khơng thống nhất giữa nghiên cứu sinh và nhóm can thiệp.
- Sai số nhớ lại: Đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên trí nhớ và khả năng
tập trung có thể khơng cao, sai số nhớ lại do một số đối tượng nghiên cứu nghe không rõ câu hỏi của cán bộ y tế và nhớ chưa chính xác các sự kiện đã diễn ra để trả lời chính xác.
2.6.2. Biện pháp hạn chế sai số
- Chuẩn hoá bộ dụng cụ khám, thống nhất phương pháp khám lâm sàng,
ghi bệnh án, ký hiệu sử dụng được thống nhất cho tất cả bác sĩ bao gồm
nghiên cứu sinhvà nhóm can thiệp.
- Thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu ngắn gọn, logic dùng từ dễ hiểu và
thử nghiệm cẩn thận trước khi đưa vào điều tra chính thức để đối tượng nghiên cứu không hiểu sai ý của câu hỏi phỏng vấn.
- Tập huấn điều tra viên cẩn thận về phương pháp và kỹ năng phỏng vấn, thăm khám cho trẻ em.
- Trong khi khám có 5-10% các mẫu được khám lại bởi cùng một người khám và bởi một người khác để đánh giá độ tin cậy trên cùng người khám và
giữa những người khám khác nhau, phiếu khám được ghi lại như bình thường.
Sau đó lập bảng tính chỉ số Kappa và so sánh với phân loại chuẩn [93]:
0,0 - <0,2 : không phù hợp, phù hợp rất ít. 0,2 - <0,4 : phù hợp nhẹ, phù hợp yếu.
0,4 - <0,6 : phù hợp mức trung bình, phù hợp vừa. 0,6 - <0,8 : phù hợp chặt chẽ.
Kết quả thu được: chỉ số Kappa = 0,8 đạt mức độ phù hợp chặt chẽ trong khám răng miệng.
- Đối với nghiên cứu thực nghiệm: đọc kết quả bởi chuyên gia. Mỗi mẫu
nghiên cứu đều có hai người đọc độc lập, nếu kết quả giống nhau, được ghi
nhận vào phiếu kết quả, nếu không giống nhau, cả hai đều phải đọc lại và mời
người thứ ba đọc để so sánh kết quả, ghi nhận kết quả nào có ít nhất hai người
giống nhau.